K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hành động khi ếch ở ngoài giếng: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh.

Suy nghĩ của ếch khi ở trong giếng: Do xung quanh là những con vật con vật như nhái, cua, ốc... và hoàn cảnh sống trong chiếc giếng chật hẹp, ếch ta nghĩ rằng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.

Lời của nhân vật Mon:

     Tôi và anh Mên lặng ngắm nhìn bầy chim chìa vôi non bay lên cao. Khi bình minh đã đủ để soi rọi những hạt mưa trên mặt sông. Dòng nước khổng lồ đã nuốt chửng phần còn lại của bãi cát. Những cánh chim chìa vôi bé bỏng đã ướt át bứt ra khỏi mặt nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao theo bố mẹ của chúng. Anh em tôi đứng lặng yên không nói một lời nào. Chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Chúng nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, tôi thấy một con chim có vẻ như đã đuối sức. Đôi cánh của nó chợt như dừng lại, nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ đã xòe rộng đôi cánh bên đứa con rồi kêu lên. Chú chim ấy đã dùng hết sức, bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn cả lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.  Tôi cảm thấy vui mừng vì bầy chim non đã thực hiện được chuyến bay quan trọng của đời mình. Quay sang nhìn anh Mên thì nhận ra, chúng tôi đã khóc từ bao giờ.

30 tháng 9 2023

Thể thơ 4, 5 chữ được gieo vần lưng hoặc vần chân

Sau khi đọc tác phẩm "Ông đồ", em cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh và số phận của nhân vật ông đồ khi nền Nho học đã tàn phai. Ban đầu, trong những ngày tháng huy hoàng, ông đồ nhận được sự chú ý và ngưỡng mộ vì tài năng và học vấn. Vậy mà sau đó vài năm, ông lại bị lãng quên bên góc phố quen thuộc. Ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời nhưng cũng không thể chiến thắng được với thời gian. Cả bài thơ ta thấy được tâm trạng u buồn, cô đơn, tủi phận, thấm đẫm nỗi sầu nhân thế của ông đồ già cô đơn lỡ vận. 

Khi nhận được lệnh trở ra miền bắc để cùng các họa sĩ ngoài Hà Nội chuẩn bị một cái triển lãm ở nước ngoài, thì tất cả tranh và ký họa của tôi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái sạp lán giữa rừng căn cứ. Tôi lọc lấy chỉ độ một phần ba, vậy mà trên đường tôi đi ra, các đồng chí phụ trách các trạm giao liên trên từng chặng từng chặng một, phải thay phiên nhau cử một chiến sĩ của...
Đọc tiếp

Khi nhận được lệnh trở ra miền bắc để cùng các họa sĩ ngoài Hà Nội chuẩn bị một cái triển lãm ở nước ngoài, thì tất cả tranh và ký họa của tôi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái sạp lán giữa rừng căn cứ. Tôi lọc lấy chỉ độ một phần ba, vậy mà trên đường tôi đi ra, các đồng chí phụ trách các trạm giao liên trên từng chặng từng chặng một, phải thay phiên nhau cử một chiến sĩ của trạm đi theo "thồ" tranh cho tôi.

Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung(*).

Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần (!) Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung(*).

Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần (!) Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại "thồ" tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác.

Thật là phiền cho tôi quá!

Vừa ra khỏi trạm, người dẫn đường đã báo cho khách biết trên dọc đường phải vượt thật nhanh khi leo một con dốc, sau đó là một con suối rất trống trải, đã có một vài đoàn bị bọn biệt kích bắn lén hoặc máy bay thám thính phát hiện. Cái nghề đi đường rừng nó là như vậy, nói một chữ chung chung là đèo, dốc, suối... nhưng ở thực địa mặt mũi chúng chẳng chỗ nào giống chỗ nào cả. Đi đến quá trưa, chúng tôi gập lưng lại, lội qua một quả núi đất không dốc lắm, mọc đầy cỏ tranh đang trổ bông rất đẹp và lác đác có những hòn đá tai mèo. Những vỉa đá tai mèo mọc lởm chởm giữa cỏ tranh mỗi lúc một dày, và khi quả núi đổ sang sườn dốc bên kia thì chỉ có rặt đá tai mèo đen kịt, chúng tôi vừa thở dốc ra cả bằng mũi, bằng tai, năm ngón tay bịt chặt lấy chỏm đầu từng hòn đá một mà lần xuống.

Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với...

Người chiến sĩ "thồ" tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. "Đồng chí cố gắng lên - Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi - Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!".

Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. "Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua... - tôi nói khẽ bên tai anh - Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!".

(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu, Văn học trong nhà trường, NXB Văn học, 2010, tr 40-43)

Câu 8. Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật tôi và người chiến sĩ “thồ” tranh có gì đặc biệt?

Câu 9. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích.

 

 

1

Câu 8: Cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi và người chiến sĩ "thồ" tranh một cách tình cờ nhưng họ lại vô cùng thấu hiểu và chia sẻ cho hoàn cảnh của đối phương. 

Câu 9: Tác dụng của việc kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích là:

- Làm nổi bật ngoại hình, hoàn cảnh gặp gỡ của nhân vật tôi và người chiến sĩ "thồ". Hành động và tình cảm của hai người được đặc tả chi tiết và sống động gây ấn tượng trong lòng người đọc.

- Bằng phương thức biểu cảm, người đọc thấy rõ từng diễn biến tâm trạng của người họa sĩ - nhân vật "tôi" và phần nào hiểu được cái "éo le" tác giả tạo dựng trong truyện.

Biện pháp tu từ so sánh "Quê hương" - "vàng hoa bí" và "hồng tím giậu mồng tơi"

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Gợi liên tưởng sống động về hình ảnh quê hương

- Hình ảnh quê hương sống trong lòng tác giả gắn với những gì bình dị, gần gũi nhất.

30 tháng 9 2023

Trong 2 câu thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công hình ảnh liệt kê: vàng hoa bí, hồng tím giậu mồng tơi.  Các biện pháp tu từ đã giúp lời thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, đồng thời còn tạo nhịp điệu khiến câu thơ hay hơn.