kể về một kỉ niện nói về tình yêu thương và đức hi sinh của mẹ cho em ( không copy trên internet)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
thì độ ăn mòn là 0%
mk không chắc lắm nhưng chắc đến 98%
nếu đúng k mk nha mk đang kiếm điểm, thnaks ^^
Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.
nhưng do bn hok lp 6 nên chỉ có :
ẩn dụ ,..
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
chúc bạn học tốt nhé>.<
Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, cũng là người cha già của dân tộc Việt Nam, Bác không chỉ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến bến bờ của thành công. Trong suốt cuộc đời của mình Bác luôn suy tư, trăn trở là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do. Bác đã dành cả cuộc đời của mình cho dân, cho nước. Không những vậy Bác còn còn luôn quan tâm, chăm sóc đến con người, đó là những quan tâm chân thành, những tình cảm ấm áp mà Bác dành cho con dân của Việt Nam ta. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa thành công con người vĩ đại, hết lòng vì dân, vì nước ấy.
Trong bài thơ này, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên mới thật gần gũi, ấm áp làm sao. Vốn dĩ là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng Việt Nam, là người đứng đầu của một quốc gia nhưng hình ảnh của Bác không hề quyền uy hay sang trọng như bao vị lãnh tụ khác, ngược lại hình ảnh của Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp làm sao. Bác hòa mình vào công cuộc kháng chiến, cùng các chiến sĩ “nằm gai nếm mật” chứ không sử dụng những đặc quyền nên có ở địa vị của mình. Ở ngay phần mở đầu bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được gợi ra với vẻ suy tư, trăn trở và nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là Bác đang suy tính việc dân, việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Điểm nhìn của bài thơ là qua điểm nhìn trần thuật của anh đội viên, đó là một đêm Bác không ngủ, dáng vẻ suy tư, trầm ngâm bên bếp lửa của Bác có lẽ là lo đến việc chính sự, việc Cách mạng. Đó là những công việc trọng đại cần suy tính kĩ càng, cẩn trọng vì chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ hay một nước đi sai thì vận mệnh của đất nước cũng có thể lâm nguy, đất nước đứng trước ranh giới của bờ vực thẳm. Hình ảnh Bác suy tư trong đêm khuya thật đẹp, thật đáng trân trọng bởi toàn bộ con người, tâm trí của Bác là dành cho dân, cho nước. Không chỉ là con người hết lòng vì nước mà Bác còn là một người cha già có tấm lòng nhân hậu, ấm áp , thể hiện trực tiếp qua những hành động ân cần, chu đáo của Bác dành cho những người đội viên:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là người vô cùng ân cần, tỉ mỉ với tấm lòng ấm áp đối với tất cả mọi người. Những việc nước đã khiến Bác cả đêm trằn trọc, suy tư, Bác không quan tâm đến giấc ngủ của mình nhưng lại vô cùng quan tâm đến những người đội viên, khi đêm đã về khuya Bác đi đắp lại chăn cho từng người, từng người một. Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm hay bị lạnh nên Bác đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Sợ đánh động đến giấc ngủ của các cháu mà Bác chỉ “nhón chân nhẹ nhàng”. Bác Hồ của chúng ta luôn vĩ đại như vậy, không thể hiện một cách ồn ào nhưng lại luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nước đã làm cho Bác mỏi mệt, suy tư, nhưng không vì vậy mà Bác lơ là với những đứa cháu của mình. Hành động dịu dàng, ấm áp của Bác khiến cho ta liên tưởng đến hình ảnh của người cha già đối với những người con thơ của mình vậy.
