K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2020

giúp hộ

20 tháng 4 2020
nội dungphong trào cần vương khởi ngĩa yên thế
thời gian tồn tại11 năm(1885-1896)30 năm(1884-1913)
lãnh đạovăn thân, sĩ phu yêu nướcnông dân
mục tiêu đấu tranhđánh đuổi giặc pháp giành lại độc lập dân tộc , khôi phục chế độ phong kiếnđánh đuổi giặc pháp bảo vệ quê hương
địa bàn hoạt độngcác tỉnh trung và bắc kìchủ yếu là ở yên thế và một số tỉnh bắc kì
lực lượng tham giavăn thân, sĩ phu, nông dânnông dân
19 tháng 4 2020

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở xã Mai Lâm, xưa kia là làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ nhỏ, ông đã theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm ất Mão 1915 ông đỗ đầu kì sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.
 
Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám, ông từng làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn,... ông viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
 
Trong cách mạng tháng Tám, ông tham gia Ủy ban giải phóng xã Lộc Hà. Năm 1946 gia nhập Hội văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, ông từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn
nghệ Việt Nam, hoạt động ở sở thông tin khu XII, tham gia viết báo Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, tạp chí Văn nghệ,... và viết văn. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (Trong Đại hội Văn nghệ lần thứ nhất - 1948).
 
Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944)... trong đó ông phê phán những tư tưởng tiêu cực của Nho học. Những tác phẩm đã xuất bản của ông đa dạng ở nhiều thể loại: Ngô Việt xuân thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện kí lịch sử, 1935); Đề Thảm (truyện kí lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn (tiểu thuyết; báo Việt Nữ, 1939; Mai Lĩnh xuất bản, 1940); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940; đăng báo Thời vụ, 1941; Mai Lĩnh xuất bản, 1952); Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940); Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940; Mai Lĩnh xuất bản, 1941); Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941); Văn học đời Lí (tập I) và Văn học đời Trần (tập II, trọn bộ Việt Nam văn học - nghiên cứu, giới thiệu, 1942); Lão Tử (soạn chung, 1942); Mặc Tử (biên soạn, 1942); Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, 1942; báo Đông Pháp, 1956); Kinh dịch (chú giải, 1953); Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946); Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946); Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946); Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946); Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946, 1954); Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo, 1951).
 
Hai sáng tác nổi tiếng của Ngô Tất Tố là "Lều chõng" và "Tắt đèn”.
 
Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
 
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ. Tác phẩm phản ánh không khí ngột ngạt, căng thẳng của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại "cùng đinh" nhất nhì trong làng, không có tiền đóng sưu cho chồng và người em chồng đã mất (!). Chị cay đắng bán con, bán chó lấy tiền đóng sưu nhưng vẫn không đủ. Anh Dậu bị bắt giam lại, đường cùng, chị chống trả sự bắt bớ của chính quyền một cách quyết liệt. Vì vậy, chị bị bắt giải lên huyện. Tên tri phủ Tư Ân dùng tiền để lợi dụng chị nhưng chị kiên quyết chống lại. Để có tiền nộp sưu cho chồng, chị phải đi ở vú, bị tên quan phủ già định giở trò bỉ ổi, chị đã vùng chạy ra sân, giữa lúc trời tối đen như mực.
 
Ghi nhận những đóng góp của Ngô Tất Tố, Hội văn nghệ Việt Nam và Nhà nước đã dành tặng nhà văn những giải thưởng cao quý. Đó hai giải thường trong giải thưởng văn nghệ 1949 - 1952 của Hội văn nghệ Việt Nam: giải ba dịch (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác). Sau khi qua đời, ông đã được Hội đồng
 
Nhà nước quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

19 tháng 4 2020

Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...

Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn,Tuần lễ... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến.

Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).

Ông qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thị Thanh Lịch (đại biểu quốc hội khóa IV của tỉnh Hải Hưng). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố.

Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.

Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp.

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững". Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.[1]

Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt".

Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".

Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ 20 như Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn... thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng)".[2]

Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.

Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".

Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chỉ là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".[2]

Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Một số tác phẩm của ông:

  • Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)
  • Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)
  • Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935)
  • Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)

P/s:Đây là một số điều mình tìm hiểu được trên Wikipedia,chắc không đúng 100% đâu,bạn tham khảo được ý nào thì tham khảo nhé!!!

