K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2018

e da thuc hien roi. bien phap: an day du chat , an chin, uong soi.khong an qua nhieu chat dam, chat beo

1 số phương pháp chế biến thức ăn ko sử sụng nhiệt là: gỏi, muối chua, đống đá(cái này thì làm kem)

700.000 6 nguoi khach

ta có:

Người1có 100.000 : trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 2 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 3 có 100.000 :  trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 4 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 5 có 100.000  trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

 trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại để cho người 6 có 100.000

còn thùa 100.000 nữa mua trái cây luôn sau đó chia dều

k cho mik nha

mik dành nhiều thời gian để tra lời cho bạn lắm đó

17 tháng 5 2018

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu sau:

1)     Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
 

2)Em thấy cơn mưa rào

   Ướt tiếng cười của bố  

\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác

Tác dụng: 

+ Sự liên tưởng mới lạ, tạo được sự cảm nhận thẩm mĩ ở người đọc. 

+ Câu thơ giàu hình ảnh và hàm súc hơn.

hai anh này đánh sợ quá tui ko dám xem

20 tháng 2 2023

Mik cần gấp câu này ạ...

11 tháng 5 2018

Có cả đề này hả man???

11 tháng 5 2018

chắc bn là fan nghiền liên quân nhỉ????

11 tháng 5 2018

Mai thi ???

11 tháng 5 2018

thanks. Chúc bạn thi tốt (và cảm ơn về lời chúc)

11 tháng 5 2018

dù mai sau, sắt cá thể nhiều hơn tre nứa nhưng tre vawnx làm trò trách nhiệm cảu mình. tre vẫn là ngừơi đồng chí cùng ta trên chiến trường, cùng ta vui đùa với những cánh diều tuổi thơ. tre vẫn không mất đi vai trò của mình, vẫn đọng mãi trong lòng ngừoi dân Việt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^.^

11 tháng 5 2018

Bài văn "Cây tre Việt Nam" cho em những hiểu biết về cây tre Việt Nam: Cây tre Việt Nam là người bạn thân thiết lâu đời của người dân Việt Nam. Tre gắn bó với làng xóm, với mỗi con người trong sản xuất, đời sống cũng như chiến đấu. Tre mãi mãi đồng hành với dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam nhũn nhặt, ngay thẳng, chung thủy, can đảm.

-Những chi tiết cho thấy cây tre gắn bó với con người trong nhiều lĩnh vực là:

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày:

- Bóng tre trùm lên làng bả, xóm thôn.

-Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu:

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre; tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

- Hình ảnh tre được nhân hóa: tre như có tình cảm - âu yếm kàng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, cung thủy; tre xung phong vào xe tăng, đại bác; tre hi sinh để bảo vệ con người...

=> Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của con người Việt Nam.

11 tháng 5 2018

Trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động:
-Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn
-Tre là cánh tay của ngừoi nông dân

-Tre là người nhà
Tre gắn bó tình cảm gái trai , là đồ chơi trẻ con , nguồn vui tuổi già 
-Tre với sống có nhau , chết có nhau , chung thủy 
Tre trong chiến đấu

-Tre là vũ khí : gậy tầm vông , chông tre 
-Tre xung phong vào xe tăng , đại bác
k cho mik nha

đó là cách nghĩ của mk 

11 tháng 5 2018

Trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động là:tre che bóng mát, giúp con người dựng nhà cửa,vỡ ruộng,khai hoang,...

Trong chiến đấu là:giữ làng,giữ nhà,giữ nước,giữ mái nhà tranh,tre còn hi sinh bảo vệ con người,....

mk ko bít đúng hay sai vì mk chưa hc tới bài này.haha

11 tháng 5 2018

pro: chuyên nghiệp

11 tháng 5 2018

Tùng! Tùng! Tùng! Hồi trống bỗng vang lên khi cô giáo vừa kết thúc xong bài học. Cả lớp chúng em đứng dậy chào cô rồi chạy ùa ra khỏi lớp. Mấy phút trước, sân trường hãy còn lặng im, vắng vẻ thế mà bây giờ lại rộn rã hơn hẳn vì tiếng cười đùa, nói chuyện của các bạn học sinh.

Từ trên tầng 2 nhìn xuống, sân trường trông giống như một “rừng hoa” bởi các bạn học sinh đều mặc đồng phục áo trắng quần kẻ caro màu đỏ. Cũng có thể ví sân trường lúc này giống như một bầy ong vỡ tổ bởi lẽ, khắp sân trường đâu đâu cũng thấy các bạn học sinh đứng từ hành lang các dãy nhà trên tầng 3 xuống tầng 1. Rồi thì từ trong lớp cho đến ngoài sân, tiếng nói, tiếng cười, tiếng đùa nghịch hòa lẫn với tiếng chim ríu rít trong vòm lá một buổi sớm đầu Thu đã làm cho sân trường nhộn nhạo cả lên.

