Tóm tắt lại câu chuyện SƠN TINH , THỦY TINH . Lưu ý : Không quá 5 dòng !!
ai nhanh mk tick !!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi:
Mình hỏi các bạn tí nhé : Các bạn biết cách nào để học thuộc bài nhanh mà nhớ lâu không ? CHỉ giúp mình với !
Trả lời:
Bạn nên học ở những nơi yên tĩnh; tập trung vào bài học cần thuộc.
Viết ra những ý chính trước ( xác định ý chính phải chuẩn )
Học những ý chính đó từng phần một rồi gộp từng phần lại
Tập trung học trong một khoảng thời gian ngắn ( dài ) tùy thuộc vào bài thì bạn sẽ thuộc bài thôi !!
Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.
Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.
Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ
Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.
Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.
Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.
Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha mẹ tên là Mã Lương. Hàng ngày em phải chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày. Mã Lương thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền mua bút. Thế những em không nản lòng học vẽ, hằng ngày em chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vẽ xuống đất hình những con chim bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên tảng đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc hình vẽ.
Năm tháng trôi qua, dù khổ cực thiếu thốn nhưng Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào. Em vẽ chim, vẽ cá giống như thật. Nhìn tranh vẽ người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có bút để vẽ. Bút của em vẫn là những cành cây, que củi hoặc giọt nước mà thôi. Em khao khát có được một cây bút.
Tối hôm đó, khi đang chìm trong giấc ngủ, em thấy mình gặp ông tiên, ông tiên nhoẻn miệng cười rồi nói:
– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng nhấp nhánh, em mừng quá reo lên:
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cháu cảm ơn ông!…
Em nói chưa dứt lời thì cụ già đã biến mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy thì cây bút trong giấc mơ đã nằm trong tay em. Mã Lương ngạc nhiên nhưng sung sướng vô cùng. Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên bầu trời
hót véo von. Em vẽ tiếp một con cá, cá lại vẫy đuôi trườn xuống nước, lững lờ bơi lượn. Mã Lương vô cùng thích thú. Từ hôm đó, Mã Lương dùng bút thần để vẽ đồ dùng cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn… Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện này lọt tới tai một tên địa chủ trong làng. Hắn sai đầy tớ bắt Mã Lương về nhà và bắt vẽ theo ý thích của hắn. Biết được bụng dạ tham lam của tên địa chủ và của bọn nhà giàu, nên Mã Lương không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận vì tình tính khẳng khái của Mã Lương, hắn nhốt em vào chuồng ngựa, không cho em ăn uống. Hắn nghĩ mặc cho đói rét, thế nào Mã Lương cũng chết. Ba hôm sau, tên địa chủ đến chuồng ngựa xem Mã Lương như thế nào, có chịu nổi đói rét giữa mùa tuyết phủ hay không. Bỗng nhiên, hắn thấy những tia sáng hồng lọt qua khe cửa, một mùi thơm ngào ngạt bốc ra; rồi thấy Mã Lương ngồi bên một lò lửa rực hồng đang ăn bánh nướng. Lòng tham của hắn lại dâng lên. Hắn sai bọn đầy tớ đến giết Mã Lương, cướp lấy cây bút thần quí báu ấy.
Bọn đầy tớ xông vào chuồng ngựa, nhưng Mã Lương không còn ở đấy nữa. Em vượt qua tường bằng một chiếc thang vẽ. Chiếc thang vẽ đã biến thành chiếc thang thật cho Mã Lương vượt tường. Chiếc thang hãy còn đó. Tên địa chủ hung ác liền leo lên thang nhưng chưa trèo qua ba bậc thì đã ngã lộn xuống đất.
Mã Lương thoát khỏi nhà địa chủ, em vẽ con ngựa rồi cưỡi ngựa phi nhanh. Tên địa chủ vẫn không từ giã lòng tham, hắn cưỡi trên lưng một con tuấn mã tay vung dao sáng quắc, dẫn bọn đầy tớ hùng hổ đuổi theo Mã Lương.
