Bài4.Em được cô giáo phân công lên kế hoạch cụ thể để tổ chức cho các bn trong lớp tham quan một cơ sở sản sở sản xuất ở địa phương vào tuần tới .Hãy lập chương trình cho hoạt động.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
"Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
Danh từ kết hợp với an ninh:Ca quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, giải pháp an ninh,...
Động từ kết hợp với an ninh:bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh,..
A, Danh từ: Ca quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, giải pháp an ninh,...
B, Động từ: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh,...
An ninh quốc gia là sự cần thiết để duy trì sự tồn tại của quốc gia hay cụ thể là một chế độ tại một thời điểm nhất định thông qua việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao với bên ngoài, triển khai sức mạnh vũ trang của nhà nước hiện hành và quyền lực chính trị với bên trong đất nước. An ninh quốc gia còn là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong nước, trong đó đề cao: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia.[1] An ninh quốc gia đề cập đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm hoặc bị các thế lực thù địch đe dọa.
An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp.[5][6][7] Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu[3] và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.
Trong tất cả các loài hoa, em thích nhất hoa hồng. Trước sân nhà em có trồng một cây hoa hồng, bố em bảo trồng trước sân, thì chỉ cần mở cửa ra sẽ ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt.
Cây hoa hồng nhung đó có nguồn gốc từ nhà bà ngoại em, vì em thích hoa hồng nên bố em đã xin bà chiết một cành về trồng trước sân nhà. Hôm bố mang về em rất vui và hứa với bố sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận. Hàng ngày em tưới nước đều đặn, chẳng bao lâu sau, từ một cành cây hoa hồng đã mọc thêm nhiều cành nữa.
Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, có một lớp vỏ cây bên ngoài, bên trong lớp vỏ ấy là phần lõi của thây cây có màu trắng, nó thuộc thân cây mềm nên rất dễ bị bẻ gãy, thân cây có nhiều gai nhọn, khi bị đâm vào tay sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Lá của cây hoa hồng cũng là màu xanh và có những răng cưa ở viền lá, mặt dưới của lá cây có những lớp phấn màu trắng, rất dễ dính vào tay mỗi khi cầm vào. Cây hoa hồng ngày một lớn, và thế là sau những ngày tháng trông đợi, cây hoa đã ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ rất đẹp.
Mặc dù tên là hoa hồng nhưng cây hoa hồng nhà em lại có hoa màu đỏ, em hay thắc mắc với bố về truyện này nhưng bố em cũng không trả lời được. Hoa hồng có rất nhiều cánh, khi chưa nở thì những cánh hoa chụm vào nhau, cánh nọ ôm lấy cánh kia, khi nở to ra thì các cánh đan xen nhau, ở giữa là nhị hoa màu vàng. Bao quanh bên ngoài ra những đài hoa, có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ cả bông hoa.
Khi hoa nở, hương thơm tỏa ra ngào ngạt, đúng như lời bố nói, mỗi lần mở cửa là một lần hương thơm tràn ngập vào trong nhà. Nhưng hoa hồng rất nhanh tàn, chỉ được vài ngày những cánh hoa rụng hết chỉ còn trơ lại những cuống hoa, nhường chỗ cho những nụ hoa khác. Mỗi khi rảnh rỗi bố em thường mang kéo ra tỉa, cắt đi những cành cây bị sâu, và những cành đã già, mới đầu em chưa biết, sau được bố giải thích là cắt đi thì cây hoa mới mọc được những cành mới giàu sức sống hơn.
Em rất thích hoa hồng và yêu quý cây hoa hồng nhà em. Em và bố sẽ chăm sóc cây hoa thật cẩn thận để nó nở những bông hoa thật đẹp.
Xuân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là cây hoa hồng.
Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hồng do bố em trồng từ trước Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó có màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm trông như một ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn cứng và toả ra nhiều nhánh rất nhỏ. Cành của cây hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non thì có màu xanh xám. Nụ hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh, có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xoè cánh đỏ phô nhuỵ vàng và có một mùi thơm thoang thoảng.
Buổi sáng, khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lanh đậu lên những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc bay đến hót vang chào một ngày mới.
Em thường xuyên tưới nước cho cây và rất yêu cây. Em rất thích cây hoa hồng vì cây toả hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em.
tu sai : Hai ngan,Nga ba,pu xai sua lai : Hai Ngan,Nga Ba,Pu Xai
Trả lời:
Tên riêng trong đoạn thơ Tên viết đúng
Tùng Chinh Tùng Chinh
Hai ngàn Hai Ngàn
Ngã ba Ngã Ba
Pù mo Pù Mo
Pù xài Pù xài
k cho mình nha các bạn,chúc bạn học tốt
Vĩnh Phúc:
Không ai trả lời hết ư