K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2018

Bài 1:

Từ ghép : đáng yêu 

Từ láy: các từ còn lại

Bài 2;

Lạnh lùng

Nhanh nhẹn

4 tháng 8 2018

Bài 1

Tìm từ ghép và từ láy trong các từ sau:

Dịu dàng, xinh xắn, đáng yêu thơm tho, sạch sẽ, tươi tốt, tươi tắn, mặt mũi, xinh tươi, đi đứng

Từ ghép là từ mik in đậm í

Từ láy là từ gạch chân nhé!

Bài 2

Cho các tiếng sau. Hãy tạo thành các từ láy

- Lạnh lùng

-Nhanh nhẹn

.............  Hok Tốt nhé  ..............

........  Nhớ k cho mik nhé .........

4 tháng 8 2018

Suốt cả một tuần nay, trời không một gợn mây nào, ánh nắng như thiêu như đốt chiếu xuống mặt đất khiến vạn vật kho héo. Thật may mắn cơn mưa rào đã kịp đến làm dịu mát cỏ cây hoa lá.

Từng cơn gió nam thổi đến mang theo hơi nước lành lạnh khiến em khoan khoái. Cái mùi nồng nồng ngai ngái của cơn mưa khiến đầu óc tất cả đều cảm thấy thư thả. Bầu trời đang trong xanh nay bị che khuất bởi những đám mây đen đang ngày một lớn dần ở phía đằng Đông. Trong không gian thoáng đãng ấy, em còn nghe văng vẳng tiếng sấm từ xa. Họ hàng nhà kiến đã rủ nhau mang thực phẩm lên cao tránh mưa từ lâu rồi.

Đầu tiên là một hai giọt mưa to tròn nặng trĩu rơi xuống, sau đó “rào…rào” hàng vạn những giọt nước trong suốt khác cũng ồ ạt nối tiếp. Mưa trắng trời trắng đất, những giọt mưa lao nhanh, hết xiên bên trái lại tạt bên phải tạo thành những bong bong nhỏ li ti trên mặt đất. Không gian mát lạnh, hơi nước đã xóa tan đi cái nóng của mấy tuần nay. Những giọt mưa đập xuống mái tôn, rơi trên tàu lá chuối. Cây cối reo hò vui mừng đón chào cơn mưa, những bông hoa hướng dương uốn mình lắc lư theo gió.

Mưa đã về! Trong khoảng không rộng lớn ấy bỗng vang tiếng ì ùng khiến bọn trẻ sợ hãi, đó là tiếng sấm đầu hè. Nó báo hiệu mùa hè thật sự đã đến rồi. Trên con đường rộng lớn, mọi người hối hả mặc áo mưa hoặc nhanh chân tìm chỗ trú để không bị ướt.Nước mưa cuồn cuộn dồn vào miệng cống thoát nước, cây cối hả hê uống những giọt nước trong lành, mát lạnh để bù lại cái khát suốt cả một tuần qua.

Cơn mưa kéo dài đến tận một tiếng sau mới dần tạnh. Ở phía đằng đông chân trời mang một màu ửng hồng rất đẹp. Những người trú mưa lại bắt đầu ra đường hoạt động trở lại, ánh nắng vàng chiếu khắp mặt đất. Những cánh hoa còn vương những giọt nước mưa được ánh mặt trời chiếu rọi lấp lánh và lung linh như những viên pha lê quý hiếm. Xe cộ đi lại như mắc cửi, tiếng cười nói, tiếng phương tiện hoạt động lại ồn ào, ầm ĩ trái ngược hẳn với lúc trời mưa.

Em rất yêu thích cơn mưa. Cơn mưa giúp cho cỏ cây tươi tốt, đất đai màu mỡ. Em cũng thích được ngắm nhìn vạn vật dưới cơn mưa nữa.

4 tháng 8 2018

Lên mạng tham khảo

4 tháng 8 2018

Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

4 tháng 8 2018

   Em đã có rất nhiều chuyến đi xa cùng gia đình và mỗi chuyến đi là một kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ trong tuổi thơ. Nhưng chuyến đi trải nghiệm thực tế đến Đền Hùng - Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lăng Bác (Hà Nội) do trường THCS Lê Quý Đôn thân yêu của em tổ chức đã để lại cho em ấn tượng hơn cả.  Đó thực sự là một chuyến trải nghiệm bổ ích, lí thú và đáng nhớ đối với mỗi học sinh đã được tham gia.
             Đúng 5h30' ngày 11/11/2015, học sinh khối 7 đều tập trung đông đủ tại trường để chuẩn bị lên xe bắt đầu chuyến đi. Ai trông cũng vui vẻ, háo hức trước chuyến đi trải nghiệm đầu tiên. Trước ngày đi, chúng em đã được cô giáo chủ nhiệm dặn dò kĩ càng về quy định của nhà trường trong suốt chuyến đi cũng như các đồ dùng cần chuẩn bị nên các bạn đều đã có những hành trang cần thiết.
 


