phân tích cấu tạo tiếng của câu sau;
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu hỏi :Trong bài, sự vật nào được so sánh với “ánh sáng chiếc đèn sân khấu”?
a.mặt trời
b.tia nắng
c.cánh buồm
TL: C: cánh buồm ( Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. )
k mk nha ^^
Những nải chuối úp vào nhau, quả tròn lẳn như cổ tay em bé. Quả chuối dáng cong cong chen chúc nhau hết lớp này đến lớp khác. Những nải đầu no tròn căng bóng, những nải sau nhỏ, dài. Buồng chuối mỗi ngày một mẩy, có nải đã hây hây vàng, mùi thơm của chuối chín ngọt mát
hk tốt nha ^-^
Mùa thu trong Nam không đậm nét như ngoài Bắc nhưng cũng đủ làm cho những chiếc lá bàng to màu xanh thẫm từ từ chuyển sang màu vàng pha đỏ, có những chấm đen rồi dần dần pha màu nâu. Gặp cơn gió nhẹ thoảng qua, đôi ba chiếc lá vàng lìa cành, chao qua chao lại rồi rớt xuống sân trường. Bây giờ chỉ còn là đôi ba chiếc lá vàng rơi nhưng rồi một hai tháng nữa, lá bàng sẽ dần dần rụng hết, thân cành của nó sẽ trở nên khắng khiu, gầy guộc, in trên nền trời. Mùa ấy, bàng không đẹp, nhưng biết làm sao được?
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
Bà ngoại, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là mộ người bà nội mà bà còn là tri ân tri kỉ của tôi. mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.
Bà ngoại tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. Bà tôi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước dấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi đó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Mọt mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thế nhưng giờ đây, nội tôi bị tai biến mạch máu não thật bất công cho những gì bà phải trải qua, sụ hi sinh hay tấm
Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt nhưng vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại , đôi lông mày rụng hết phần dưới đi,mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp vãn trẻ như vẫn con sáu mươi.
Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gày gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi uất ức nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.
Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.
Câu văn sử dụng phép liên kết liên tưởng. Tác dụng: mỗi loài hoa có màu sắc và hương thơm khác nhau. Người viết liên tưởng như sự khác biệt ấy là để cùng khoe hương sắc cho đời.
Hai cậu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên quan đó trên bậc tam cấp hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hia nhài trắng mịn, hoa mộc, hia ngân kết chùm đang toả hương ngào ngạt. Dường như chúng đang khoe hương khoe sắc
Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.
Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.
Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.
Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy !
Thảo quả là một loài cây có một sức sống rất mãnh liệt, sự sinh sôi mạnh mẽ. Chỉ sau một năm gieo trồng, cây thảo quả đã “lớn cao tới bụng người”. Chỉ một năm sau nữa, khi cây thảo quả “lên hai tuổi” thì từ một thân lẻ “thảo quả đâm thêm hai nhánh mới”. Mùa xuân đến, thảo quả ngày một thêm tươi tốt, “thoáng cái, dưới bóng râm lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian”. Ma Văn Kháng sử dụng rất đắt một số từ ngữ để đặc tả sự sinh sôi nhanh chóng, mạnh mẽ của thảo quả: “thoáng cái, sầm uất, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm”. Người đọc cảm thấy mình như được ngắm nhìn rừng cây thảo quả trong mùa xuân.
Hoa trái thảo quả được kết tinh một cách “âm thầm”, “kín đáo’' và “lặng lẽ”. Hoa thảo quả không nảy trên cành cây, ngọn cây như các loài hoa cây trái khác mà lại “nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ”. Trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa “khép miệng bắt đầu kết trái”.
Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:
“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.
Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.
Đây là cảm nghĩ mình tham khảo trên mạng ở trang Bài thi . com
~ học tốt ~
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mùa hè mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Nếu miền Nam có hai mùa với khí hậu đặc trưng là mùa khô và mùa mưa thì miền Bắc quê em lại chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những nét riêng. Trong đó, mùa hạ là mùa em yêu thích nhất, không chỉ vì mùa hạ là mùa của kì nghỉ ngơi bổ ích, thú vị sau một năm học vất vả, mà còn bởi hạ đến sẽ kéo theo những cơn mưa rào chợt rơi chợt tạnh, mang đến không khí mát mẻ, dễ chịu, xua tan cái nắng chói chang như đổ lửa.
