K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2018

Trong dịp Tết vừa rồi, cả nhà em đã tổ chức lễ mừng thượng thọ cho ông bà nội.

Bố mẹ em chọn dịp Tết để tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà vì đó là dịp đại gia đình sum họp đông đủ. Các cô các chú công tác xa cũng kịp về tụ họp mang theo các em và các cháu. Cả nhà náo nức, nhộn nhịp hẳn lên.

Lễ mừng thọ được tổ chức vào ngày mồng ba Tết. Từ sáng sớm, mọi người đã dậy để dọn dẹp và nấu nướng. Bố em lo việc cắt dán và trang hoàng nhà cửa. Là anh cả, bố bao giờ cũng có nhiều ý tưởng hay, khiến cho các buổi sinh hoạt gia đình trở nên thú vị và vui vẻ. Chẳng biết bố chuẩn bị từ bao giờ mà chỉ loáng một cái đã có sẵn một bức tranh vẽ cảnh hai cụ già râu tóc bạc phơ mỉm cười ngắm đàn con cháu quay quần. Bức tranh làm cho cả gian phòng khác hẳn ngày thường. Lũ trẻ chúng em nhảy nhó quanh thềm. Mấy đứa em nhỏ thỉnh thoảng lại chạy vào ôm cổ ông bà. Riêng cậu em nhỏ nhất thì ngồi trong lòng bà mà người thì lại cứ ngả sang vuốt râu ông. Bố em mở những bài hát dân ca mà ông bà yêu thích. Không khí thật đầm ấm. Dưới bếp, mẹ em cùng các cô, các thím lúi húi nấu cỗ. Tiếng nói cười ríu rít, tiếng cốc chén va vào nhau lách cách thật vui.

Gần trưa, những mâm cỗ được dọn lên. Cả nhà yên lặng nghe bố nói. Giọng bố xúc động: “Thưa bố, thưa mẹ! Hôm nay, chúng con và các cháu tổ chức lễ mừng thọ bố mẹ. Chúng con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và mong ước sẽ tổ chức được nhiều lễ mừng thọ như thế này nữa ạ!”. Hai tay bố nâng li rượu kính cẩn dâng lên mời ông bà rồi cả nhà cùng nâng cốc. Tiếp đó, ai cũng mang một món quà ra tặng ông bà. Nào là áo dài cho bà, khăn len cho ông, rồi những lọ thuốc bổ … Em cũng tặng ông bà một quyển vở, trong vở có bài văn nói về tình cảm yêu thương dành cho ông bà được cô cho điểm mười. Không khí nuổi mừng thọ thật ấm áp, chan hòa. Ông bà âu yếm nhìn con cháu. Cả nhà vừa ăn tiệc vừa nói chuyện vui vẻ đến tận chiều.

Khi cả nhà ra vườn, người lớn ngồi trò chuyện và ngắm cảnh, trẻ con thì vui đùa quanh sân. Bố em chỉ cây bưởi ông trồng trước hiên nói với cả nhà: “Năm nay, cây bưởi biết biết người trồng thượng thọ nên cũng ra quả nhiều hơn mấy năm trước. Ông nội nuôi dạy các con cháu cũng giống như chăm cây vậy”. Cả nhà rời bàn tiệc cùng nhau ra ngắm lại cây bưởi ông trồng. Ai cũng thầm mong ông bà sống thật lâu và mạnh khỏe.

21 tháng 1 2018

Trong dịp Tết vừa rồi, cả nhà em đã tổ chức lễ mừng thượng thọ cho ông bà nội.

Bố mẹ em chọn dịp Tết để tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà vì đó là dịp đại gia đình sum họp đông đủ. Các cô các chú công tác xa cũng kịp về tụ họp mang theo các em và các cháu. Cả nhà náo nức, nhộn nhịp hẳn lên.

Lễ mừng thọ được tổ chức vào ngày mồng ba Tết. Từ sáng sớm, mọi người đã dậy để dọn dẹp và nấu nướng. Bố em lo việc cắt dán và trang hoàng nhà cửa. Là anh cả, bố bao giờ cũng có nhiều ý tưởng hay, khiến cho các buổi sinh hoạt gia đình trở nên thú vị và vui vẻ. Chẳng biết bố chuẩn bị từ bao giờ mà chỉ loáng một cái đã có sẵn một bức tranh vẽ cảnh hai cụ già râu tóc bạc phơ mỉm cười ngắm đàn con cháu quay quần. Bức tranh làm cho cả gian phòng khác hẳn ngày thường. Lũ trẻ chúng em nhảy nhó quanh thềm. Mấy đứa em nhỏ thỉnh thoảng lại chạy vào ôm cổ ông bà. Riêng cậu em nhỏ nhất thì ngồi trong lòng bà mà người thì lại cứ ngả sang vuốt râu ông. Bố em mở những bài hát dân ca mà ông bà yêu thích. Không khí thật đầm ấm. Dưới bếp, mẹ em cùng các cô, các thím lúi húi nấu cỗ. Tiếng nói cười ríu rít, tiếng cốc chén va vào nhau lách cách thật vui.

