có ai muốn kết bạn với tui không buồn quá huhu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em
Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.
II. Thân bài
1. Ngoại hình và tính tình người mẹ
a. Ngoại hình
– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi
– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.
– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.
– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.
– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.
b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ
– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.
– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.
– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.
– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.
2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ
– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.
– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.
3. Vai trò người mẹ với em
– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.
– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.
– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.
– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.
3. Kết bài:
- Em rất tự hào về mẹ.
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
~HT~
I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn
– Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa- Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
còn cây tre
a. Mở bài: Giới thiệu về cây tre
Mẫu: Từ xưa đến nay, đặc biệt là ở những làng quê, cây tre luôn là một người bạn thân thiết và hữu ích. Cây tre đi vào cuộc sống của người dân từ sinh hoạt ngày thường đến trong lao động sản xuất. Bởi vậy, nó khiến cho người dân ngày càng thêm yêu mến, trồng ở khắp mọi nơi.
b. Thân bài:
- Miêu tả cây tre:
- Cây tre rất cao, có thể cao đến hơn 5 mét tùy nơi trồng, chăm sóc
- Thân tre thẳng tắp, dẻo dai, kiên cường, dù là trong gió bão
- Thân tre thường không quá to như cây thân gỗ, phần to nhất cũng chỉ khoảng như bắp tay
- Thân tre chia thành nhiều đốt, càng lên cao, độ dài từng đốt tre càng ngắn lại
- Lớp vỏ bên ngoài thân tre có màu xanh sẫm, càng lên cao chàng nhạt hơn, chuyển sang xanh non
- Bên trong thân tre rỗng ruột, mỗi đốt tre sẽ có một ô rỗng riêng bên trong
- Phần nối ở giữa các đốt tre sẽ xuất hiện mắt tre, nếu đủ tuổi, thì đó sẽ là nơi xuất hiện những nhánh tre nhỏ hoặc hoa tre
- Rễ tre mọc thành chùm rất dày, cắm sâu vào lòng đất
- Rễ tre rất cứng, không mềm như rễ cây thông thường
- Lá tre nhỏ và dài như ngón tay, mỏng tanh, màu xanh như thân cây
- Biểu cảm về cây tre:
- Cây tre đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống (làm đồ ăn, làm đồ thủ công mĩ nghệ, đi vào ca dao dân ca…)
- Cây tre tham gia chiến đấu cùng người dân (làm phòng tuyến bảo vệ người dân, làm vũ khí như chông…)
- Cây tre gắn bó với những hoạt động ý nghĩa (ngày hội làng bên bụi tre, những đám cưới thôn quê…)
- Những kỉ niệm tuổi thơ cùng cây tre (đi hái măng tre, chơi đùa dưới bóng mát cây tre…)
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây tre
Mẫu: Em luôn dành những tình cảm đặc biệt cho cây tre. Đó là tình cảm dành cho một loài cây đẹp, và cũng là tình cảm dành cho một người bạn tuổi thơ.
1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)
Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)
Trong bài "Bánh trôi nước" (SGK Ngữ Văn 7/T94)?
Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
?Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
?Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không?
? Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
Mik sửa lại câu hỏi nha mn !
Bố cục
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … không cân sức): Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay
+ Phần 2 (tiếp … văng ra xa): Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
+ Phần 3 (còn lại): Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Văn bản chia thành 3 phần:
+ Phần 1 ( Từ đầu… không cân sức) Trước khi đánh nhau với cối xay
+ Phần 2 (tiếp… người văng ra xa): Cuộc giao tranh giữa Đôn-ki và cối xay
+ Phần 3 (còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay
- 5 sự việc chính chủ yếu:
+ Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió
+ Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê
+ Quan niệm và cách cư xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn
+ Chuyện ăn
+ Chuyện ngủ
=< Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.
Câu 2
ính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ:
- Trí tuệ: mê muội (đọc quá nhiều chuyện hiệp sĩ)
+ Thấy cối xay lại nghĩ bọn khổng lồ gian ác
+ Khi bị quật ngã lại cho rằng đó là do pháp sư yểm bùa biến những tên khổng lồ thành cối xay
- Tư tưởng: tiêu diệt cái xấu khỏi mặt đất, theo tinh thần hiệp sĩ
- Hành động: bất chấp nguy hiểm, lời can ngăn vẫn lao vào đánh nhau với cối xay gió
- Tính cách: dũng cảm, khắc khổ, cứng nhắc.
- Quan niệm sống: quên mình vì việc nghĩa (quên cả chuyện ăn, ngủ, chăm lo cho bản thân)
=< Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt- hành hiệp trượng nghĩa- nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp.
Câu 3
- Xan- chô-pan-xa
- Trí tuệ: hoàn toàn tỉnh táo
+ Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay
- Ước muốn: thực tế tới mức thực dụng
+ Mong được cai trị một vài hòn đảo
- Hành động; nhút nhát, sợ sệt
+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay
+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay
- Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…)
- Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế
=< Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.
\Câu 4
Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động… để thấy rõ nhà văn xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
Hướng dẫn soạn bài " Đánh nhau với cối xay gió" - Trích Đônkihôtê - Xecvantet - Văn lớp 8
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm:
- Xéc-van-tét (1547-1616)
- Là nhà văn tài ba của Tây Ba Nha và ông xuất thân trong một gia đình quý tộc bậ trung.
- Văn bản đánh nhau với cối xay gió là ở chương 8.
2.Đọc hiểu chú thích, bố cục:
- Thể loại: tiểu thuyết
- Gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... bọn khổng lồ
->Những sự việc trước khi đánh nhau với cối xay gió
+ Đoạn 2: Tiếp ... toạc nửa vai
->Diễn biến của cuộc đánh nhau với cối xay gió
+ Đoạn 3: Còn lại
->Những sự việc sau khi đánh nhau với cối xay gió
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Nhân vật Đôn-ki-hô-tê:
- Trong trận đấu: hành động tốt đẹp nhưng thực ra đó không phải là những tên khổng lồ nên từ cái hoang tưởng đó mà đã thành động cơ phá hoại
- Sau trận đấu: Quan niệm: đau đớn (không kêu); không ăn; không uống
=>Qua đây, ta thấy Đôn-ki-hô-tê là người có lí tưởng cao đẹp, có hành động dũng cảm nhưng đầu óc mê muội vì thế làm cho hành động sai lệch, nực cười. Đôn-ki-hô-tê vừa đáng trách, vừa đáng thương
2.Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
- Trước trận đấu: ông vào can chủ và không tham gia
- Là nhân vật tầm thường, thực dụng và ngay thẳng
3.Cặp nhân vật tương phản:
- Xây dựng cặp nhân vật dựa trên nghệ thuật đối lập tương phản
+ Nguồn gốc
+ Hình dáng
+ Khát vọng
+ Nhận thực, quan niệm sống
+ Suy nghĩ
=>Học ở Đôn-ki-hô-tê những lí tưởng cao đẹp và hành động dũng cảm. Học ở Xan-chô Pan-xa sự tỉnh táo và hiền lành.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Tương phản đối lập
- Nghệ thuật kể chuyện miêu tả hài hước và lôi cuốn
- Tác giả khuyên chúng ta không nên hoang tưởng, thực dụng mà phải thật tỉnh táo và cao thượng
2.Nội dung:
oki^^
có nè, kết bạn nha