Khi bọn chúng đến gần, Mã Lương lấy bút thần ra vẽ chiếc cung và mũi tên. Em giương cung bắn vào tên địa chủ. Hắn ngã nhào xuống đất. Thế là Mã Lương thoát nạn. Em phi ngựa đi suốt mấy ngày liền. Sau cùng dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Không có việc làm, Mã Lương đành vẽ tranh đem bán để sinh sống. Sợ bị lộ nên em vẽ các bức tranh đều dở dang; lúc chim thiếu mỏ, lúc chim thiếu một chân. Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không có mắt. Vì sơ ý, một giọt mực trên bút rơi xuống tranh và đúng chỗ mắt cò. Thế là chú cò trắng ấy xòe cánh bay nhởn nhơ. Chuyện này làm chấn động cả thị trấn, rồi đến tận tai nhà vua. Vua sai triều thần đón em về kinh đô. Mã Lương từ chối, nhưng bọn họ dụ dỗ, dọa nạt để bắt em về hoàng cung.
Mã Lương biết được sự tàn ác của vua đối với dân lành nên em rất căm ghét vua, không muốn vẽ những gì vua muốn. Vua sai em vẽ con rồng, em vẽ thành con cóc ghẻ. Vua bắt vẽ con phượng em vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí đó nhảy nhót lung tung trong cung đình, mang những thứ bẩn thỉu đến bên cạnh nhà vua. Vua tức giận, cho quân lính cướp cây bút thần của Mã Lương, giam em vào ngục.
Lấy được bút thần nhưng vua chả vẽ được gì. Vẽ núi vàng thì không phải núi vàng hiện ra mà chỉ là những tảng đá lớn lăn xuống suýt đè vua gãy chân.
Nhưng vua nọ đâu chịu bỏ lòng tham. Hắn vẽ thỏi vàng nhưng thỏi vàng không hiện ra mà lại là một con mãng xà dài, há hốc miệng, bổ lại phía hắn. May có triều thần xô tới, nếu không, vua đã nộp mình cho mãng xà.
Biết không có Mã Lương thì bút thần không hiệu nghiệm, vua bèn cho thả Mã Lương ra, dùng vàng bạc dỗ dành và hứa gả công chúa cho.
Mã Lương vờ đồng ý. Vua mừng thầm, liền trả lại bút thần cho em.
Vua bảo Mã Lương vẽ biển. Thế là hai nét bút đưa đi, biển mênh mông, xanh biếc hiện ra. Biển sáng trong như mặt gương dưới ánh mặt trời.
Vua ngắm biển rồi nói:
– Biển này sao không có cá nhỉ?
Mã Lương chấm vài chấm thì cá hiện ra, đủ màu sắc, lượn lững lờ dưới biển trong và xanh thẳm không cùng. Đàn cá tung tăng ra khơi xa. Vua lại
ra lệnh:
– Vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá. Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ trên mặt biển, sóng vẫn êm ả vỗ bờ, thuyền từ từ ra khơi. Thấy thuyền đi chậm, vua sốt ruột kêu to:
– Cho gió to lên thêm một tí! Cho gió to thêm một tí. Mã Lương đưa mạnh nét bút, sóng biển nổi lên, biển đục ngầu giận dữ muốn nhấn chìm thuyền vua, nhấn chìm một triều đại hung ác. Vua cuống cuồng kêu lên:
– Đừng vẽ gió nữa! Đừng vẽ gió thổi nữa:
Mã Lương không hề đếm xỉa, cây bút của em cứ tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển cuồn cuộn xô vào thuyền. Vua ướt hết quần áo, gào to:
– Đừng vẽ nữa! Nghe không?
Mã Lương vờ như không nghe, cứ tiếp tục vẽ. Mưa to, gió lớn kéo đến, trời tối mù mịt, sóng biển vẫn ầm ầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong sóng dữ.
Tên vua độc ác đã chết, câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần lan khắp đất nước. Mã Lương đi đây đó để giúp đỡ dân nghèo, sống với những người bạn ruộng đồng, đem hết thời giờ và sức lực của mình để phục vụ những người nghèo khổ.
Câu chuyện đã cho thấy con người Mã Lương thật đáng khâm phục. Chàng đã dũng cảm chống lại cái ác, đấu tranh lấy lại công bằng cho xã hội. Mã Lương đã trở thành hình mẫu lí tường để con người ta hướng tới, một con người có tâm hồn trong sáng, điều này thể hiện tinh thân nhân đạo, triết lí sống sau sắc của con người.