Gần trưa, những mâm cỗ được dọn lên. Cả nhà yên lặng nghe bố nói. Giọng bố xúc động: “Thưa bố, thưa mẹ! Hôm nay, chúng con và các cháu tổ chức lễ mừng thọ bố mẹ. Chúng con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và mong ước sẽ tổ chức được nhiều lễ mừng thọ như thế này nữa ạ!”. Hai tay bố nâng li rượu kính cẩn dâng lên mời ông bà rồi cả nhà cùng nâng cốc. Tiếp đó, ai cũng mang một món quà ra tặng ông bà. Nào là áo dài cho bà, khăn len cho ông, rồi những lọ thuốc bổ … Em cũng tặng ông bà một quyển vở, trong vở có bài văn nói về tình cảm yêu thương dành cho ông bà được cô cho điểm mười. Không khí nuổi mừng thọ thật ấm áp, chan hòa. Ông bà âu yếm nhìn con cháu. Cả nhà vừa ăn tiệc vừa nói chuyện vui vẻ đến tận chiều.

Khi cả nhà ra vườn, người lớn ngồi trò chuyện và ngắm cảnh, trẻ con thì vui đùa quanh sân. Bố em chỉ cây bưởi ông trồng trước hiên nói với cả nhà: “Năm nay, cây bưởi biết biết người trồng thượng thọ nên cũng ra quả nhiều hơn mấy năm trước. Ông nội nuôi dạy các con cháu cũng giống như chăm cây vậy”. Cả nhà rời bàn tiệc cùng nhau ra ngắm lại cây bưởi ông trồng. Ai cũng thầm mong ông bà sống thật lâu và mạnh khỏe.

21 tháng 1 2018

Câu a là từ nhưng

Câu b là từ thì

Câu c là từ vì

Câu d là từ nhưng và tư thì

Minh ko biết là câu trả lời của mình co đúng hay ko ? Các bạn cho mình ý kiến nhé

21 tháng 1 2018

Cám ơn nhé

21 tháng 4 2018

Câu nói này là của Bác Hồ mang ý nghĩa sấu sắc! Chắc thế k bt thịt mất một miếng!

21 tháng 1 2018

Câu nói này là của Bác Hồ và có ý nghĩa là mọi thứ sinh ra trên đời đều có quy luật của nó , sông có thể cạn , núi có thể mòn nhưng tinh thần đồng lòng chung sức bảo vệ Nam Bộ của nhân dân ta không bao giờ thay đổi .

21 tháng 1 2018

Vào một buổi tối, em được mẹ đưa đi xem ca nhạc Ga-la ở Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô. Đến giờ mở màn, từ bên trong, một cô gái nhẹ nhàng bước ra cúi đầu chào khán giả. Tiếp đến, âm nhạc vang lên, ánh đèn đủ màu sắc bật sáng cả sân khấu. Rồi tiếng nói thanh thanh của cô gái nào bên trong vọng ra: “Mở đầu chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh biểu diễn bài “Lời ru của biển”. Em nói với mẹ: “Cô Ngọc Ánh đã hát trên vô tuyến đấy mẹ ạ!”

Ca sĩ Ngọc Ánh bước lên, cô gọn gàng trong bộ áo dài màu trắng thêu hoa mai nổi bật trên nền áo. Cô có dáng người dong dỏng rất hợp với bộ áo. Khuôn mặt trái xoan của cô rực rỡ trong ánh đèn đủ màu sắc. nét mặt cô như vui hơn, tiếng hát cô trong vắt như dòng suối mát cuốn hút sự đam của khán giả. Trên đôi môi thắm hồng, cô nở một nụ cười duyên dáng. Lúc đó, cô để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, lấp lánh như những viên ngọc xinh. Làn da trắng mịn như cành hồng nhung bởi tô thêm một lớp phấn. Nấp dưới hàng mi dài là đôi mắt long lanh như giọt sương mai, cặp mắt ấy chứa đựng niềm hân hoan của người ca sĩ. Mái tóc đen nhánh, mượt mà của cô dài ngang lưng.