Bầu trời mùa hè cao vời vợi, không khí oi bức, ngột ngạt khiến cây cối ủ rũ, héo hon, những loài vật mệt mỏi và con người luôn bức bối, khó chịu. Vì vậy, những cơn mưa luôn là niềm mong chờ của vạn vật. Trời đang nắng gắt, bỗng gió nổi lên, mây đen ùn ùn kéo đến, che lấp bầu trời và sấm bắt đầu nổi ầm ầm từ phía xa. Đàn chuồn chuồn từ đâu bay ra, sà thấp xuống mặt đất. Đó là những tín hiệu dự báo cơn mưa rào sắp sửa đổ xuống. Mọi người vội vã thu dọn đồ đạc và vội bước nhanh về nhà.
Một lúc sau, trời đổ mưa. Lúc đầu, mưa rơi lộp độp, lộp độp, rồi hạt mưa nặng dần như ai ném đá. Lúc đầu mưa thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa xối xả ngoài sân và ào ào trút xuống mái hiên trước nhà. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả và run rẩy. Gió hung dữ như muốn cuốn phăng tất cả những sự vật mỏng manh. Không những thế, trên nền trời, thỉnh thoảng lại xuất hiện những vệt sét rạch ngang như lưỡi lê mới mài xong của bác thợ rèn. Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước trắng xoá.
Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Mưa như trút xuống một hồi lâu thì tạnh hẳn. Em thích thú ngắm nhìn quang cảnh sau cơn mưa rào. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ những thảm cỏ xanh. Cây cối như xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống. Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc sau bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn gà con xinh xinh đang lích rích chạy quanh mẹ. Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa. Ai nấy đều hào hứng quay trở lại với công việc.
Em luôn chờ đợi những cơn mưa rào mùa hạ như chờ đợi một người bạn thân lâu ngày gặp lại. Người bạn ấy bao giờ cũng mang đến cảm giác dễ chịu cho mọi người. Em cũng tự nhủ sẽ luôn ý thức bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu và giữ mãi những cơn mưa rào như thế.
~ Chúc bạn học tốt ~
Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: Học! Học nữa! Học mãi!”
Học là gì?. Học là việc ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Tại sao chúng ta phải học? Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng, học hỏi suốt đời: Học! Học nữa! Học mãi!”.
Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báu cho nhân loại. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự, như câu nói nổi tiếng của Darwin:
Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay
đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Và câu của bác hồ :
Học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí lời nhận định của lê-nin.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập, chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở trường, ở ngoài cuộc sống, từ con người và cả cảnh vật xung quanh. Khi học, chúng ta cần phải tìm tòi, mò mẫm, thực hành thử nghiệm, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đạt được kết quả tốt…
Thấm hiểu ý nghĩa và giá trị sâu sắc trong câu nói của Lê-nin cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần phải cố gắng học tập để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Học không ngừng, mai sau, ta có thể giúp ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày giàu mạnh.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Người Hà Nội, và cả những ai không phải người Hà Nội nhưng biết và yêu Hà Nội, phải cám ơn Nguyễn Đình Thi vì trong bài thơ "Đất nước" viết thời kháng chiến chống Pháp, ông đã dành riêng cho Hà Nội một khổ thơ đầy cảm xúc và ấn tượng sau đây:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Đây là Hà Nội trong mắt nhìn của hoài niệm. Vì là hoài niệm nên chỉ có những gì là đọng nhất, sâu nhất. Hà Nội mùa thu, có biết bao điều đáng nói. Nhưng nói gì đây để vần rất chung mà lại rất riêng cho Hà Nội? Nói gì đây để vẫn là Hà Nội của mọi người vẫn của riêng mình, cho ai cũng nhận ra nhưng lại vẫn không phải là những điều mà trước mình người ta đã nói? Và, Nguyễn Đình Thi đã chọn:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may.
Một từ chớm đứng trước từ "lạnh" thật gợi rất đúng một ngày thu Hà Nội. Chớm lạnh là mới bắt đầu trở lạnh, là đã lạnh nhưng chưa phải thật sự lạnh, là cái lạnh tuy đã đến nhưng...
Năm gian nhà là CN,còn lại là VN.
Nếu em lên lớp trên thì VN có 1 ve nữa là : co thấp là CN,còn lại là VN