Phân biệt từ laý và từ ghép
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
# My Love #
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
Bai 1:
a) Doan van tren: ''Muon xay dung mot dat....trong tuong lai'' (duoc trich trong Tai lieu huong dan doi vien) da su dung phuong thuc bieu dat chinh la nghi luan.
b) Doan tho (Cau ca dao) o phan tren: '' Truc xinh truc moc dau dinh- Em xinh em dung mot minh cung xinh'' da su dung phuong thuc bieu dat chinh la bieu cam.
c) Doan van (Cau van trich tu mon Dia ly ) o phan tren: ''Neu ta day qua ... ve thanh nhung duong tron'' da su dung phuong thuc bieu dat chinh la thuyet minh.
Bai 2: Van ban truyen thuyet Con Rong chau Tien thuoc kieu van ban tu su . Em biet duoc dieu do la boi vi ca cau truyen chi ke viec, ke nguoi, co loi noi va hanh dong theo mot dien bien nhat dinh . Tu cac su viec nay cho den cac su viec khac . Cuoi cung suy ra di den mot ket qua cuoi cung the hien mot y nghia ( giai thich va dong thoi cung suy ton nguon goc cua nguoi Viet chung ta).
1.
a) nghi luan
b) bieu cam
c) thuyet minh
2. Tự sự. Vì mục đích của văn bản là trình bày diễn biến sự việc
Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.
Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.
Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.
Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:
- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!
Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:
- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!
Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.
Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:
- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.
Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.
Vua Hùng thứ 18 có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng.
Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thủy Tinh có phép lạ như dâng nước, hô mây, gọi gió, nổi sóng, gây mưa… Vua Hùng băn khoăn ngẫm nghĩ, rồi phán: “Cả hai thần rất tài giỏi, thật vừa ý ta. Nhưng… ta chỉ có một ái nữ, biết gã cho thần nào? Thôi thì ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước, ta khắc cho làm rê và cưới con gái ta…
Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước mang theo voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, kèm theo một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng… Vua Hùng vui vẻ nhận lễ, rồi cho phép Sơn Tinh làm lễ cưới, rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh chậm chân đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận. Thần lập tức hô mưa, gọi gió, giông bão mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, quyết giành lại người đẹp. Cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên kịch chiến suốt ngày đêm. Núi Tản Viên, sông Đà trở thành bãi chiến trường ác liệt, cây đổ, đất đá ngổn ngang, xác ba ba, thuồng luồng, rắn rết bị; giết chết nổi đầy sông. Đánh mãi không được, Thủy Tinh hậm hực rút quân về.
Từ đó, Thủy Tinh ôm mối hận thù khôn nguôi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 tháng 8 âm lịch, Thủy Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi…
Vì thế, dân gian vẫn lưu truyền câu hát:
“Núi cao sông hãy cồn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Bn vào đây nhé :
Câu hỏi của nguyễn thị ngọc khánh - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến
Hok tốt .
# EllyNguyen #
Ai mà không có một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là lỗi ấy nhỏ hay to, tha thứ được hay không thể. Riêng em, có một chuyện em đã làm và đến bây giờ em vẫn thầm tự nhủ: “Nếu ngày ấy, mình không làm như thế thì bố mẹ và cô giáo sẽ không phải buồn bực, thấp thỏm, lo âu vì mình.”
Hôm ấy, vào một ngày đẹp trời, bầu trời quang đãng, trong xanh với những gợn mây trắng nhỏ bồng bềnh. Ông mặt trời tốt bụng thả những tia nắng vàng mát dịu xuống mặt đất làm cho hạt sương long lanh trên thảm cỏ thêm rực rỡ. Bên vệ đường, khóm tre làng toả bóng như muốn che chở cho người qua lại. Và dưới rặng tre già đó thấp thoáng bóng em đi học. Hai tay vung vẩy theo điệu nhạc mà em cất lên. Đang đi, bỗng có ai gọi:
- Ai trông như thằng Thăng ấy nhỉ? Có phải bạn tên là Thăng không?
Em quay phắt lại, nhìn kĩ một hồi rồi reo lên:
- A, mày đấy hả, có phải thằng Hùng không, bốn năm rồi không gặp, trông mày
khác quá, tao phải nhìn mãi mới ra.