Dưới tán phượng già xanh mát, từng tốp bạn nữ chơi nhảy dây và chơi que chuyền thoăn thoắt. Còn các bạn nam thì chơi bắn bi hay đá cầu. Ở phía những hàng ghế đá dưới gốc bằng lăng, có rất nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài. Thi thoảng, các bạn khác đến trêu chọc, giật mất cuốn sách trên tay. Thế là lại có một cuộc rượt đuổi, hò hét vang cả một góc sân. Sôi nổi nhất có lẽ là bên ngoài sân thể dục, các “cầu thủ” hai lớp 6A và 6B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho hội thi “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Hai phía bên trái và phải của sân bóng là các “cổ động viên” của hai đội đang chăm chú quan sát theo đường bóng lăn và hò reo rộn rã. Bên trái hô: “6A chiến thắng!”, bên phải lập tức đáp lại ngay: “6B vô địch!”. Các cầu thủ đội nào đội nấy đều nhễ nhại mồ hôi, thế mà ngang sức ngang tài chưa phân được thắng bại.

Trong khi đó, căng tin của trường cũng là một chốn “huyên náo”. Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều tới đây để mua những đồ ăn vặt như kem, ô mai chua, sấu dầm hay hạt hướng dương… vì trong buổi học học sinh không được phép ra ngoài trường. Chính vì thế mà khu vực căng tin là một “cục nam châm” thu hút học sinh rất lớn. Lại có vài tốp học sinh làm nhiệm vụ cờ đỏ, trực nhật tưới mấy bồn hoa và gom rác về thùng rác. Các bạn ấy cũng nhắc nhở các bạn học sinh xung quanh nên bỏ rác vào thùng đúng nới quy định để cho sân trường được sạch đẹp hơn. Trên hành lang dãynhà văn phòng, các thầy cô giáo đưa mắt xuống sân nhìn lũ trẻ chơi đùa, bàn luận và mỉm cười, nét mặt như tràn đầy niềm phấn khởi.

Một nhịp trống lại vang lên. Không gian như ngưng đọng trong tích tắc rồi lại rộn rã bởi những tiếng bước chân vội vã chạy hướng về phía lớp mình. Hai mươi phút nghỉ giữa giờ kết thúc, sân trường lại trở về với không khí yên tĩnh của nó. Bên trong các lớp học, một tiết học mới lại bắt đầu.

tk m nha

Tuổi thơ mỗi chúng mình đều là những lứa tuổi thần tiên và ngập tràn thú vị. Ai lớn lên mà chưa từng cắp sách tới trường thì đó quả thật là một nỗi bất hạnh. Bởi vì đã mất đi một khoảng thời gian đầy thơ mộng của những năm tháng thuở thiếu thời. Niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây, những phút được tụm năm, tụm bảy cùng nhau trước khi vào giờ học, trong giờ giải lao, hay cùng nhau sánh bước trên con đường về nhà sau buổi tan trường…

Vào mỗi buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình vẫn thường cùng nhau cắp sách đến trường. Với một tâm trạng vô cùng háo hức, phấn khởi chào đón một ngày mới với biết bao bài học thú vị. Đặc biệt nhất là trong những ngày giáp tết đầy sôi động này, ai ai cũng muốn được đến lớp sớm hơn hẳn mọi ngày, để được cùng nhau tâm tình chuyện trò nhiều hơn trước, chuẩn bị cho một tuần chia tay nhau đón tết ở nhà.

Những cái háo hức, vui nhộn trong tuổi thơ của lũ trẻ dường như cũng đang lây lan sang cả cảnh vật nơi đây. Cổng chính ngôi trường với hàng chữ: “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu vàng óng ả nổi bật trên nền đỏ được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt vời làm sao! Tường rào bao quanh ngôi trường được phủ lên mình màu trắng như vôi, nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường là hàng phượng vĩ với từng tán lá xum xuê như đang reo vui trong từng cơn gió sớm mà vẫy chào tụi trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là những dãy phòng học chạy song song với hàng phượng vĩ giờ đây đã được quét lại bằng một lớp màu xanh, trông thật dịu mắt.

