K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

21 tháng 8 2018

vào vn.doc

22 tháng 8 2018

Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, xứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ xứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

     + Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

21 tháng 8 2018

Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?

Trả lời:

-  Tiếng dùng để tạo từ.

-  Từ dùng để tạo câu.

-   Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.

21 tháng 8 2018

Tiếng:Chuỗi âm thanh nhỏ nhất(Hiểu một cách nôm na:Mỗi lần phát âm là một tiếng).Tiếng có thể cs nghĩa hoặc k cs nghĩa,là đơn vị cấu tạo nên từ.

Từ:Từ đc cấu tạo bởi các tiếng.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất cấu tạo thành câu.Từ pk cs nghĩa rõ ràng

Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu,tiếng ấy trở thành từ

Chúc bn hc tốt

28 tháng 8 2018

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ , đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

21 tháng 8 2018

biện pháp tu từ đặc sắc đươch tác giả giả trần đăng khoa sử dụng tinh tế trong đoạn thơ trên là nhân hóa

trần đăng khoa sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong 2 bài thơ trên !

21 tháng 8 2018

 2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu

21 tháng 8 2018

Gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Vậy tập tục này từ đâu mà có? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của những chiếc bánh chưng bánh dày.

Sự tích bánh chưng bánh dày

Người Việt Nam từ bao đời nay không ai là không biết về sự tích bánh chưng, bánh dày . Tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao.

Sự tích bánh chưng bánh dày đã có từ đời vua Hùng vương thứ 6

Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Khi dâng lên, hai loại bánh ấy được vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, đồng thời đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh dày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng. Từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.

Nguyên liệu làm bánh chưng bánh dày

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm có gạo nếp, đỗ, thịt lợn và lá dong. Để có chiếc bánh chưng dẻo thơm, nhất thiết phải chọn loại gạo nếp thật ngon, thịt phải là thịt lợn ba chỉ có cả mỡ và nạc để nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Gạo nếp sau khi đãi sạch, được xóc muối cho ngấm, đổ vào khuôn lót lá dong, lấy đậu xanh làm nhân bánh, trong cùng để miếng thịt lợn.

Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chuyên làm bánh chưng, tất cả những nguyên liệu ấy được gói gọn trong lớp lá dong xanh mướt, dùng lạt mềm buộc chặt và cho vào nồi luộc chín. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả cùng hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.

Theo sự tích bánh chưng bánh dày, gói bánh chưng làm bánh dày là một tập tục truyền thống của người Việt trong dịp tết cổ truyền

Bánh dày được làm từ gạo nếp. Chọn loại gạo nếp ngon, dẻo, đồ chín rồi đổ vào cối giã nhuyễn. Sau đó vo tròn xếp vào lá dong, rồi dùng tay chia thành từng cục bột nhỏ, nặn tròn và ấn bẹp xuống. Vậy là có những chiếc bánh dầy dẻo thơm. Bánh dày thường được ăn kèm với giò, chả... rất ngon miệng.

Ý nghĩa sự tích bánh chưng bánh dày ngày Tết Việt Nam

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự tích bánh chưng bánh dày mang ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh

Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.

Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

k nha

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 8 2018

1. Trông thấy tôi, Dế Choắt // khóc thảm thiết.

                               CN              VN

=> Vị ngữ là cụm động từ.

2. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh // treo kín bốn bức tường.

                                                                                            CN                                    VN

=> Chủ ngữ là cụm danh từ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 8 2018

Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...

20 tháng 8 2018

Nội dung chính của đoạn thơ trên là ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác( Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.)

 

20 tháng 8 2018

"Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già."

(Bác ơi - Tố Hữu)

Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu trần thuật đơn có tự "là"

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu được giới thiệu trên báo "Nhân dân", sau này in trong tập thơ "Ra trận". Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngôn, chia đều thành 13 khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sông núi và lòng người. Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi thương tiếc Người và nguyện thực hiện lời Bác đặn. Đây là khổ thớ thứ 7 nằm trong phần 2 bài thơ "Bác ơi!":

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già!”.

Đoạn thơ đã ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác. Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.

1. Câu thơ thứ nhất là một so sánh, một lời ngợi ca khẳng định:

“ Bác sống như trời đất của ta”.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tự “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta. Ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca dao có câu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

Trong nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, với lối nói ấy, Tố Hữu đã sáng tạo nên nhiéu câu thơ tuyệt đẹp:

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

 

(Sáng tháng năm)

“Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? một trái tim

Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim”

(Theo chân Bác)

2. Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.

Câu thơ cuối đoạn cũng có hai vế tiểu đối thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ hướng tới hai lứa tuổi cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội là em thơ và các cụ già Việt Nam:

“Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Chữ “để”có nghĩa là “để dành cho”.Chữ “tặng” thể hiện một tấm lòng, một cách ứng xử vô cùng trân trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả tình thân yêu. San sẻ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hôn Bác dành cho các cháu gần xa. Các vị lão giả cao niên “xưa nay hiếm” chắc đều đã về cõi thiên thu, nhưng những chiếc áo lụa Bác Hồ tặng các cụ, vẫn mãi mãi là kỉ vật thiêng liêng mà con cháu giữ gìn đến muôn đời mai sau? Cả ba câu thơ đều viết dưới hình thức liệt kê và đối xứng, tựa như những trang đời của Bác Hồ được dần mở rộng ra. Và mỗi chúng ta tưởng như đang mở rộng tầm mắt và tâm hồn chiếm lĩnh dần “hương nhân ái” Hồ Chí Minh, như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

“Đoá hoa sen mặt đất tỏa hương trời

Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi”

Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” – đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.

20 tháng 8 2018

chi tiết trên ko có thật.

20 tháng 8 2018

Chi tiết trên không có thật và đây là truyện truyền thuyết nên thường có những chi tiết kì ảo.

Ý nghĩa 1-Thánh gióng lớn thật nhanh thành tráng sĩ để đánh giặc ,mang bình yên về cho nước nhà , cho nhân dân.

Ý nghĩa 2-Cho dù vũ khí để đấu tranh đã mất,nhưng Thánh Gióng vẫn lấy những thứ ở xung quanh mình để đánh cho đến hết giặc mới thôi.Câu văn này thể hiện ý chí kiên cường đánh giặc và sự thông minh khi đã nhổ tre của Gióng.

Ý nghĩa 3-Thánh gióng là biểu tượng của sự khiêm tốn , đã đánh xong giặc rồi nhưng không cần bất cứ lời khen ngợi ,lời ca tụng nào của nhân dân  mà bay về trời.

Những chi tiết trên cho ta thấy Thánh gióng là nhân vật truyền thuyết được nhân giân sáng tạo ra,có ý chí ,sự nỗ lực,sự nhạy bén , sự thông minh và quyết tâm đánh giặc để bảo vệ cho dân chúng được ấm no , đất nước được thái bình.