Qua cuộc đối thoại của anh đội viên với Bác thì hình ảnh của Bác càng trở lên đẹp đẽ hơn, Bác không đi ngủ theo lời khuyên như của anh đội viên mà khuyên lại anh nên đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc, còn Bác thức thì cứ “mặc Bác”. Bác không ngủ được không chỉ vì lo đến con đường Cách mạng phía trước mà còn là nỗi lo lắng, bồn chồn không yên tâm vì những người dân công phải ngủ ngoài rừng, điều kiện trong rừng lại vô cùng khắc nghiệt, chỉ có thể trải lá làm chiếu, manh áo mặc trên người làm chăn. Vì những người cháu thân yêu của Bác đang phải chịu khổ nên Bác không yên tâm ngủ ngon một mình:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Vâng, vì Bác là Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, là vị cha già của dân tộc ta nên Bác không ngủ và cũng không thể ngủ. Hình ảnh của bác hiện lên qua những trang thơ này thật đẹp biết bao. Bác đẹp không chỉ bởi con người trí tuệ, con người chính trị tài ba mà Bác đẹp bởi chính vẻ giản dị, dân dã, đẹp bởi chính tấm lòng bao dung, vị tha đầy ấm áp của Bác, Bác quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng của mình, đó là tấm lòng của một vĩ nhân, của một con người mà dù ai, miễn sao là con dân của Việt Nam đều cảm thấy tự hào, kính trọng.
Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.
Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.
Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.
Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt coi sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.
Cô ăn mặc không quá cầu kì, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.
Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.
Linh ơi , bọn mình có phải làm bài Hạt gạo làng ta không hay chỉ trường Hương Canh làm thôi !
Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
( _MIK CHÚC BẠN HK GIỎI NHÉ !_)
Ngồi một mình trong phòng vắng ở nhà ngoại, nhìn ngoài trời mưa cứ bay bay, lòng tôi trào dâng một nỗi nhớ nhà. Sao mà cứ nao nao trống vắng vô cùng. Nhìn những sợi mưa giăng giăng trong không gian. Tôi thấy bóng mẹ tôi như con cò lướt thướt đi kiếm mồi cho con.
Ký ức trở về từ một cơn mưa. Tôi là một đứa trẻ mảnh khảnh và ốm yếu. Cứ trái nắng trái gió một chút là nằm yên trên giường, đầu nóng hầm hập. “Giang bệnh” là cái tên mà tụi ở lớp đặt cho tôi. Cho nên, dường như không lúc nào tôi thiếu vắng bàn tay chăm nom của mẹ. Cả nhà chiều chuộng tôi rất mực, và tất nhiên mẹ là người cưng tôi nhất, chăm sóc tôi nhất. Một buổi chiều mẹ tôi đun nước nóng kỳ cọ tấm thân ốm nhom của tôi. Mỗi buổi tối mẹ dỗ nựng tôi khi tôi phụng phịu từ chối ly sữa “bắt buộc” trước khi lên giường ngủ... Tôi cứ nghĩ rằng hình như mẹ tôi luôn luôn bên cạnh, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối... Có lẽ đêm nào mẹ cũng thức giấc để ém mùng, sửa gối cho tôi. Chả là tôi ưa hay “quậy phá” trong giấc ngủ..
Hôm đó, buổi chiều đi học thì trời đang chuyển giông. Mẹ lúi cúi rửa chén dưới bếp nói với tôi hãy mang áo mưa đi. Tôi vâng dạ nhưng đã chạy ra khỏi nhà mà chẳng vâng lời mẹ. Cơn mưa đã đổ ầm ào từ tiết học thứ tư và cho đến lúc tan trường vẫn chưa có dấu hiệu nào chấm dứt. Đói bụng quá, tôi quyết định chạy về nhà trong khi tôi đã thấy gai gai ớn lạnh. Vừa chạy được một đoạn tôi đã gặp mẹ đang xăng xái đến trường. Mẹ gọi tôi dừng lại, vội vàng choàng lên tôi chiếc áo mưa mẹ mặc. Mẹ đang bán hàng ngoài chợ nhưng đã dẹp hàng để chạy đến “cứu trợ” cho tôi, tôi mặc áo mưa rất thản nhiên và không chút ngập ngừng. Mẹ tôi trong phút chốc đã ướt lướt thướt và chúng tôi cầm tay nhau đi nhanh về nhà.