Hùng và em là bạn thân của nhau năm lớp hai. Hồi ấy chúng em chơi thân thiết lắm. Nhưng khi bạn sang lớp ba thì bố mẹ bạn mua nhà ở thành phố rồi lên đấy ăn ở luôn. Chúng em chỉ thỉnh thoảng gửi được thư từ thôi. Bấy lâu gặp lại, em vui mừng khôn xiết, hai đứa hỏi han nhau, em hỏi:
- Hùng này, sao hôm nay là thứ sáu mà mày lại không đi học.
- Là do hôm nay là kỉ niệm 10 năm khai trương trường – Bạn đáp
Em tiếp tục hỏi với một vẻ tò mò:
- Mày về quê làm gì thế? Có dự định gì không?
Hùng trả lời:
- Thì tao về quê để thăm nội chứ chi. À, mà sáng nay nhà tao tổ chức đi đá bàn chơi một chuyến, mày muốn đi không? Tao sẽ xin phép, nhà tao chuẩn bị hết rồi, mày đi với tao luôn cho vui đừng ngại.
Thoạt đầu, em từ chối nây nẩy, nhưng vì nó thuyết phục hay quá nên em cũng ưng thuận. Hùng mừng lắm, cùng em đến hỏi ý bố mẹ bạn, bố Hùng nói:
- Cháu đi theo cũng được, nhưng hôm nay phải đi học chứ?
Nghe chú hỏi, em chột dạ không biết trả lời thế nào, nhưng nhờ có Hùng ở sau gợi ý nên em nói dối bố Hùng một cách trắng trợn: “Hôm nay trường con cũng nghĩ học”. Nghe thế chú không chút nghi ngờ.
Chiếc xe honda bon bon lên đường, thoáng cái đã tới Đá Bàn. Mọi người cùng nhau dựng lều, ăn uống, chơi đùa, vui ơi là vui đến nỗi em quên tất cả mọi người kể cả bố mẹ. Đến xẩm tối, khi mọi người thu xếp đi về thì em mới nhớ tới lời mẹ dặn. Ngồi trên xe, em buồn rũ rưỡi, Hùng thấy, nó hỏi:
- Bộ đang chơi vui mà phải đi về nên mày tiếc hả?
Em phản đối:
- Không phải, tao buồn là do, là do,….
Em không dám nói hết câu vì sợ bố Hùng nghe được sẽ đánh bạn nên em im lặng, có lẽ Hùng cũng hiểu không hỏi gì thêm. Về tới nhà, em lo sợ vô cùng đến tím tái cả mặt, mồ hôi vã ướt cả lưng. Vừa bước đến cổng nhà em đã nghe tiếng mẹ:
- Làm sao bây giờ mình ơi? Có bao giờ thằng bé bị bắt cóc không?
Nói rồi, mẹ khóc nấc lên. Bố an ủi:
- Anh cũng không biết nữa. Anh đã gọi công an mấy lần rồi mà họ vẫn chưa có tin tức gì?
Em ở ngoài nghe mẹ khóc mà trong lòng lo sợ, bồn chồn vô cùng. Mãi một lúc sau, em mới có thể lấy hết can đảm, cất lên một tiếng nói:
- Mẹ ơi, con đã về.
Im ắng một chút rồi sau đó tiếng mở khoá và mẹ xuất hiện với cây roi lăm lăm trong tay. Và kết cục sau đó chắc các bạn cũng biết. Nhưng chỉ có một điều là từ đó, mẹ nghiêm khắc với em hơn và mất đi niềm tin về em. Thật đau xót!
Mặc dù đã một năm trôi qua kể từ cái ngày đẹp trời mà lại không đẹp lòng ấy. Nhưng kí ức về cái ngày ấy sẽ mãi mãi còn tồn đọng trong tâm trí em như có một cây đinh đâm vào một khúc gỗ mà cho dù có lấy ra được thì vẫn còn cái dấu mãi mãi không bao giờ phai.
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.
Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”. Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu. Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá. Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY.
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.
-Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm thanh.
-Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
k nha