Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:
(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.
(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..
(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.
(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành
Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)
Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)
Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)
Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:
“Trời xanh càng rộng càng cao…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.
Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:
“Trời xanh càng rộng càng cao…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.
Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.