K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực chính :

* Khu vực vùng núi :

- Vùng núi Đông Bắc :

+ Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

+ Hướng địa hình là hướng cánh cung.

- Vùng núi Tây Bắc :

+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

+ Là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc :

+ Nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

+ Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.

- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam :

+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.

+ Là các cao nguyên badan xếp tầng.

+ Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

* Khu vực đồng bằng :

Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn :

+ Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng từ 2 - 3m so với mực nước biển.

+ Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh.

⇒ Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ : Diện tích khoảng 15000 km2 và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

* Địa hình bờ biển và thềm lục địa :

- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ óng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

Bài này mik từng làm rùi nên h cop lại nhaaa

https://hoc24.vn/cau-hoi/.7984622124053

8 tháng 5 2023

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

8 tháng 5 2023

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

Câu 27. Hướng chảy của sông ngòi nước ta liên quan chặt chẽ vào

A. Chế độ mưa B. Cấu tạo địa chất C. Hướng của địa hình D. Bề mặt đệm

8 tháng 5 2023

loading...  

26 tháng 10 2023

a) Để tính tỷ lệ phần trăm độ che phủ rừng so với diện tích đất liền, em có thể sử dụng công thức sau:

Tỷ lệ (%) = (Diện tích rừng / Diện tích đất liền) x 100

Ta có:
- Diện tích rừng vào năm 1943 là 14,3 triệu ha.
- Diện tích rừng vào năm 1993 là 8,6 triệu ha.
- Diện tích rừng vào năm 2001 là 11,8 triệu ha.
- Diện tích đất liền là 33,3 triệu ha.

b) Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam:

- Từ năm 1943 đến năm 1993, diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 8,6 triệu ha. Điều này cho thấy một giai đoạn mất rừng đáng lo ngại trong lịch sử của Việt Nam, chủ yếu do khai thác gỗ và biến đổi môi trường.

- Tuy nhiên, từ năm 1993 đến năm 2001, diện tích rừng đã tăng lên 11,8 triệu ha. Điều này có thể được hiểu như một dấu hiệu tích cực, có thể là kết quả của các biện pháp bảo vệ môi trường và tái lâm nghiệp, chương trình trồng cây mới và phục hồi rừng.

- Tuy tỷ lệ phần trăm che phủ rừng so với diện tích đất liền đã tăng từ 1943 đến 2001 (từ khoảng 43% lên khoảng 35,4%), nhưng vẫn ở mức thấp so với các quốc gia khác và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc tế.

26 tháng 10 2023

Trong chuyến hành trình đầy mạo hiểm và khám phá Châu Đại Dương, tôi đã có cơ hội khám phá những vùng biển hùng vĩ và kỳ diệu. Những ngày dài trên biển cùng với đội ngũ thám hiểm đã đưa tôi đến những hòn đảo hoang sơ, nơi thiên nhiên vẫn nguyên vẹn và đa dạng. Thành công của mỗi cuộc thám hiểm không chỉ đo đạc bằng số liệu và bản đồ, mà còn là những kí ức sâu đậm về những mặt trời lặn và bình minh trên biển bao la.

Châu Đại Dương là một kho tàng đáng kinh ngạc của cuộc sống biển và các sinh vật biển. Tôi đã được chứng kiến sự đa dạng của hệ sinh thái dưới nước với những loài san hô tuyệt đẹp, cá ngừ khổng lồ, và những con cá voi vô cùng mạnh mẽ. Những cuộc gặp gỡ này đã làm cho tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái biển.

Dưới trời xanh của Châu Đại Dương, tôi đã học được sự kỲ diệu và tinh tế của tự nhiên, và tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình khám phá để khám phá thêm những điều mới mẻ và kỳ diệu trong thế giới dưới biển sâu cùng với các nhà thám hiểm đồng hành.

26 tháng 10 2023

- Bắc Bộ: Sông ngòi ở Bắc Bộ thường có chế độ nước phong phú và ổn định. Với hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Bắc và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây thường không quá mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa.

- Trung Bộ: Sông ngòi ở Trung Bộ có chế độ nước và lũ khá đa dạng. Với địa hình đồi núi và sự ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi từ Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng thường có nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ lũ ở đây có thể biến đổi từ mạnh đến yếu và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

- Nam Bộ: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước và lũ phức tạp. Với hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều và ảnh hưởng của biển Đông, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Tây và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây có thể rất mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.

8 tháng 5 2023
Tên nhóm đấtĐới khí hậu
1.đ pốt dônđới ôn hòa
2.đ xám hoang mạc và bán hoang mạcđới nóng
3.đ đen thảo nguyên ôn đớiđới ôn hòa
4.đ vàng nhiệt đớiđới nóng
5.đ kháccó ở 3 đới
  

 

 

 

26 tháng 10 2023

Thuận lợi:
- Tài nguyên biển phong phú: Các đảo và quần đảo có thể cung cấp nguồn tài nguyên biển đa dạng như cá, hải sản, dầu khí, khoáng sản, và năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
- Du lịch và nguồn thu từ biển: Các đảo và quần đảo có thể thu hút du khách bằng cảnh quan đẹp, bãi biển và hoạt động du lịch biển, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Vùng biển chiến lược: Vị trí địa lý của các đảo và quần đảo có thể mang lại lợi thế chiến lược trong việc kiểm soát tuyến biển, giao thương và an ninh khu vực.

Khó khăn:
- Giao thông và giao thương: Việc kết nối các đảo và quần đảo với đất liền và với nhau có thể gặp khó khăn do hạn chế về hạ tầng giao thông và vận tải biển.
- Quản lý và phát triển kinh tế: Việc quản lý và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời phải đối mặt với các rủi ro tự nhiên như bão, sóng thần và biến đổi khí hậu.
- An ninh biển: Bảo vệ an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự tập trung lực lượng và tài nguyên để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.

Việc nước ta có nhiều đảo và quần đảo có cả những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng

 

VỀ KT: các đảo, quần đảo có thể mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của Việt Nam vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ,có thể khai thác các ngành kinh tế như đánh bắt thủy sảndu lịch biểnkhai thác dầu khí và đá quý, đồng thời cũng có thể tạo ra các công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hơn nữa, các đảo và quần đảo còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

 

Khó Khăn:

Các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì địa hình và điều kiện tự nhiên khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa và người dân đến các đảo và quần đảo là rất khó khăn. Gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển các ngành kinh tế và gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của các đảo và quần đảo.

 

 

+ Về mặt ANQP :Các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc giữ vững an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo là rất quan trọng để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Vì các đảo và quần đảo cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh và phòng thủ ở vùng biển, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường hàng hải và giữ vững bình yên trên biển đảo.

 

Khó Khăn:

Việc duy trì an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chủ yếu là do địa hình khó khăn và xa trung tâm, việc triển khai các lực lượng quân sự và cơ quan chức năng cũng rất khó khăn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải đảm bảo an toàn cho các nhân viên và quân sự tại các đảo và quần đảo.

 

=>>> Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng. Việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo là cần thiết, đồng thời cũng cần đảm bảo an ninh và chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo.

8 tháng 5 2023

VD tích cực : Thiên nhiên có tầng ozon giúp con người tránh được các tác động từ vũ trụ như : tia cực tím, lực hút.

8 tháng 5 2023

 Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…

- Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. 

- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…(TIÊU CỰC)