K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

Bài 3:  Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Nói rõ tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ.                   

                                     

                                                     Lưng núi thì  to mà lưng mẹ  nhỏ

                                                     Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

                                                     Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                                                     Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Tác dụng: Tạo ra hình ảnh đối lập, phác lên cho câu thơ hình ảnh đẹp đẽ, khiến bài thơ trở nên sinh động.

4 tháng 10 2021

tham khảo ạ:

Trời đã về chiều, dòng sông quê em trở nên yên ả. Những con sóng lim dim ngủ sau một ngày đùa giỡn, vui chơi. Gió thổi nhẹ chỉ khẽ làm cho sông cựa mình nũng nịu lăn tăn, dập dềnh bên những đám lục bình.

Xa xa, những cánh buồm nâu tắm nắng hoàng hôn thong thả trôi về một chân trời nào không rõ. Trong không khí êm dịu đầy chất thơ ấy, những con đò chậm rãi vào bờ. Trên mặt sông, đàn ngỗng nhà ai như những chiếc phao trắng muốt nổi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng bơi chậm rãi, nhở nhơ. Lâu lâu, những cần cổ cao ngồng ấy lại chói xuống mặt nước rồi lại hất cái đầu khinh khỉnh lên nhìn trời cứ y như những thi sĩ đang mãi mê vần cho một bài thơ vậy.

Chị gió dang đôi cánh bí mật thổi lên bờ cát mát rượi hơi lạnh của dòng sông. Hàng phi lao bắt đầu hòa lên bản nhạc du dương. Một vài chiếc là vàng của mấy cây bần chắn song tức tối nhảy múa xuống mặt đất không can dự vào cuộc giằng co cãi vã trên cao. Có chiếc là được gió cuốn tròn xoay tít ra ngoài ra. Những đám lục bình khẽ đung đưa những bông hoa tím biếc như đang làm dáng.

Bầy ngỗng đã lên bờ. Chúng đang đứng dưới hàng dừa nước rỉa lông, rỉa cánh và ném những vụn lông trắng xốp bừa bãi.

Ôi, chỉ một khúc sông nhưng tạo hóa đã ban tặng cho con người một vẻ đẹp đầy quyến rũ, yên ả và thanh bình. Tất cả vẽ nên một bức tranh thơ mộng, bàng bạc và man mác nỗi buồn.

Cứ mỗi chiều về, hoàng hôn buông xuống, em lại được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hồn của trời đất. Và khi bóng đêm đã ôm dòng sông vào chiếc áo nhung đen của nó, em càng nghe rõ mồn một tiếng sóng nước thì thầm.

hc tốt

cr: gg

4 tháng 10 2021

kén-lựa-chọn-tuyển  =)

4 tháng 10 2021

kén-lựa-chọn-tuyển =)

4 tháng 10 2021

bài đâu

4 tháng 10 2021

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

4 tháng 10 2021

tham khảo ạ:

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn

cr: gg

4 tháng 10 2021

Công cha như núi ngất trời  Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.     Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

4 tháng 10 2021

mik báo cáo nhé