 

              Đến 6h00 chiếc xe bắt đầu lăn bánh chở chúng em đến Đền Hùng (Phú Thọ) - mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Sau gần 4 giờ đi đường, chúng em đã đến nơi. Một số bạn bị mệt sau chặng đường dài trên ô tô nhưng điều đó không làm giảm đi sự háo hức về với cội nguồn của các bạn. Đầu tiên, chúng em được tham quan Đền Hạ, chùa Thiên Quang. Qua sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, chúng em biết Đền Hạ là nơi được dân gian tương truyền rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Chùa Thiên Quang tọa lạc gần Đền Hạ, được xây dựng vào thời Trần. Trước cửa chùa còn có cây vạn tuế đã gần 800 năm tuổi. Sau đó, chúng em được tham quan Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dầy. Trên cao hơn nữa là Đền Thượng nơi thờ 18 vị vua Hùng. Cuối cùng, chúng em đến tham quan Đền Giếng Ngọc. Đây là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Mọi thứ tạo nên một bức tranh phong cảnh thật hoang sơ, rộng lớn nhưng không kém phần linh thiêng, trang trọng. Trước những quang cảnh hùng vĩ đó và những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, chúng em càng thêm yêu quý và tự hào về dân tộc ta, đất nước ta.
 


 

             Sự yêu quý và niềm tự hào đó dường như được nhân lên rất nhiều khi  đến khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đã cho chúng em thấy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Với thông tin truyền thông trên báo, đài và sự hướng dẫn cụ thể của chị hướng dẫn viên, chúng em đã có rất nhiều thông tin cần thiết, bổ ích về nơi đây. Chúng em biết vào năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ Khống Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám - nơi được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Hiện trong khu di tích còn 82 tấm bia đá, khắc tên của 1306 vị tiến sĩ đỗ đạt trong 82 kì thi. Qua chuyến tham quan, chúng em còn thấy được nước ta là một đất nước coi trọng giáo dục và có nền giáo dục rất lâu đời.
 


 

              Ngày hôm sau, chúng em được đi thăm lăng Bác. Để tham dự lễ chào cờ diễn ra vào mỗi buổi sáng tại quảng trường Ba Đình, chúng em phải dậy sớm hơn thường ngày. Buổi chào cờ theo nghi thức quốc gia diễn ra thật trang trọng, đầy tự hào. Sau đó, chúng em đi tham quan chùa Một Cột như hình bông hoa sen nở rộ giữa mặt hồ phẳng lặng. Tiếp đến, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ báo công dâng Bác với sự kính trọng và niềm tự hào về những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Rồi đoàn chúng em vào lăng viếng Bác. Không khí trang nghiêm trong lăng dường như làm thời gian ngừng trôi, không gian như dừng lại để chúng em được ngắm nhìn Bác lâu hơn. Chúng em còn được đi tham quan Phủ Chủ Tịch, ao cá, nhà sàn và khu nhà 58 nơi Bác từng sống và làm việc. Cuối cùng, khi được xem tư liệu về những giây phút cuối đời Bác, rất nhiều bạn đã không cầm được nước mắt mà bật khóc vì nhân cách, lẽ sống chan hòa, giản dị của Bác. Hành trình tham quan lăng Bác kết thúc với những cảm xúc khó quên.


 

                Địa điểm cuối cùng chúng em được tham quan trong chuyến đi là Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn và vườn hoa Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm rộng lớn với tháp Rùa ở giữa từ lâu đã là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên hồ là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Còn vườn hoa Lý Thái Tổ thì thật lung linh với rất nhiều loài hoa khác nhau đang khoe sắc. Đứng trước những khung cảnh đẹp đẽ đó, không ít bạn đã phải thốt lên rằng: "Ôi! Hà Nội thật đẹp quá!"
                Chuyến trải nghiệm kết thúc để lại cho chúng em rất nhiều sự lưu luyến và tiếc nuối. Qua chuyến đi, chúng em đã biết thêm được nhiều điều bổ ích và có những kỉ niệm thật khó quên.

