K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2024

Bài “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An viết theo thể thơ lục bát, gồm có 14 câu thơ. Mười câu thơ đầu nói về chùm cam ngọt trong vườn và hình ảnh người bà; bốn câu thơ cuối bài thể hiện lòng thương nhớ bà, biết ơn bà của con cháu. Bài thơ có hình tượng khá đẹp mang màu sắc tục ngữ ca dao.Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la. Các con các cháu ở xa, đi xa về, bà mong đợi, bà nhớ thương. Đã bước sang giêng hai rồi, nhưng chùm cam ngọt trong vườn, bà vẫn dành lại cho con cháu:

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa.

Chữ “dành”, chữ “chờ’' , chữ “phần” trong hai câu thơ 3, 4 tiếp theo đã nói lên thật cảm động đức thảo hiền của người bà kính yêu: “Quả ngon dành tận cuối mùa / Chờ con, phần cháu, bà chưa trảy vào”. Ai đã đọc tục ngữ ca dao chắc sẽ hiểu được tấm lòng đôn hậu và đức hy sinh mênh mông của ông bà, cha mẹ đối với con cháu: “Cái gì thơm ngon: dành con, phần cháu / Cái gì quý báu: dành cháu, phần con” (Tục ngữ).

Quả ngọt cuối mùa sao chống được thiên tai, chim chóc, chuột bọ? Đêm đêm ngày ngày, lòng bà ngổn ngang, lo lắng. Lúc “chống gậy ra trông”, lúc “nom đoài”, lúc “ngắm đông”. Ăn không ngon, ngủ không yên, bà trải qua nhiều thao thức băn khoăn: “Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn”.

Và hình như chùm cam ngọt cuối mùa cũng cảm thấy, cũng sẻ chia với lòng bà thơm thảo:

Quà vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

Những tiểu đối (4/4) trong phần đầu bài thơ, đặc biệt hình ảnh chùm cam ngọt và hình ảnh người bà là đẹp nhất, để lại trong tâm hồn người đọc bao ấn tượng sâu sắc, cảm động.

Hai tiếng cảm thán “Bà ơi!” cất lên trong phần hai bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” làm cho giọng thơ ngọt ngào, chứa chan ân tình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”, “lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà .(bà nội, bà ngoại) thật vô cùng thiết tha, mãnh liệt.

Một giọng thơ dịu ngọt cứ lan tỏa và rung động tâm hồn ta:

Bà ơi! thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu, tóc sương da mồi,
Bà như quả ngọt chín rồi,
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

“Quả ngọt cuối mùa” là một bài thơ đặc sắc. Giọng thơ ngọt ngào, điệu thơ tâm tình, hình tượng thơ mang màu sắc dân ca, ca dao. Đặc sắc nhất là cái tình đằm thắm và thiết tha, bao la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.

Xin mượn đoạn thơ sau đây, trích trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy để nói lên cảm nghĩ khi đọc bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con 
liệu mai sau các con còn nhớ chăng...

16 tháng 2 2024

hello

 

21 tháng 1 2024

đoàn kết, kết đoàn, kết nạp, nạp đoàn.

Chọn D. 4 từ 

21 tháng 1 2024

3 từ nhé:

Đoàn kết, kết nạp, kết đoàn

21 tháng 1 2024

D. Quê hương bản quán

21 tháng 1 2024

Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra?

a, Quê hương bản quán 

b, Quê cha đất tổ

c, Đất khách quê người

d, Nơi chôn rau cắt rốn

⇒ Giải thích:

Quê hương bản quán: nơi mình sinh trưởng nặng lòng nhớ về nơi mình sinh ra.

Quê cha đất tổ: quê hương, nơi tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời, về mặt có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.

Đất khách quê người: nơi xa quê hương không có người thân thích.

Nơi chôn rau cắt rốn: chỉ nơi sinh ra (ai đó) với tình cảm tha thiết.

Nên ta chọn C. Đất khách quê người không phải nơi con người sinh ra.

21 tháng 1 2024

1 từ 

21 tháng 1 2024

3 từ

21 tháng 1 2024

Đàn nguyệt