Sân trường càng lúc càng đông hơn, khắp nơi là tiếng nói cười ríu rít của lũ trẻ. Hòa cùng với những tiếng động cơ xe cộ, tạo thành một chuỗi âm thanh đầy náo nhiệt. Đứng trên hành lang tầng hai, tầng ba trông xuống sân trường đang ngập tràn học sinh. Cảm tưởng như có những đàn bướm trắng với hàng trăm con đang rập rờn chao liệng. Những âm thanh hỗn tạp, và náo nhiệt như tiếng hót của đàn chìa vôi, chào mào, chích chòe… tiếng cười nói… râm ran, chẳng khác gì một bản hợp tấu không lời.

Ồ! kia nữa, dưới những gốc cây phượng vĩ là những mái đầu nhỏ xíu đang chụm vào nhau cùng chơi trò búng dây thun, rồi bắn bi… Ngoài kia, những chỗ xa gốc cây, xa tán lá là nơi những trái cầu đang bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại nhìn thật đẹp mắt. Hệt như những bông so đũa bay lả tả trong gió. Hàng phượng cũng đong đưa theo từng cơn gió sớm như muốn vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai giờ đã tràn ngập sân trường. Những tia nắng ngọt ngào len lỏi khắp các tán lá, lấp đầy những chỗ trống của kẽ lá, tìm tới với những tấm áo trắng tinh, tới những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như tất cả cảnh vật, trời mây đều đang hòa chung niềm vui rộn rã cùng tụi trẻ chúng mình, niềm vui của những ngày đầu xuân giáp tết.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” ba hồi trống vang lên, ngân dài như báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm ngưng. Trước cửa lớp từ tầng trệt, cho tới hành lang trên tầng hai, tầng ba. Tất cả học sinh các lớp đều đã chỉnh tề đội ngũ để chuẩn bị bước vào học. Một ngày mới đã bắt đầu.

Đối với mỗi chúng mình, quang cảnh sân trường trước mỗi buổi học đều là thiên đường không thể nào quên của tuổi thơ. Thiên đường ấy với vô vàn điều kì diệu. Đó sẽ luôn là những kỉ niệm đẹp, êm đềm của tuổi thơ. Sẽ còn đọng lại trong tâm hồn chúng ta, cho tới mai sau này như một niềm vui khó tìm lại trong đời.

11 tháng 5 2018

Có lẽ hình ảnh làng quê vào mùa gặt lúa là quá quen thuộc đối với các bạn học sinh vùng quê và quá xa lạ đối với các bạn học sinh ở thành phố. Nhìn hình ảnh quê hương lúc mùa gặt thật đẹp như một bức tranh trữ tình có cả thiên nhiên và con người hòa hợp.
Mùa gặt lúc được bắt đầu vào mùa hè. Cả cánh đồng làng rộng lớn mênh mông thẳng cánh cò bay đều một màu vàng của lúa chín óng ả đung đưa theo chiều gió và lượn như những cơn sóng chạy đến cuối cánh đồng. Những cơn nắng mùa hè thật là dữ dội như muốn góp phần làm cho lúa nhanh chín hơn để người dân nhanh được gặt.
Những bông lúa trên cánh đồng như cùng rủ nhau chín đều một lúc cả cánh đồng để cả làng ra gặt cùng nhau. Người dân trong làng háo hức cùng rủ nhau đi gặt như đi hội làng làm cho cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Mọi người cùng thi nhau xuống gặt, những bông lúa được cắt xếp thành một bó buộc chặt rồi gánh lên xe. Vừa gặt mọi người cùng nhau trò chuyện vui tươi như để xoa dịu bớt đi sự mệt nhọc trong cái nắng oi ả của mùa hè. Trên bầu trời trong xanh có đôi đám mây trắng cũng nhẹ trôi theo gió khiến những chú chim cũng thi nhau hót líu lo các bản nhạc của cuộc sống làm cho cuộc sống có thêm nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Con đường làng cũng như vui mừng hẳn lên chào đón những chuyến xe lúa đi về nhà. Đàn trâu cũng háo hức gặm cỏ non dưới những gốc lúa ở cánh đồng.
Nhìn cánh đồng lúc này thật là vui tươi, con người với thiên nhiên như được hòa hợp làm cho cuộc sống ngày càng đẹp tươi hơn. Chính hình ảnh này hối thúc lòng yêu quê hương của mỗi người ngày một nhiều hơn.
Em yêu quê hương và rất yêu quê hương mình vào mùa gặt lúa. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành để mai kia về xây dựng quê hương ngày càng đẹp hơn mới hơn.

11 tháng 5 2018

“Em đi giữa biển vàng

Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây.”

Đây là câu thơ mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.

Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. 

Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê. 

Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa râm ran trò chuyện rất vui. Gần đó, những chiếc máy gặt cũng đang hoạt động rất tích cực giảm bớt nhiều sức lao động của con người.

Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. 

Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.