8 tháng 8 2018
Biện pháp ẩn dụ nha Hình ảnh:đã nghe...trong gió

(người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp

chạy một mạch về nhà

đi nhanh như chạy

(người) di chuyển nhanh đến nơi khác, không kể bằng cách gì

chạy xe lên thành phố (đi bằng xe)

chạy vội ra chợ mua ít thức ăn

(phương tiện giao thông) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt

tàu chạy trên đường sắt

thuyền chạy dưới sông

(máy móc hoặc đồ dùng có máy móc) hoạt động, làm việc

máy chạy thông ca

đồng hồ chạy chậm

đài chạy pin (hoạt động bằng pin)

điều khiển cho phương tiện, máy móc di chuyển hoặc hoạt động

làm nghề chạy xe ôm

chạy máy phát điện

4 tháng 8 2018

Chạy ăn: Lo kiếm ăn cho gia đình với một cách chật vật.

Ví dụ: Nhà cái Lan nghèo lắm! Một bữa thôi mà phải lo chạy ăn từng thìa.

4 tháng 8 2018

Lại một ngày nữa lại bắt đầu trên dải đất cọc cằn nhưng đầy tình yêu thương này. Vâng, và mảnh đất đó chính là nơi chôn rau cắt rốn của tôi, mang hai tiếng gọi thân thương khiến tôi không thể nào quên - Khánh Hòa. Sáng sớm, làn sương mù lạnh buốt đã bao quanh thôn xóm làng xa, chỉ còn lại một màu trắng phau, giăng tứ phía làm tôi chẳng thấy được rõ ràng những cảnh vật xung quanh. Càng về sau, mặt trời càng ló dạng, càng lên cao sau những ngọn đồi xanh biếc phía xa xa thì tôi mới cảm nhận được hết không khí buổi sáng trong lành trên mảnh đất của biển khơi. Cơn gió mát thoang thoảng bay trên những bông lúa mới chớm nở, mang hương vị của muối, của biển cả vào đất liền. Những cành cây còn ủ rũ sau trận mưa đêm qua giờ đây đã choàng tỉnh giấc, vươn lên khoe sắc đơm hoa. Những cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa như những cô cậu bé tuổi mới lớn lon ton trên bãi biển mênh mang gió thổi. Ôi, nhưng sao tôi lại chú ý tới các chú làng chài da ngăm đen đang giăng buồm chuẩn bị ra khơi bắt cá. Buổi sáng tinh mơ đã bắt gặp những đoàn tàu rực rỡ màu sắc du ngoạn trên mặt nước xanh bao la. Khung cảnh buổi sáng tật đẹp làm sao! Tôi yêu lắm khung cảnh buổi sáng này, nó không đông đúc như Thành phố Hồ Chí Minh, không cổ kính như Hà Nội, cũng không nhộn nhịp như Đông bằng Sông Cửu Long, mà nó mang một chút dễ chịu từ biển cả, một chút yên bình từ thôn xóm và một chút hùng vĩ của núi rừng. Vâng, đó chính là buổi sáng của quê hương tôi, buổi sáng của Mẹ biển Đông bao la, buổi sáng của vùng đất thiêng liêng nhuộm đỏ dòng máu anh hùng, và nó mang tên "KHÁNH HÒA".

chúc học tốt

4 tháng 8 2018

Nhân vật chình: Lang Liêu

Nhân vật phụ: các hoàng tử, vua, vợ Lang Liêu, vị thần, các quan đại thần....

Sự kiện: 

  • Vua Hùng chọn người kế ngôi bằng cách: ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương thì đc truyền ngôi
  • Các hoàng tử đua nhau đi tìm các vật quý hiếm
  • Do suy nghĩ nhiều, Lang Liêu thiếp đi, và trg giấc ngủ chàng đc một vị thần chỉ cho các làm lễ vật
  • Lang Liêu làm bánh trưng, bánh dày, vừa lòng nhà vua và đc kế ngôi vua

p/s: tham khảo, lâu k hok nên mk cx k chắc

4 tháng 8 2018

chó ngu xuẩn

4 tháng 8 2018

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

4 tháng 8 2018

a, bàn : 

1, cái bàn , bàn chân ,bàn chông , bàn chải ,.... ( danh từ chỉ sự vật)

2, bàn bạc , bàn cãi , bàn luận ,......( động từ chỉ hoat động )

b, đập : 

1, đập tan , đập chết , đập nát , ......( động từ chỉ hoạt động )

2, con đập , đập nước ,....(danh từ chỉ sự vật)