K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn...
Đọc tiếp

   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: 
“Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 

1)

Bài 1: Nêu tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt và tác giả của đoạn trích trên? 

Bài 2: Cho biết nội dung của đoạn trích? 

Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung ghi nhớ bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan 

Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua đèo Ngang cho thấy (1) ……………………… thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có (2) ……………………….. nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi (3) ………………… , nổi buồn (4) ………………………… của tác giả.

Bài 4: Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích trên câu 1 phần I?

Bài 5: Đặt câu với các cặp quan hệ từ

    a. Nếu….thì …..

    b. Tuy ….nhưng …..

 

0
   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn...
Đọc tiếp

   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: 
“Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 

1)

Bài 1: Nêu tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt và tác giả của đoạn trích trên? 

Bài 2: Cho biết nội dung của đoạn trích? 

Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung ghi nhớ bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan 

Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua đèo Ngang cho thấy (1) ……………………… thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có (2) ……………………….. nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi (3) ………………… , nổi buồn (4) ………………………… của tác giả.

Bài 4: Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích trên câu 1 phần I?

Bài 5: Đặt câu với các cặp quan hệ từ

    a. Nếu….thì …..

    b. Tuy ….nhưng …..

 

1
15 tháng 12 2021

Bài 1 :  - Tên văn bản '' Mẹ tôi ''                                                                                                                                                                                        -  Phương thức biểu đạt : biểu cảm                                                                                                                                                                      - Tác giả :Ét - môn - đô đơ A mi -xi                                                                                                                                           Bài 2 :                                                                                                                                                                                                          Nội dung : nói về sự hi sinh của người mẹ , nỗi tức giận của bố và sự hỗn láo  của người con                                                                      Bài 3 :   (1) : cảnh tượng đèo Ngang                                                                                                                                                                             (2) : sự sống con người                                                                                                                                                                                   (3) : nhớ nước thương nhà                                                                                                                                                                             (4) : thầm lặng , cô đơn                                                                                                                                                                  Bài 4 :                                                                                                                                                                                                           - Nếu hôm nay trời mưa thì em không đi hịc được .                                                                                                                                    -   Tuy nhà bạn Nam không học giỏi nhưng bạn rất chăm chỉ học tập .                                                                                                                                

   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn...
Đọc tiếp

   Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: 
“Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 

1)

Bài 1: Nêu tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt và tác giả của đoạn trích trên? 

Bài 2: Cho biết nội dung của đoạn trích? 

Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung ghi nhớ bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan 

Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua đèo Ngang cho thấy (1) ……………………… thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có (2) ……………………….. nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi (3) ………………… , nổi buồn (4) ………………………… của tác giả.

Bài 4: Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích trên câu 1 phần I?

Bài 5: Đặt câu với các cặp quan hệ từ

    a. Nếu….thì …..

    b. Tuy ….nhưng …..

 

0
3.Cho câu thơ: Đoạt sáo Chương Dương độa. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào, nêu  hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể  thơ, phương thức biểu đạt của văn bản.b. Chỉ rõ, phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu? Tác giả sử dụng từ đoạt/ cầm có ý nghĩa ra sao trong việc thể...
Đọc tiếp

3.Cho câu thơ: Đoạt sáo Chương Dương độ

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào, nêu  hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể  thơ, phương thức biểu đạt của văn bản.

b. Chỉ rõ, phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu? Tác giả sử dụng từ đoạt/ cầm có ý nghĩa ra sao trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ?

c.Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ vừa chép ( đoạn văn có sử dụng 1 từ ghép, 1 phép điệp ngữ- gạch chân chú thích).

d. Tác giả đã thể hiện ý thức công dân cao khi  suy ngẫm về nền hòa bình muôn thuở của dân tộc. Là thế hệ đi sau, em có suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nền hòa bình,xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?  Em hãy trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó qua đoạn văn khoảng 8-10 câu.

0
Câu 33. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ đối lập nhau về nghĩa  ?A, li - hồi               B, vấn - lai                C, thiếu - lão               D, tiểu - đạiCâu 34. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa A. trẻ - già               B. sáng - tối            C. sang - hèn        D. chạy - nhảyCâu 35. Cặp từ trái nghĩa nào sau...
Đọc tiếp

Câu 33. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ đối lập nhau về nghĩa  ?

A, li - hồi               B, vấn - lai                C, thiếu - lão               D, tiểu - đại

Câu 34. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa

A. trẻ - già               B. sáng - tối            C. sang - hèn        D. chạy - nhảy

Câu 35. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng - ồn ào”

A, tĩnh mịch - huyên náo                    B, đông đúc - thưa thớt

C, vắng lặng - ồn ào                           D.  lặng lẽ - ầm ĩ

Câu 36. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

                             Non cao tuổi vẫn chưa già,

                           Non còn ... nước, nước mà ... non.

A, xa - gần          B, đi – về              C. nhớ - quên               D. cao - thấp

Câu 37. Thành ngữ là:

A. Một cụm từ có vần có điệu

B. Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

C.  Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm

D. Một kết cấu chủ - vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 38. Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước                 C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi                 D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 39. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu :

Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.

A. Chủ ngữ           B. Vị ngữ        C. Bổ ngữ         D. Trạng ngữ

Câu 40. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa,  hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

(Chinh phụ ngâm khúc)

A, Điệp ngữ cách quãng.                                  B, Điệp ngữ nối tiếp.

 C, Điệp ngữ chuyển tiếp                                  D, Hai kiểu A và B

Câu 41. Chọn một từ sau đây để điền vào chỗ trống trong câu ca dao:

Vì mây cho núi lên trời,

Vì chưng gió thổi hoa ... với trăng.

A. vui         B. cười                    C. nở                   D. thắm

Câu 42. Trong câu "Hồng cốm tốt đôi", từ "hồng" chỉ sự vật gì ?

A, Quả hồng          B, Tơ hồng         C, Giấy hồng       D. Hoa hồng

Câu 43. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu :

Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông .

A. Dùng từ đồng âm                                         B. Dùng cặp từ trái nghĩa

C. Dùng các từ cùng trường nghĩa                D. Dùng lối nói lái

 

 

0