Chưa kịp thay đồ, mẹ chạy vào buồng lấy quần áo của tôi, bắt tôi thay gấp, bắt tôi lên giường nằm. Mẹ đắp mền cho tôi, xoa dầu nóng khắp người tôi rồi sau đó người mới lo cho bản thân mình.
Bữa cơm chiều muộn màng hôm đó thật buồn. Ba tôi đi công tác xa, chỉ có hai mẹ con tôi và mẹ. Tôi đã rên hừ hừ ở trong mùng. Tôi nhìn lên bàn ăn, mẹ trệu trạo nhai từng hạt cơm và mắt cứ như dán vào tôi. Mẹ ăn một chén lấy lệ rồi lại để một bàn tay của người lên trán tôi. Tôi đã cảm nhận không sai. Bàn tay mẹ không mát rượi như ngày nào mà nóng bỏng như lửa. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, bắt tôi uống thuốc rồi sửa gối ngay ngắn. Mẹ khuyên tôi hãy ngủ để mẹ tôi nấu cháo cho tôi ăn. Tôi vùng vằng và oà lên khóc. Khi tôi được lay dậy cũng là lúc đêm về khuya. Mẹ ngồi đó trong ánh đòn dầu lửa trông cứ nhạt nhờ, mờ ảo. Mẹ nài nỉ tôi ăn cháo. Mùi thơm cháo thật dễ chịu, nhưng sao mà miệng tôi đắng ngắt, tôi chẳng muốn ăn tí nào. Bao nhiêu lần muỗng cháo của mẹ đến môi tôi, tôi đều quay mặt từ chối. Mẹ cứ kiên nhẫn thuyết phục rằng đây là chén cháo ngon. Mẹ nấu bằng gạo Nàng Loan và hầm với thịt gà... Thật là chán khi mẹ không chịu buông tha. Tôi khóc rống lên... “Không... không... con không ăn đâu. Nếu ngon thì mẹ ăn đi. Mẹ đừng có ác với con như thế!”.
Mẹ cười: “ừ thì cả mẹ con mình cùng ăn vậy. Mẹ ăn trước nhé”. Mẹ húp muỗng cháo cái soạt muốn tôi nghe thấy, tôi lại ngoảnh mặt khi muỗng ấy đến môi mình. Mẹ ngồi yên không động đậy, tay cầm chén cháo trong tay mà ngơ ngác và bối rối. Lại nài nỉ, lại từ chối. Lần cuối tôi đã vung tay vô ý và chiếc chén trên tay mẹ rơi xuống sàn nhà vỡ choang. Cháo bốc khói và lênh láng trên mặt đất. Tôi kéo mền co người lại, mặc mẹ muốn làm gì thì làm. Mẹ ngồi im như vậy rất lâu. Tôi lén vén mền thấy hai gò má của mẹ chảy hai dòng nước mắt. Vậy mà tôi vẫn lì và ngủ thiếp từ lúc nào.
Sáng hôm sau, tôi đã đỡ. Tôi gọi mọi người cho tôi ăn. Cô tôi đưa lên cho tôi một tô cháo nóng hổi và thơm lừng. Những miếng thịt gà trắng trông đến là ngon. Tôi húp lấy húp để muốn bỏng cả mồm. Khi cô tôi đi múc tô thứ hai thì tôi ngờ ngợ: “ủa mẹ giận mình hay đã đi chợ?”. Tôi hỏi cô tôi, thì cô nói nhỏ, giọng buồn buồn: “Mẹ con bị cảm nặng, sốt rất cao đã đưa đi bệnh viện rồi!”.
