K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

không bỏ được câu 1

 người = cô vì đó là từ ngữ chỉ tính nết người con gái hiền dịu

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
30 tháng 10 2018

1. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

2. Ếch do quá huênh hoang, cho mình là nhất. Đi lại nghênh ngang ngoài đường nên bị con trâu giẫm bẹp.

3. Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.

Ý nghĩa:

- Nhằm phê phán giai cấp thống trị hủ bại.

- Nhằm lên án, tố cáo những thói hư tật xấu.

- Nêu ra những bài học, đạo lí nào đó từ thực tiễn cuộc sống.

13 tháng 2 2019

1.  Ếch bị một con trâu dẫm bẹp.

2. Vì ếch ta huênh hoang đi lại ngang ngược trên đường

3. Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất đối nhân thế sự, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật của loài vật , con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.

Ý nghĩa :

 - Không nên chủ quan, kiêu ngạo,  nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.

- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh

- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

4. - Phần 1: Từ đầu → như một vị chúa tể: Ếch khi còn ở dưới giếng.

    - Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng.

28 tháng 10 2018

Bài làm

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thế kỉ 21 –  kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ lười biếng, không dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.

28 tháng 10 2018

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thế kỉ 21 –  kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ lười biếng, không dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.

Văn hơi ngắn , bạn có thể tham khảo :>

Đường đồng mức hay còn gọi  đường bình độ  đường thể hiện trên bản đồ địa hình quỹ tích của các điểm trên mặt đất tự nhiên tùy theo tỷ lệ của bản đồ so với địa hình thực tế, mà khoảng cao đều có thể  1 m, 5 m, 10 m, (bản đồ tỷ lệ càng lớn, càng chi tiết, thì khoảng cao đều càng nhỏ)

28 tháng 10 2018

Đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ là đường thể hiện trên bản đồ địa hình quỹ tích của các điểm trên mặt đất tự nhiên tùy theo tỷ lệ của bản đồ so với địa hình thực tế, mà khoảng cao đều có thể là 1 m, 5 m, 10 m, (bản đồ tỷ lệ càng lớn, càng chi tiết, thì khoảng cao đều càng nhỏ). Khoảng cách thưa hay mau của các đường đồng mức trong bản đồ địa hình nói lên độ dốc hay thoải của vùng địa hình mà bản đồ thể hiện, càng mau càng dốc và ngược lại.

28 tháng 10 2018

Cảm nghĩ về ông lão :

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

28 tháng 10 2018

Tóm tắt câu chuyện


- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.
- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

-  Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.
-  Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.
-  Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.
-  Ông lão an ủi vợ.
-  Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

28 tháng 10 2018

Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

28 tháng 10 2018

Mấy bạn cố gắng vieets dài chút nhé! Thanks~~

28 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

28 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

28 tháng 10 2018

Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.

Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…

Thân bài

- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.

- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.

- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.

- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.

- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.

c) Kết bài

- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.

28 tháng 10 2018

 Mở bài:

- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.

- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.

b) Thân bài:

- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.

- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,

- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.

- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.

- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.

c) Kết bài:

- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.