lịch sử là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Steve Jobs là một doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ. Ông là người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính với hãng Apple. Có một câu nói của ông mà tôi rất tâm đắc: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin”. Sức mạnh của niềm tin đã được rất nhiều người cũng như nhiều thế hệ khẳng định. Niềm tin sẽ đưa con người ta từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước, có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên. Niềm tin mang một sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn cần tới nó.
Thật vậy, niềm tin có sức mạnh vô cùng kì diệu. Nó là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hy vọng bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin được ví như một động lực để giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và để vượt qua chúng thì niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Niềm tin vào bản thân là sự ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân thực sự rất quan trọng. Bởi nó không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Nó còn là một động lực lớn của con người. Chắc hẳn bạn đã nghe câu: “mất niềm tin là mất tất cả”. Tại sao lại như vậy? Bởi thứ nhất bạn sẽ là người hiểu rõ bạn nhất. Bạn sẽ biết được toàn bộ suy nghĩ, thế mạnh, điểm yếu của chính bản thân bạn. Bạn sẽ là người duy nhất biết rõ bạn cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì cho cuộc sống. Nếu bạn mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những điều này nữa. Bạn sẽ chẳng còn ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì vì thế mà trở thành buông thả bất cần, lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Không có niềm tin, sống buông thả, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể xa ngã rồi đánh mất bản thân mình.
Giá trị con người bạn từ đó mà dần bị mất đi. Bạn đã tự gạt bỏ mình ra khỏi vòng quay của xã hội. Các xã hội luôn phát triển không ngừng đòi hỏi bạn cũng phải phát triển nếu không bạn sẽ chẳng bám trụ được vào nó. Nhưng một thực trạng đáng buồn là ngày nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ không nhận ra được điều đó. Khi phải đối diện với những sóng gió, những thử thách cuộc đời, họ dễ dàng bị gục ngã rồi đánh mất niềm tin. Một số là do được kinh nghiệm sống còn non kém nên khi va chạm với xã hội tàn khốc này họ không đủ bản lĩnh, thường xuyên thất bại khiến cho niềm tin dần dần phai đi. Một số khác do quá tự ti về bản thân. Bởi những yêu cầu của xã hội ngày càng cao với xu thế hội nhập, họ lại tự ti với những yêu cầu ấy. Họ nghi ngờ khả năng tiềm ẩn trong chính bản thân mình. Tự ti về bản thân kéo theo sự mất phương hướng mà nhiều người đã lợi dụng tâm lý ấy để lôi kéo, lừa bịp. Lời khuyên cho chúng ta là phải học tập và rèn luyện thật tốt, học hỏi những kỹ năng sống cần thiết để tìm hiểu khám phá được những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình. Từ đó để phát huy, nuôi dưỡng niềm tin, thực hiện những ước mơ trong cuộc sống. Nhưng không có nghĩa chỉ có tự ti mới có thể đánh mất niềm tin. Tự phụ cũng có thể làm cho niềm tin bị sai lệch. Trái với tự ti, tự phụ sẽ khiến cho niềm tin vượt quá giới hạn của bản thân đến mức viển vông. Tự phụ khiến cho người đó có niềm tin với cả những thứ không tưởng. Chẳng hạn, một người không am hiểu về chứng khoán nhưng lại tự cao tự đại cho rằng cái gì mình cũng biết lao đầu vào sàn giao dịch, ngày đêm ôm niềm tin ngày mai sẽ giàu. Nhưng lỗ cứ đeo đuổi nhưng vẫn không chấp nhận sự thật, vẫn ôm niềm tin mộng ảo tiếp tục đầu tư. Cuối cùng khi muốn dừng lại cũng quá muộn màng. Niềm tin có thể đem lại hiệu quả, kết quả tốt nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả đau thương không mong muốn. Quan trọng là bạn biết mình là ai, ở đâu, như thế nào để mà nuôi dưỡng niềm tin trong phạm vi của mình. Có như vậy, niềm tin mới phát huy đúng vai trò của nó. Hãy xây dựng niềm tin cho bản thân đúng như cái cách mà hiệu quả nó đem lại. Hãy học tập và rèn luyện không ngừng. Hãy xây dựng những ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống và phấn đấu đạt được chúng. Hãy tự tin vào bản thân với những gì mình đang có và sẽ có. Đừng ủ dột niềm tin trong sự tự ti về bản thân. Không ai là thấp kém cả. Bạn chỉ thấp kém khi bạn nhận mình là thấp kém mà thôi. Hôm nay bạn có thể cúi đầu trước người khác nhưng đừng để tương lai bạn không thể ngẩng cao đầu.