- “Mẹ ơi! Mẹ ơi...” Tôi kêu rống lên rất thảm thiết. Tôi đập đùng đùng ở trên giường “Ôi... mẹ ơi!...”. Tôi như tuyệt vọng trong niềm hối hận vô biên. Tại sao tôi lại quá ngây thơ khi mẹ choàng áo mưa cho tôi mà tôi đành để cho mẹ ướt? Tại sao tôi cũng không biết rằng mẹ đã sụt sịt cả tuần nay nhưng cũng không bỏ qua gian hàng để kiếm cơm gạo cho gia đình? Và trời ơi, tại sao tôi không biết khi người buông đũa trong bữa cơm, cũng như lúc người mớm cho tôi từng muỗng cháo cũng là lúc cơn bệnh đã hành hạ? Ôi, tại sao tôi lại thờ ơ với bàn tay nóng hầm hập của mẹ, làm sao tôi lại thờ ơ với dòng nước mắt bất lực của mẹ...
Chiều hôm đó, cô đưa tôi vào bệnh viện gặp mẹ. Mẹ nhỏ bé nằm ngập giữa màu trắng của khăn trải giường và của những cái gối cao. Chính vì thế mà cái nếp nhăn của mẹ xanh xao, phờ phạc càng nổi rõ hơn. Mẹ tôi đang mê man bất tỉnh. Cánh tay mẹ đầy những dây ống. Mẹ đang được truyền nước biển. Tôi không cầm lòng được. Nước mắt rơi lã chã và tôi ngồi xuống chiếc ghế góc phòng khóc nấc lên. Các bác sĩ yêu cầu cô tôi dẫn tôi về..
Căn phòng nhà tôi khi vắng mẹ sao mà trống trải và lạnh quá. Cô tôi an ủi tôi nhiều mà sao lòng tôi chẳng phút nguôi ngoai. Tối hôm ấy khi chợp mắt tôi lại thấy khuôn mặt mệt mỏi của mẹ xanh lợt, cặp môi tươi son là thế đã chuyển sang màu tím bầm... Ôi mẹ ơi, đêm nay lạnh lắm không hở mẹ?
Tôi thức giấc trong đêm khuya. Bát ngát tiếng côn trùng gieo vào không gian điệu nhạc buồn não nề. Tôi khóc, tôi ân hận, tôi lắng nghe tiếng mưa đổ ngoài trời...
Mẹ vẫn bệnh chưa dứt, cô tôi phải về vì bận việc. Nhà tôi đành khóa lại, tôi đi sang ở với ngoại. Buổi chiều mưa vẫn rơi, khóe mắt tôi cay cay. Tôi nhớ đến một câu thơ của Trần Đăng Khoa và thầm nguyện ước: aCon mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say”...
hok tốt
Ngồi một mình trong phòng vắng ở nhà ngoại, nhìn ngoài trời mưa cứ bay bay, lòng tôi trào dâng một nỗi nhớ nhà. Sao mà cứ nao nao trống vắng vô cùng. Nhìn những sợi mưa giăng giăng trong không gian. Tôi thấy bóng mẹ tôi như con cò lướt thướt đi kiếm mồi cho con.
Ký ức trở về từ một cơn mưa. Tôi là một đứa trẻ mảnh khảnh và ốm yếu. Cứ trái nắng trái gió một chút là nằm yên trên giường, đầu nóng hầm hập. “Giang bệnh” là cái tên mà tụi ở lớp đặt cho tôi. Cho nên, dường như không lúc nào tôi thiếu vắng bàn tay chăm nom của mẹ. Cả nhà chiều chuộng tôi rất mực, và tất nhiên mẹ là người cưng tôi nhất, chăm sóc tôi nhất. Một buổi chiều mẹ tôi đun nước nóng kỳ cọ tấm thân ốm nhom của tôi. Mỗi buổi tối mẹ dỗ nựng tôi khi tôi phụng phịu từ chối ly sữa “bắt buộc” trước khi lên giường ngủ... Tôi cứ nghĩ rằng hình như mẹ tôi luôn luôn bên cạnh, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối... Có lẽ đêm nào mẹ cũng thức giấc để ém mùng, sửa gối cho tôi. Chả là tôi ưa hay “quậy phá” trong giấc ngủ...