Những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, khi cô giơ tay lên, khi cô bỏ tay xuống. Xem cô Ngọc Ánh biểu diễn mà em không rời mắt khỏi sân khấu. Nghe hát, em như được ca sĩ Ngọc Ánh giới thiệu về biến cả, về thế giới đại dương, cho em hiểu về những con tàu đang lênh đênh trên sóng nước. Em như được bay bống nơi vùng biển theo lời hát êm đềm của cô.

Chi gặp cô được ít phút nhưng em cảm thấy tình cảm giữa em và cô thật gần gũi. Buổi biểu diễn của cô đã đề lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Ước gì em có dược giọng hát hay như cô.

21 tháng 1 2018

xin lỗi Thiên Yết nhưng mik thấy bài này nhiều rồi

21 tháng 1 2018

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn. 

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

21 tháng 1 2018

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn. 

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

21 tháng 1 2018

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.



 

29 tháng 1 2018

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.


 

21 tháng 1 2018

giup em voi  huu

21 tháng 1 2018

viết có dấu ra thì mới giải được chứ

21 tháng 1 2018

 Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

29 tháng 1 2018

Bên bờ rào của khu vườn nhỏ, có bông cúc trắng vừa nở giữa đám cỏ dại. Một chú sơn ca sà xuống, líu lo hót rằng: “Bạn cúc ơi! Bạn mới xinh xắn và dễ thương làm sao!". Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng vui khôn tả. Sơn ca véo von mãi rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm.

Sớm hôm sau, bông cúc trắng đang xoè cánh đón bình minh và háo hức chờ đợi sơn ca thì chợt nghe thấy tiếng hót buồn thảm văng vẳng đâu đây. Sơn ca đã bị bắt nhốt trong lồng. Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.

Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca bị giam cầm, cổ họng khô bỏng vì khát nước. Nó rúc mỏ vặt đám cỏ ướt cho đỡ đói. Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca đói khát, ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa. Màn đêm buông xuống tối đen. Hai cậu bé quên bẵng chú chim khốn khổ, không cho nó một giọt nước nào. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc trắng thương xót bạn, khóc hết nước mắt, héo lả đi bên xác sơn ca.

Sáng ra, thấy chú chim đã chết, hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận. Tội nghiệp con chim bé nhỏ! Khi nó còn sống, các cậu đã để mặc nó chết vì tù túng và đói khát. Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng vô tình thì hôm nay nó vẫn xinh tươi dưới ánh nắng mặt trời.

Kết thúc câu chuyện thật buồn, phải không các bạn? Chúng ta đừng vô tình và tàn nhẫn như hai cậu bé kia, các bạn nhé! Hãy gìn giữ thiên nhiên vì thiên nhiên là bạn tốt của con người!

31 tháng 1 2018

a) (Nếu) ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước (thì) tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường

b) (Nếu) là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

(Nếu) là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương

(Nếu) là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.


 

21 tháng 1 2018

1. Đầu tiên đưa gà sang trước nè ( vì cáo không ăn thóc ) , sau lại đưa bao thóc sang rồi nhanh đưa gà về tiếp lại đưa cáo sang rồi cuối cùng đưa gà sang . 

2.                                               Bài làm 

Nghỉ hè về quê nội , em được biết đến Đội Thiếu Nhi Tình Nguyện ở quê . Đội chuyên làm những việc tốt  và đặc biệt hè với chiến dịch " Em yêu môi trường quê em " . Em đã nhiệt tình tham gia . Công việc không có gì là nặng nhọc nhưng lại ý nghĩa . Ngoài những cánh đồng sạch sẽ mênh mông , quê em có khá nhiều khu vực bị ô nhiễm . Chúng em rất tích cực thu gom rác , nhổ cỏ dại . Cả Đội còn quyên góp làm áp phích kêu gọi giữ môi trường xanh , những khẩu hiệu được dán ở khắp nơi . Chúng em tiêu hủy các vỏ bao thuốc diệt cỏ , thuốc trừ sâu . Em và các bạn còn chèo thuyền , vớt bèo , rác trôi nổi . Dù sự tích cực của chúng em chỉ là 1 phần rất nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường nhưng em vẫn cảm thấy thật vui và em mong năm sau có về quê , em sẽ được ngắm các con đường rộng rãi và sạch sẽ !

21 tháng 1 2018

Đầu tiên ta chở thúng thóc sang trước

Thứ hai chở con cáo

Thứ ba chở con gà

Đc ko bạn