Tôi sẽ kể một câu chuyện về niềm tin cho các bạn nghe. Một ngôi làng gặp hạn hán đã lâu, nhiều người dân trong làng không còn đủ kiên nhẫn đã rời làng ra đi. Một ngày vị trưởng làng quyết định lập đàn tế lễ cầu mưa và dặn người dân mang theo một vật mà mình tin tưởng nhất để cầu mưa. Không ai bảo ai họ đều mang những thứ quý giá nhất trong nhà đến để tế lễ. Và mưa bỗng đến thật, một cơn mưa rào khiến ai ai cũng vui sướng. Đến lúc này họ lại cãi nhau xem đồ vật của ai đã đem lại may mắn cho ngôi làng. Thì bỗng nhiên có một em bé đi ra nói với mẹ: “Mẹ ơi, con biết là trời sẽ mưa mà nên con mang theo cái ô để mẹ con mình không bị ướt”. Lúc này ai nấy cũng đều biết rằng chính niềm tin của em bé mới là điều quý giá nhất. Một câu chuyện đơn giản mà ý nghĩa về niềm tin mà ai ai cũng phải học hỏi.
Niềm tin là thứ quý giá nhất mà bạn có. Cùng với sức khỏe, niềm tin sẽ đưa bạn đến với những đỉnh cao mà bạn mơ ước. hãy nuôi dưỡng niềm tin và rèn luyện thật tốt để niềm tin ấy có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, giúp bạn đạt được những ước mơ hoài bão của riêng bản thân mình. Đừng đánh mất niềm tin chỉ vì một lý do không đáng nào đó. Bởi khi mất niềm tin rồi thì bạn không chỉ mất nó mà bạn còn mất thêm nhiều thứ quý giá khác. Hãy nghị lực hơn trong cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin của chính bản thân mình.
giải thích vi sao gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.[5] Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.[6][7] Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.[8]
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung, dẫn đến việc Áo - Hung tuyên chiến với Serbia.[9][10] Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen.[11] Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử.[12][13] Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.[14][15] Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp.[16] một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.[17] Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức[18], trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.
Tất cả những đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc Cách mạng Tháng Mười lật đổ Nga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc Xã lên nắm quyền nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân.[5] Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn,[19] vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[20]
Không một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở các nước bại trận.[5] Điển hình là tại Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Hiệp Ước phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt.[21][22] Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.
Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[23] Đương thời, nó còn được gọi với cái tên "Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra.[24] Chính những vấn đề liên quan tới Hoà ước Versailles 1918 đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.[25]
Vì đó là 1 cuộc chiến tranh đã sảy ra 2 lần. Cuộc chiến đó rất ác liệt, cả thế giới cùng tham gia vào, không ngoại trừ 1 nước nào. Cuộc chiến tranh đó đã giết hàng triệu người. Thế nhưng, đó chỉ là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, còn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn khốc liệt và chết nhiều người hơn. Truyện này là mình nghe bố mình kể, bó mình có những truyện rất hay và nổi tiếng, cách đây khoảng từ 30 đến 50 năm. Bố mình 40 tuổi, tức là nó còn lớn tuổi hơn cả bố mình. Mình kể 1 số quyển mà mình được nghe, ví dụ như: Muôn năm còn kể, Chiến tranh và hòa bình thế giới, Almanach Những nền văn minh thế giới, những người khốn khổ ....
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
HỌC TỐT NHÉ BẠN
lịch sử là một nền văn hỏi thời bao cấp của việt nam ta