K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
29 tháng 12 2020

Dựa vào atlat địa lý có thể thấy:

- Các sông ở miền trung đa phần là các con sông ngắn, lượng nước dồn về nhanh. Nước chảy từ đầu nguồn mất rất ít thời gian để về hạ nguồn.

- Các sông ở miền trung chảy theo hướng từ tây sang đông theo hướng địa hình dốc, tốc độ chảy mạnh.

- nền đất chủ yếu là đất sét, cộng với rừng thưa, khả năng giữ đất kém.

=> Tốc độ chảy các con sông miền trung lớn, nước dồn về nhanh dễ gây ngập lụt cho đồng bằng. Nền đất yếu, dễ gây sạt lở, làm tình hình ngập lụt càng thêm nghiêm trọng.

29 tháng 12 2020

Có tài nguyên thiên  nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành:

-Đất badan  nhiều nhất cả nước 1,36 triệu ha thích hợp vói việc trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,..

-Rừng tự nhiên khá nhiều gần 3 triệu ha

-Khí hậu cận xích đạo;

-Trữ năng thủy điện khá lớn 21% trữ lượng cả nước

-Khoáng sản có bô xít với trữ lượng lớn hơn 3 tỉ tấn 

-Tài nguyên du lịch đa dạng.

Bạn xem tham khảo nha

29 tháng 12 2020

nhanh ạ

 

Lũ lụt miền Trung thường gây thiệt hại lớn là do :

- Địa hình hẹp ngang, nhiều núi đồi, lan ra sát biển

- Ở đây còn tình trạng chặt phá rừng

- Hệ thống sông ngòi ngắn, nhỏ, dốc, nên thoát nước nhiều khi không kịp

(miền Trung chỉ có 3 sông lớn : Sông Mã, sông Cả, Sông Đà Rằng)

- Nhà cửa chưa kiên cố, nhiều người chưa có kinh nghiệm phòng chống lũ lụt

- Và, cũng là do biến đổi khí hậu cũng tác động lên

Bạn tham khảo nhé

29 tháng 12 2020

Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, không có gì chắn lũ,nên lũ ở miền Trung mới lớn như vậy

 

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
29 tháng 12 2020

- Các con sông ngắn, chảy trên nền địa hình dốc => Nước lũ về nhanh, lưu lượng lớn, khiến người dân không kịp phòng bị, gây thiệt hại lớn.

- Đường bờ biển dài, giáp biển Đông, chịu hiệu ứng của gió phơn tây Nam, hằng năm chịu nhiều cơn bão lớn.

- Đất ở miền Trung chủ yếu là đất sét, thảm thực vật mỏng, khả năng giữ đất kém, khi gặp mưa lớn dễ hình thành sạt lở, kết hợp với bão và lũ lụt gây thiệt hạ nặng nề.

28 tháng 12 2020

Dân số đông, MĐDS cao dẫn đến những thuận lợi khó khăn sau 

- Thuận lợi : + Thị trường tiêu thụ lớn

+ Nguồn lao động dồi dào

....

Khó khăn :

+ Gây sức ép đối với các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục,...

+ Xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn đến tệ nạn xã hội 

+ Tài nguyên môi trường bị ô nhiễm và cạn kiệt 

+ Đất canh tác bị thu hẹp

28 tháng 12 2020

đời sống khó khăn

kt ko ổn định

khó tìm việc làm

nhiều khu nhà ổ chuột