K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”? Bài đọc:       (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”?

Bài đọc:

      (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.

     (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.

    (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”.

(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73)​

0
5 tháng 5

Bạn muốn hỏi gì bạn nhỉ? Viết văn về chủ đề Người ta chỉ nên đọc sách khi cuộc sống đơn giản, nhàn hạ ạ?

4 tháng 5

MĐ: - Giới thiệu tên VB, tác giả + ấn tượng chung(nội dung chính)

       Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của NKĐ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về sự hi sinh của những người lính trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

TĐ:

-         Khổ thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người lính lên đường chiến đấu vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt: “Có một người lính/ Đi vào núi xanh/ Những năm máu lửa”. “Máu lửa” là cách nói hoán dụ gợi tả sự dữ dội, đau thương của chiến tranh. Các anh ra đi chiến đấu và đã không trở về: “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”.

-         Trong hình dung của nhà thơ, những người lính đó còn rất trẻ tuổi, chưa từng yêu, cà phê chưa uống, còn chơi những trò chơi của tuổi thơ hồn nhiên như thả diều... Họ sinh ra trong chiến tranh nên chưa được hưởng những niềm vui của tuổi trẻ thì đã dấn thân vào khói lửa theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

-         Chiến tranh thật đau thương, dữ dội, người lính đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc: “Một lần bom nổ / Khói đen rừng chiều / Anh thành ngọn lửa / Bạn bè mang theo”.

-         Cuộc chiến kết thúc, các anh không trở về mà ở lại với “Trường Sơn núi cũ”. Những người lính với ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, làn da sốt rét và cái cười hiền lành ấy ngồi lặng lẽ “dưới cội mai vàng”. Biện pháp liệt kê và cách nói giảm, nói tránh đã gợi lên trong lòng người đọc bao niềm thương cảm, xót xa. Thời gian trôi qua, những vết thương cũng đã lành nhưng sự hi sinh, mất mát đó vẫn “Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian”.

-         Trong suy nghĩ của nhà thơ, người lính đã hi sinh nhưng họ lại trở nên bất tử. Tên tuổi của họ vẫn rực rỡ, chói lòa. Tác giả sử dụng phép so sánh và nói quá trong hai câu thơ “Mắt như suối biếc / Vai đầy núi non” đã khắc sâu trong tâm trí người đọc vẻ đẹp trong sáng và tinh thần quả cảm của người lính.

-         Khép lại bài thơ là những lời chan chứa ân tình: “Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành / Theo chân người lính/ Về từ núi xanh…”. Bằng cách nói ẩn dụ qua những hình ảnh “tuổi xuân”, “ngày xuân ngọt lành”, nhà thơ đã khẳng định ý nghĩa của sự hi sinh. Các anh đã góp phần làm nên mùa xuân tươi đẹp của đất nước.

-         Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, chủ yếu gieo vần chân và vần cách, giọng điệu trầm lắng, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng.

KĐ: Tóm lại, qua bài “Đồng dao mùa xuân”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở chúng ta trong niềm vui của cuộc sống hòa bình cũng không bao giờ quên công ơn của những người đã sống và chiến đấu, đã hi sinh vì độc lập tự do.

4 tháng 5

bạn tk:

Tiêu đề: Người Nuôi Dưỡng Ước Mơ Tuổi Thơ Của Tôi

Trong cuộc đời, mỗi người đều có ít nhất một người đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng những ước mơ tuổi thơ của chúng ta. Đối với tôi, người ấy chính là bà nội - người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang trong mình một trái tim rộng lớn và tấm lòng dành riêng cho những ước mơ của tôi.

Khi tôi còn bé, bà nội thường kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích, những truyện thần thoại đầy màu sắc và kỳ diệu. Từ những câu chuyện đó, tôi hình dung ra những thế giới kỳ ảo, những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm trong tâm trí nhỏ bé của mình. Bà nội luôn khuyến khích tôi tin vào bản thân và mơ ước về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Ngoài ra, bà nội cũng là người luôn khích lệ tôi học hành chăm chỉ và phấn đấu để thực hiện những ước mơ của mình. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, bà vẫn luôn ủng hộ tôi, động viên và giúp đỡ mỗi khi tôi gặp khó khăn. Sự quan tâm và tình yêu thương của bà nội là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vượt qua mọi thách thức và tiến xa hơn trên con đường của ước mơ.

Ngày nay, khi tôi lớn lên, những ước mơ tuổi thơ dường như đã trở nên gần gũi hơn, và bà nội vẫn luôn là người dẫn dắt và động viên tôi tiếp tục theo đuổi chúng. Dù không còn ở bên cạnh tôi nữa, nhưng tình yêu và sự quan tâm của bà nội vẫn mãi mãi đọng lại trong trái tim tôi, là nguồn động viên vững chắc để tôi tiếp tục bước đi và thực hiện những ước mơ của mình.

Trong tâm trí của tôi, bà nội không chỉ là người nuôi dưỡng ước mơ tuổi thơ của tôi mà còn là một người hùng vĩ đại, người đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên con người và cuộc sống của tôi. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn và trân trọng tình cảm đặc biệt đó của bà nội.

#hoctot