Hôm đó, buổi chiều đi học thì trời đang chuyển giông. Mẹ lúi cúi rửa chén dưới bếp nói với tôi hãy mang áo mưa đi. Tôi vâng dạ nhưng đã chạy ra khỏi nhà mà chẳng vâng lời mẹ. Cơn mưa đã đổ ầm ào từ tiết học thứ tư và cho đến lúc tan trường vẫn chưa có dấu hiệu nào chấm dứt. Đói bụng quá, tôi quyết định chạy về nhà trong khi tôi đã thấy gai gai ớn lạnh. Vừa chạy được một đoạn tôi đã gặp mẹ đang xăng xái đến trường. Mẹ gọi tôi dừng lại, vội vàng choàng lên tôi chiếc áo mưa mẹ mặc. Mẹ đang bán hàng ngoài chợ nhưng đã dẹp hàng để chạy đến “cứu trợ” cho tôi, tôi mặc áo mưa rất thản nhiên và không chút ngập ngừng. Mẹ tôi trong phút chốc đã ướt lướt thướt và chúng tôi cầm tay nhau đi nhanh về nhà.
Chưa kịp thay đồ, mẹ chạy vào buồng lấy quần áo của tôi, bắt tôi thay gấp, bắt tôi lên giường nằm. Mẹ đắp mền cho tôi, xoa dầu nóng khắp người tôi rồi sau đó người mới lo cho bản thân mình.
Bữa cơm chiều muộn màng hôm đó thật buồn. Ba tôi đi công tác xa, chỉ có hai mẹ con tôi và mẹ. Tôi đã rên hừ hừ ở trong mùng. Tôi nhìn lên bàn ăn, mẹ trệu trạo nhai từng hạt cơm và mắt cứ như dán vào tôi. Mẹ ăn một chén lấy lệ rồi lại để một bàn tay của người lên trán tôi. Tôi đã cảm nhận không sai. Bàn tay mẹ không mát rượi như ngày nào mà nóng bỏng như lửa. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, bắt tôi uống thuốc rồi sửa gối ngay ngắn. Mẹ khuyên tôi hãy ngủ để mẹ tôi nấu cháo cho tôi ăn. Tôi vùng vằng và oà lên khóc. Khi tôi được lay dậy cũng là lúc đêm về khuya. Mẹ ngồi đó trong ánh đòn dầu lửa trông cứ nhạt nhờ, mờ ảo. Mẹ nài nỉ tôi ăn cháo. Mùi thơm cháo thật dễ chịu, nhưng sao mà miệng tôi đắng ngắt, tôi chẳng muốn ăn tí nào. Bao nhiêu lần muỗng cháo của mẹ đến môi tôi, tôi đều quay mặt từ chối. Mẹ cứ kiên nhẫn thuyết phục rằng đây là chén cháo ngon. Mẹ nấu bằng gạo Nàng Loan và hầm với thịt gà... Thật là chán khi mẹ không chịu buông tha. Tôi khóc rống lên... “Không... không... con không ăn đâu. Nếu ngon thì mẹ ăn đi. Mẹ đừng có ác với con như thế!”.