Kể lại truyện cổ tích Cây bút thần theo lời kể của em – Bài làm 2
Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.
Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.
Một hôm, nằm mơ em thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:
– Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.
Mã Lương vui sướng reo lên.
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!
Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.
Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.
Chuyện đến lai tên địa chủ. Hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.
Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bào em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:
– Sao biển này không có cá?
Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.
Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".
Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, Vua cuống quýt kêu lên:
– Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!
Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.
Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.
Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện.
Kể lại truyện cổ tích Cây bút thần theo lời kể của em – Bài làm 3
Trong chương trình văn học lớp 6, chúng tôi được học một câu truyện cổ tích Trung Quốc. Câu chuyện kể về chú bé tên là Mã Lương có tài vẽ rất đẹp. Cùng với cây bút thần chú đã giúp dân làng xây dựng cuộc sống Mã Lương thích vẽ và vẽ rất đẹp nhưng lại mồ côi cha mẹ từ sớm. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn nên không có tiền mua giấy và bút vẽ. Những lúc rảnh rỗi, em lại lấy que vẽ xuồng đất, vẽ trên đá. Thậm chí, em vẽ kín cả những bức tường ở nhà. Càng ngày em vẽ càng đẹp, trông giống như thật. Em khao khát có được một chiếc bút lông. Một đêm em nằm mơ thấy có một vị tiên hiện ra, tặng cho em cây bút. Tỉnh dậy em thấy trên tay mình đang nắm chặt cây bút tiên ông cho. Em vui lắm. Có bút, em vẽ ngay một con chim. Bức vẽ vừa hoàn thành, chim cất cánh bay lên từ trang giấy.
Mã Lương biết là mình có bút thần. Ngay lập tức, em vẽ ra đồ vật cần thiết giúp mọi người trong làng. Việc em có bút thần bay đến tai một tên địa chủ, hắn lập tức cho người bắt em. Hắn dỗ dành em, bảo em vẽ những thứ hắn yêu cầu. Nhưng em nhất định không chịu vẽ. Tức giận, hắn nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn. Hắn nghĩ em đã chết đói. Nhưng Mã Lương đã vẽ ra lò sưởi, vẽ bánh nướng để ăn và cả cái thang để trốn. Tên địa chủ cho người xông vào định giết em, cướp lấy cây bút thần nhưng Mã Lương đã trốn mất, chỉ còn chiếc thang và bức tường đổ vỡ. Địa chủ leo lên thang đuổi theo Mã Lương. Qua được ba bậc, hắn ngã nhào, chiếc thang biến mất. Hắn cho đầy tớ đuổi theo. Mã Lương ngồi trên ngựa, vẽ cung tên bắn trúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vè thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo
bài làm:
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Nhớ k mkm nha!!!
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
K
hông biết tự bao giờ quê tôi có con chằn tinh hung dữ. Nó được ở trong cái miếu giữa rừng già. Hàng năm, phải nộp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt. Đến lượt nhà nào thì nhà đó phải theo lệ mà làm.
Năm đó đến lượt tôi. Nghe lệnh báo, mẹ tôi ngã lăn trước bếp rượu, chết ngất đi. Khi tỉnh lại mẹ tôi nói:
– Nghĩ cách đi con! Cha con chết rồi mẹ chỉ có mình con.
Chao ôi! Còn tính gì nữa. Tôi vào múc một bát rượu ngồi uống. Tôi khổ, tôi buồn. Rồi tôi sợ bị chằn tinh ăn thịt. Nó quấn tôi, vặn xương tôi gãy răng rắc. Tôi nghẹt thở, chết. Nó nuốt chửng tôi. Men rượu chếnh choáng. Tôi nhìn những đống củi xếp trước nhà. Đó là củi rừng Thạch Sanh lấy mỗi ngày. Từ khi Thạch Sanh về làm con nuôi nhà này, gia đình tôi làm ăn tốt lên nhiều. Chúng tôi giàu có lên nhanh chóng. Bây giờ Thạch Sanh đang ở rừng mà tôi như thấy nó đang xếp củi trước sân. Hay là… Tôi vừa thầm nghĩ vừa nâng tô rượu uống ừng ực. Mẹ tôi giật tô rượu ra. Bà cũng nhìn ra sân củi. Bà héo như là một tàu lá. Chẳng biết bà nói với tôi, nói với chính bà hay bà nói với trời:
– Có nhẽ trời Xui đất khiến nó về làm con nuôi nhà này để… thay cho Lí Thông.