   _Học Tốt_

19 tháng 4 2020

đừng đọc tiếp

khoa học chứng minh con người rất tò mò

19 tháng 4 2020

1, Văn bản bình ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thỏa vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc dành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nược Đại Việt.

2, Nhân nghĩa được tạo nên bởi 2 từ đơn lẻ đó là "Nhân" và "Nghĩa"."Nhân" tức là suy nghĩ đến cảm giác của người đối diện rồi sau đó hành động. Nếu mà người khác không thích thì tuyệt đối mình không làm. ...Nếu bạn hiểu được suy nghĩ của người khác ắt bạn sẽ làm thỏa mạn được họ.

4, Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

3,   - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

  - Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

   + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

   + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

   + "yên dân" là thương dân, lo cho dân

   + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

   → Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

5,  Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8

Chúc bạn thành công

 
ĐỀ 1:Câu 1: Nêu cách biểu diễn lực.Câu 2:Một vật có khối lượng 0,5 kg dặt trên mặt sàn nằm ngang . Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật ? (tỉ xích 1cm ứng với 1N). Câu 3:Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả...
Đọc tiếp

ĐỀ 1:

Câu 1: Nêu cách biểu diễn lực.

Câu 2:

Một vật có khối lượng 0,5 kg dặt trên mặt sàn nằm ngang . Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật ? (tỉ xích 1cm ứng với 1N).

 Câu 3:

Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường.

Câu 4:

 Một người có khối lượng 60 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a.      Đứng cả 2 chân?

b.     Co một chân?

c.     Hãy so sánh 2 giá trị áp suất trên?

ĐỀ 2:

 Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nói vận tốc của một ô tô là 36 km/h. Điều đó cho biết gì?

Câu 2: Làm thế nào để tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường ?

Câu 3 : Một người đi xe đạp trên đoạn đường dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn đường còn lại đi với vận tốc 5m/s. Tính:

a/ Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu.

b/ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.

Câu 4: Áp suất do kiện hàng tác dụng lên sàn xe ô tô nằm ngang là 2000N/ m 2 biết diện tích tiếp xúc giữa kiện hàng và sàn xe là 250 dm2 . Tính :

a. Áp lực của kiện hàng lên mặt sàn .

b. Khối lượng của kiện hàng đó . 

ĐỀ 3:

Câu 1: Khi ngồi trên ô tô, trên máy bay đang chuyển động ta thường được khuyên phải thắt dây an toàn. Em hãy cho biết tác dụng của dây này?

Câu 2: Biểu diễn lực sau đây :

Lực kéo của một xà lan là : 2000 N theo phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải , tỉ xích 1 cm  ứng với 500 N.

 

Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 20km trong thời gian 30 phút. Đoạn đường BC  dài 15km trong thời gian 25 phút. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường AB, BC và AC ra km/h?

Câu 5: Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

ĐỀ 4:

Câu 1: Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: Đầu tàu kéo toa xe với lực F= 6000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu?

Câu 3: Cam Ranh cách Vạn Giã 120km. Một ô tô rời Cam Ranh đi Vạn Giã với vận tốc 50km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Vạn Giã về cam Ranh.

a.      Sau bao lâu ô tô và xe đạp gặp nhau?

b.     Nơi gặp nhau cách Cam Ranh bao xa?

Câu 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 16m so với mực nước biển .Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.

a. Tính áp suất của nước biển ở độ sâu đó .

b. Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,09m2 .Tính áp lực của nước biển tác dụng lên phần diện tích này .

ĐỀ 5:

Câu 1: Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật trong chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?

Câu 2: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6,5m. Tính công của trọng lực?

Câu 3: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm, biết trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3 ?

Câu 4: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

          a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?

          b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?

Ai giúp mình cách học giỏi lí 8 vs mình ko hiểu gì hết

0

Đối với học sinh, mọi người  cho rằng chúng ta cần tuyên truyền, thông báo tình hình dịch bệnh cho những người lớn tuổi, và giúp những em nhỏ hiểu rõ hơn về quy trình phòng tránh. “Hãy chung tay thực hiện đúng quy định, khuyến cáo mọi người không đưa những thông tin sai lệch, đồng thời hãy động viên tinh thần lẫn nhau để cùng vượt qua cơn đại dịch”. Thường xuyên đeo khẩu trang , không tiếp xíc với những nơi đông người, không để tay lên mắt, mũi, miệng để phòng tránh virus xâm nhập vào cơ thể

Chúc bạn học tốt !