Mẹ cười: “ừ thì cả mẹ con mình cùng ăn vậy. Mẹ ăn trước nhé”. Mẹ húp muỗng cháo cái soạt muốn tôi nghe thấy, tôi lại ngoảnh mặt khi muỗng ấy đến môi mình. Mẹ ngồi yên không động đậy, tay cầm chén cháo trong tay mà ngơ ngác và bối rối. Lại nài nỉ, lại từ chối. Lần cuối tôi đã vung tay vô ý và chiếc chén trên tay mẹ rơi xuống sàn nhà vỡ choang. Cháo bốc khói và lênh láng trên mặt đất. Tôi kéo mền co người lại, mặc mẹ muốn làm gì thì làm. Mẹ ngồi im như vậy rất lâu. Tôi lén vén mền thấy hai gò má của mẹ chảy hai dòng nước mắt. Vậy mà tôi vẫn lì và ngủ thiếp từ lúc nào.
Sáng hôm sau, tôi đã đỡ. Tôi gọi mọi người cho tôi ăn. Cô tôi đưa lên cho tôi một tô cháo nóng hổi và thơm lừng. Những miếng thịt gà trắng trông đến là ngon. Tôi húp lấy húp để muốn bỏng cả mồm. Khi cô tôi đi múc tô thứ hai thì tôi ngờ ngợ: “ủa mẹ giận mình hay đã đi chợ?”. Tôi hỏi cô tôi, thì cô nói nhỏ, giọng buồn buồn: “Mẹ con bị cảm nặng, sốt rất cao đã đưa đi bệnh viện rồi!”.
- “Mẹ ơi! Mẹ ơi...” Tôi kêu rống lên rất thảm thiết. Tôi đập đùng đùng ở trên giường “Ôi... mẹ ơi!...”. Tôi như tuyệt vọng trong niềm hối hận vô biên. Tại sao tôi lại quá ngây thơ khi mẹ choàng áo mưa cho tôi mà tôi đành để cho mẹ ướt? Tại sao tôi cũng không biết rằng mẹ đã sụt sịt cả tuần nay nhưng cũng không bỏ qua gian hàng để kiếm cơm gạo cho gia đình? Và trời ơi, tại sao tôi không biết khi người buông đũa trong bữa cơm, cũng như lúc người mớm cho tôi từng muỗng cháo cũng là lúc cơn bệnh đã hành hạ? Ôi, tại sao tôi lại thờ ơ với bàn tay nóng hầm hập của mẹ, làm sao tôi lại thờ ơ với dòng nước mắt bất lực của mẹ...
Chiều hôm đó, cô đưa tôi vào bệnh viện gặp mẹ. Mẹ nhỏ bé nằm ngập giữa màu trắng của khăn trải giường và của những cái gối cao. Chính vì thế mà cái nếp nhăn của mẹ xanh xao, phờ phạc càng nổi rõ hơn. Mẹ tôi đang mê man bất tỉnh. Cánh tay mẹ đầy những dây ống. Mẹ đang được truyền nước biển. Tôi không cầm lòng được. Nước mắt rơi lã chã và tôi ngồi xuống chiếc ghế góc phòng khóc nấc lên. Các bác sĩ yêu cầu cô tôi dẫn tôi về..
Căn phòng nhà tôi khi vắng mẹ sao mà trống trải và lạnh quá. Cô tôi an ủi tôi nhiều mà sao lòng tôi chẳng phút nguôi ngoai. Tối hôm ấy khi chợp mắt tôi lại thấy khuôn mặt mệt mỏi của mẹ xanh lợt, cặp môi tươi son là thế đã chuyển sang màu tím bầm... Ôi mẹ ơi, đêm nay lạnh lắm không hở mẹ?
Tôi thức giấc trong đêm khuya. Bát ngát tiếng côn trùng gieo vào không gian điệu nhạc buồn não nề. Tôi khóc, tôi ân hận, tôi lắng nghe tiếng mưa đổ ngoài trời...
Mẹ vẫn bệnh chưa dứt, cô tôi phải về vì bận việc. Nhà tôi đành khóa lại, tôi đi sang ở với ngoại. Buổi chiều mưa vẫn rơi, khóe mắt tôi cay cay. Tôi nhớ đến một câu thơ của Trần Đăng Khoa và thầm nguyện ước: aCon mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say”..