Thấy tôi ngồi lì. Mẹ tôi lại lẩm bẩm:
– Nó một thân một mình. Có sao cũng chỉ một mình nó.
Bà chợt quay lại, nắm tay tôi lắc lắc:
– Mẹ xin con! Mẹ chỉ có một mình con…
Tôi hoảng SỢ:
– Mẹ đừng nói nữa! Chằn tinh linh lắm. Chúng ta không gạt được chằn tinh đâu.
Mẹ tôi năn nỉ:
– Chẳng lẽ con chịu cho chằn tinh vặn, chằn tinh nuốt sao? Nếu trời đã khiến nó đến sao ta không thử xem sao? Thạch Sanh thay con tới miêu, nếu thần không nhận thì con tới cũng chưa muộn mà.
Tôi liền nói:
– Nếu Thạch Sanh không chịu đi thì sao? Làm thế nào đây mẹ?
Hai mẹ con tôi tính kế nhờ Thạch Sanh đi giùm. Chúng tôi làm cỗ
cúng thần. Chập tối, Thạch Sanh đi rừng về cùng ăn uống. Tôi nói:
– Anh phải đi cúng miếu đêm nay. Nhưng anh đi lại sợ hỏng mẻ rượu ở nhà.
Thạch Sanh vô tư:
– Miếu ở đâu, em đi thay anh. Anh ở nhà cất rượu. Làm vậy được cả hai việc.
Mẹ tôi chắp tay:
– Mô phật! Cúng miếu rừng khuya, Thạch Sanh nó muốn đi thay anh nó. Tự con muôn đi phải không Thạch Sanh?
Thạch Sanh gắp thức ăn cho mẹ nuôi và từ tốn nói:
– Mẹ hỏi chi lạ vậy? Con là con, là em trong nhà. Vả lại rừng núi, con quen từ nhỏ. Con ở gôc đa bao năm có sao đâu. Thôi, con đi ngay cho kịp.
Thạch Sanh lập tức ra đi. Mẹ tôi dặn theo:
– Tới miếu con khấn to: “Tôi là em Lí Thông tới cúng miếu đây!” rồi hãy vào nghe con!
Thạch Sanh đi rồi, mẹ con tôi không ngủ được. Mẹ tôi thắp hết tuần nhang nọ tới tuần nhang kia. Tôi ngồi uống hết bát rượu này tới bát rượu khác. Đêm trôi chậm chạp, dài đến vô cùng. Bất chợt canh tư có tiếng đập cửa rầm rầm. Mẹ tôi lao ra cửa quỳ lạy:
– Vong hồn Thạch Sanh thiêng liêng, con giận hờn về ngay đây sao? Mẹ xin con! Ngày mai mẹ sẽ cơm canh cúng con đầy đủ. Mẹ sẽ bắt Lí Thông thờ cúng con suốt đời.
Tôi nghe tiếng Thạch Sanh nói:
– Mẹ! Con chém được chằn tinh rồi. Mở cửa cho con.
Tôi hốt hoảng, sợ hãi lên tiếng:
– Thạch Sanh, xin em đi…
Thạch Sanh:
– Em đi và em về rồi đây. Anh mở cửa xem đầu chằn tinh này.
Tôi van lạy:
– Đừng dọa anh nữa! Xin em…
Thạch Sanh đẩy cửa, xách cái đầu chằn to tướng vào. Máu me đầy mình nó. Mẹ tôi lăn ra đất chết ngất. Thạch Sanh lay gọi bà dậy. Tôi nhìn cái đầu chằn tinh mà không tin ở mắt mình. Thạch Sanh đã chém chết nó, do trời xui khiến nó tới đây, thay tôi… như mẹ tôi nói sao? Chợt tôi nghĩ ra. Không! Trời đất xui khiến nó thay tôi chặt đầu chằn tinh chứ không phải được hưởng công giết chằn tinh vua thưởng. Nếu chém đầu chằn tinh tiếng tăm sẽ lừng lẫy gấp muôn lần anh bán rượu. Tại sao tôi lại bỏ lỡ cơ hội này? Vả lại, nếu bây giờ tấu lên là Thạch Sanh đi miếu thì tôi mắc tội bất tuân pháp lệnh. Thôi, hắn không chết là may rồi! Tôi liền dọa hắn:
– Này Thạch Sanh, em có biết là em vừa chém chết vật báu vua nuôi không?
