K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2023

- Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim dẫn tới suy tim nếu không được điều trị.

- Các triệu chứng của cơn thiếu máu cục bộ có thể tiến triển thành đột quỵ nếu không được điều trị: đột ngột yếu hoặc tê bì chân tay, nói lắp hoặc khó nói,...

- Xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.

Tham khảo!

Một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:

- Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ,…

- Tăng cường sức đề kháng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tiêm phòng vaccine, tập thể dục,…

- Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh như giữ vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng không khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh,…

- Giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi,…

Tham khảo!

- Nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi vì: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá cao và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục khí có tác dụng làm tăng nồng độ oxygen tan trong nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh.

Tham khảo!

- Khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt vì: Ếch và giun đất đều là những động vật trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thể (da). Do đó, bề mặt cơ thể của ếch và giun đất cần giữ được độ ẩm để không khí có thể khuếch tán dễ dàng. Nếu môi trường nuôi không đủ ẩm, bề mặt cơ thể của ếch và giun đất sẽ bị khô làm hạn chế quá trình trao đổi khí, đe dọa trực tiếp đến sự sống của ếch và giun đất.

Tham khảo!

- Ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có đến $7000$ hóa chất độc hại, trong đó, trong đó có $69$ chất gây ung thư. Khi hút thuốc lá, các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,…

- Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc lá mà còn gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Bởi vậy, việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới $16$ tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tham khảo!

- Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và khói thuốc đến hô hấp và sức khỏe con người: Khói thuốc lá chứa khoảng $7000$ hóa chất, trong đó có $69$ chất gây ung thư. Không khí bị ô nhiễm chứa các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc và các chất khí độc hại, bụi lớn nhỏ các loại,… Do đó, khói thuốc lá và không khí ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hô hấp như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,…

Tham khảo!

Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,…

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;…

2. Viêm mũi

Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính.

Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…

3. Viêm họng cấp

Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;…

5. Viêm phổi

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi.

Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;…

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ  lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị.

Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;…

Tham khảo!

• Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Người có $2$ lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc $→$ Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O2$ và $CO2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

• Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu $O_2$ đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu $O_2$ đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu $O_2$ từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O_2$ và $CO_2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.

- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

Tham khảo!

Hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả vì:

- Cá xương có một đôi mang, mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang \(\rightarrow\) tạo ra diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương đảm bảo dòng máu trong mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài \(\rightarrow\) làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua phiến mang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang diễn ra nhịp nhàng \(\rightarrow\) làm cho dòng nước giàu $O_2$ đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng đảm bảo sự thông khí.

Tham khảo!

Sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ $O_2$ cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng vì:

- Hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể tạo ra bề mặt trao đổi khí rất lớn với tế bào, đồng thời, các nhánh nhỏ nhất (ống khí tận) tiếp xúc với bề mặt hầu hết các tế bào đảm bảo sự trao đổi khí $O_2$ và $CO_2$ với tế bào.

- Các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở. Lỗ thở có van đóng, mở điều tiết không khí ra, vào ống khí đảm bảo sự thông khí.