K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2023

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

 ( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174  )

  - Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới 

 

  - Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể 

 

22 tháng 7 2023

Vì những loài cây này ưa bóng -> Sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ít ánh sáng, bóng râm (như dưới tán cây rừng lớn) => Cho hiệu quả và năng suất cao\

Còn với điều kiện ánh sáng mạnh, các phản ứng sinh lí - sinh hoá của cây diễn ra bị rối loạn => Cây kém phát triển, dễ bị bệnh => Hiệu quả và năng suất kém

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (A, B, C) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15 oC đến 30 oC) → Nên nhập loài cá B để về nuôi.

- Giải thích:

+ Loài cá B có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38 oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30 oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá B sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

+ Trong khi đó, loài cá A có giới hạn sinh thái là 0 – 14 oC, loài cá C là 34 – 45 oC đều nằm ngoài ngưỡng nhiệt độ trung bình của địa phương, do đó, loài cá A và loài cá C sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình. Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ CO2, nồng độ O2.

 

Con người, châu chấu, con bò, cỏ.

22 tháng 7 2023

Hình 1: Dưới mặt đất (trong đất)

Hình 2: Kí sinh trong cơ thể người

Hình 3: Trên mặt đất

Hình 4: Dưới nước, đại dương

22 tháng 7 2023

Các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh trong Hình 41,1 là: Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ O2, nồng độ CO2, châu chấu, con bò, cỏ, con người,...

22 tháng 7 2023

Tham khảo

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).

22 tháng 7 2023

Tham khảo

1. Học sinh in phiếu điều tra và tiến hành điều tra thực tế để thu thập số liệu.

 

* Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Điều tra tổng số 100 bạn.

2.  Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".

• Nguyên nhân gây bệnh AIDS:

- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

• Triệu chứng bệnh AIDS:

Điều tra hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên 1. Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu điều tra Bảng 40.2. 2. Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. (ảnh 2)

• Biện pháp phòng chống AIDS:

- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…

- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…

 

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:

- Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.

- Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.