Thạch Sanh:
– Nó là con chằn tinh.
Tôi la to:
– Em đem họa tới nhà này rồi! Cả em, cả nhà ta sẽ bị xử trảm…
Thạch Sanh tưởng thật, sợ hãi. Tôi liền dọa:
– Em không trốn ngay đi, còn đứng đó sao?
Thạch Sanh xách búa ra đi. Tôi nói với theo:
– Ta nể tình anh em mà bao che cho em đó, hiểu không?
Tiếng chân xa dần. Trời đã bảng lảng sáng…
Kể lại chuyện Thạch Sanh bằng lời kể của Lý Thông – Dàn ý
Mở bài:
+ Lí Thông tự giới thiệu về mình (trước đây là người nhưng hiện giờ đang là một con bọ hung xấu xí).
+ Gợi ra nguyên nhân dẫn đến bi kịch của mình.
Thân bài:
+ Lí Thông gặp Thạch Sanh, những toan tính của Lí Thông và việc hai người kết nghĩa, lời thề của Lí Thông.
+ Chuyện Thạch Sanh ở nhà Lí Thông: dốc sức làm việc cho mẹ con Lí Thông.
+ Chuyện con chăn tinh trong vùng và những mưu toan của Lí Thông dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh đi canh miếu.
+ Chuyện Lí Thông và mẹ đang ngủ thì Thạch Sanh về gọi cửa – tâm trạng sợ sệt hốt hoảng tưởng hồn Thạch Sanh về đòi mạng chuyển sang những toan tính rất nhanh khi biết Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh bỏ đi.
+ Chuyện Lí Thông đem đầu mãng xà đi lãnh thưởng, được hưởng vinh hoa phú quý; những suy nghĩ của Lí Thông về Thạch Sanh (ngu ngốc).
+ Chuyện công chúa bị đại bàng bắt đi, Lí Thông phải tìm công chúa, tâm trạng và suy nghĩ của Lí Thông dẫn đến kế tìm Thạch Sanh.
+ Chuyện Thạch Sanh tìm và cứu được công chúa; Lí Thông lấp cửa hang hãm hại Thạch Sanh cướp công cứu công chúa rồi được lãnh thưởng; công chúa bị câm.
+ Nhận được tin Thạch Sanh bị bắt giam vì tội ăn trộm vàng bạc, Lí Thông vừa kinh ngạc (vì Thạch Sanh còn sống) vừa vui mừng (vì Thạch Sanh bị khép vào trọng tội).
+ Chuyện Thạch Sanh được tiếng đàn minh oan, công chúa nói được; Lí Thông bị trừng phạt đúng như lời thề năm xưa.
+ Thạch Sanh lấy công chúa, được làm vua và hưởng hạnh phúc lâu bền.
Những suy nghĩ về tình cảm anh em, về triết lí "ác giả ác báo" của nhân dân ta.
Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám.Mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.
Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.
Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng còn rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn như tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:
– Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:
– Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.
Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng, khó gần. Nhưng dẫu đó cũng chính là duyên số.
Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.
Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bỗng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.
Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.
Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.
Ta là Mị Nương, con gái vua HÙng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.
Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.
Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:
– Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:
– Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.
Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.
Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.
Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.
Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước .
chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.
Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá. Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , tính chất , hoạt động , quan hệ , ......) mà từ biểu thị .
Kết bạn nhé !
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu con mèo
Hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Nhà ngoại em ở dưới quê, ở quê rất vui và thú vị. nhà ngoại em trống rất nhiều loại trái cây, nào bưởi, xoài, mận, ổi, cam,…. Nhà ngoại em còn nuôi rất nhiều con vật như: chó, heo, gà, vịt,…. Một con vật mà em rất thích đó là con mèo, con mèo rất dễ thương.
II. Thân bài: tả con mèo
1. Tả hình dáng con mèo
2. Tả hoạt động của con mèo
3. Tả tính tình của con mèo
( Bạn ơi bài này mik lấy trên mạng nha....Chúc bn ngủ ngon) ^-^
"Meo…! Meo…! Meo!". Đó là tiếng kêu nũng nịu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi thấy em đi học về.
Mi Mi có thân hình mềm mại, bộ lông với ba màu: trắng, vàng, lấm tấm đen. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở cho Mi Mi những khi trời lạnh.
Đầu Mi Mi tròn. Hai tai vểnh lên như luôn nghe ngóng. Đôi mắt của cô trong suốt như thủy tinh có thể nhìn trong đêm tối và thay đổi hình dạng tùy theo ánh sáng. Cái mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên mép vài cọng ria trắng như cước. Miệng của Mi Mi bình thường trông rất dễ thương. Thế mà mỗi lần cô ta ngáp, những chiếc răng sắc và nhọn chìa ra thật dễ sợ! Đó là thứ vũ khí lợi hại cô dùng đểbắt mồi và nhai thịt sống. Đặc biệt dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn để cào, táp và vồ mồi. Cái đuôi trắng, mịn màng, luôn ngoe nguẩy lên xuống dịu dàng làm tăng thêm nét uyển chuyển cho Mi Mi. Mỗi lần Mi Mi bước đi, trông giống như một "tiểu thư đài các".
Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt lộ vẻ sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn em xa lạ… Rồi dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng cô quấn quýt bên em nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô ta. Trừ những lúc quá đói, còn bình thường cô chỉ đứng xa nhìn đĩa cơm, đợi em mời mới rón rén bước tới. Cô ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà khi bắt được con chuột, đợi con mồi mềm đi rồi mới dùng răng nanh xé chuột ra, nhai sống! Lúc đó trông Mi Mi sao mà dữ dằn thế!
TIN HOTMgid
Làm ngực nở mà không phẫu thuật. Đến các bác sĩ cũng kinh ngạc
Cứ 3 người có 1 người nhiễm ký sinh trùng! Kiểm tra rất dễ!
Giảm cân nhanh mà không cần ăn kiêng! -7kg mỗi tuần!
Nấm sẽ biến mất mãi mãi
Mi Mi của em rất thích chơi quả bóng nhỏ. Mỗi khi em ném quả bóng cho cô, cô chạy lại và vờn bóng rất khéo. Thoắt cái, cô đã ở trên ghế. Rồi thoắt cái, cô đã ở trong gầm bàn. Nhìn cô chạy nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyến giống như một diễn viên xiếc nhào lộn. Mỗi trưa Mi Mi hay nằm úp người sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn thấy em từ xa, đôi mắt xanh trong của Mi Mi ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo… meo!".
Mi Mi dễ thương, không bao giờ ăn vụng và có tài bắt chuột nên gia đình em ai cũng thương Mi Mi. Từ ngày có Mi Mi, bọn chuột hay phá phách trước kia phải im re rồi dần dần "chuồn" đi nơi khác, không dám ló mặt trong nhà em nữa.
Em coi Mi Mi như một người bạn thân. Những lúc vui buồn em đều "tâm sự" với cô. Mi Mi nhưng cũng hiểu nỗi lòng của em. Nó dụi đầu vào người em chia sẻ. Vì vậy em rất yêu vì quí Mi Mi
KB: - Ngày ngày, em thường giúp mẹ cho mèo ăn và uống nước. Có lúc, em thay mẹ tắm cho mèo. Sau mỗi lần tắm, chú ta vẫy cho khô người rồi ra nắng khoanh tròn đánh một giấc ngon lành. Từ khi nhà nuôi mèo, chuột không vào trong nhà ăn vụng thức ăn và cắn quần áo, giầy dép nữa. Vì vậy, em sẽ luôn chăm sóc mèo ta cẩn thận. Yêu mèo nhiều lắm!
Em rất quý Mèo Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
Hok tốt !!
Haha !
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
mình lỡ nhấn space bar nhiều quá. bạn bấm đọc thêm nha