K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4

Olm chào bạn, Nếu bạn mới xác thực gmail thôi thì bạn cần thêm xác thực bằng điện thoại nữa bạn nhé.

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên...
Đọc tiếp

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2016, tr.37) Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân?

0

https://loigiaihay.com/de-so-8-de-kiem-tra-hoc-ki-1-ngu-van-12-c30a47097.html

Cop thì ghi nguồn, không thi in đậm cái chữ "THAM KHẢO" lên đầu bài.

Xin phép xóa.

Câu 9. (1,0 điểm) Em có đồng tình với câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.” không? Vì sao? Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về giải pháp loại bỏ căn bệnh vô cảm trong giới trẻ. Bài đọc:         Trong cuộc sống, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ,...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Em có đồng tình với câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.” không? Vì sao?

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về giải pháp loại bỏ căn bệnh vô cảm trong giới trẻ.

Bài đọc:

        Trong cuộc sống, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Những suy nghĩ như “mặc kệ nó”, “mạnh ai nấy sống” hay “chuyện thường ngày ở huyện”... đôi khi khiến đâu đó, lòng trắc ẩn trước nỗi đau người khác, sự phẫn nộ trước cái xấu trở nên hiếm hoi. Căn bệnh vô cảm đang len lỏi vào một bộ phận xã hội, đặc biệt là giới trẻ trong thời đại số.

        “Trẻ em bây giờ sẵn sàng vô cảm trước nỗi đau của ba mẹ mình. Nguyên nhân cũng có thể từ môi trường mạng xã hội, đó là không gian truyền thông công cộng, những thông tin trên đó đều không được kiểm chứng và không ít rác rưởi. Tâm hồn các em bị nhiễm độc khi hàng ngày, hàng giờ vào môi trường đó, lâu dần thành quen. Gieo thói quen hình thành tính cách, gieo tính cách sẽ ra định hình đường đời một con người”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ.

        Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với người ảo qua các trò chơi trực tuyến, nhiều chuyên gia cảnh báo, những cảnh bạo lực, chém giết man rợ, đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trong truyện tranh hay video clip trên mạng xã hội đang làm lệch lạc cảm xúc, suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Mải mê với thế giới số, nên nhiều bạn trẻ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm gì đến thế giới thực, tới người xung quanh. Đây là hệ lụy không tránh khỏi.

        Cách đây 2 năm, nhiều người bị ám ảnh trước sự vô cảm của một tài xế taxi lạnh lùng bỏ đi khi gây tai nạn và người qua đường không có động thái gọi cơ quan chức năng. Không ít người gặp người bị nạn chẳng quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, hoặc chỉ để quay clip để đưa lên trang cá nhân câu view,... Hay những vụ hồn nhiên hôi của, giành giật đồ đánh rơi ngoài đường, bỏ qua lời van xin của người đang gặp nạn. Đó là những tiếng chuông báo động về sự vô cảm.

        Nhip sống hối hả, rồi lo toan cơm áo gạo tiền, lối sống quá nặng tính cá nhân khiến con người ngày càng ít để tâm đến người khác, có nhiều người thấy không cần giúp ai cả, và lâu dần hình thành tâm lý sống “chỉ biết mình”. Trong nhiều trường hợp, sự vô cảm còn bắt nguồn cả ở sự sợ vạ lây, “không phải đầu cũng phải tai”. Gần đây trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip một người đàn ông trước khi giúp người bị tai nạn đã phải đưa điện thoại nhờ người khác quay xác nhận rằng mình không phải là thủ phạm gây tai nạn mà chỉ là người giúp đỡ. Vừa quay clip, vừa khẳng định rằng quay lại cho chắc chắn để tránh vạ lây. Hành động này cho thấy một thực trạng đáng buồn rằng đôi khi lòng tốt lại trở thành thứ phiền phức.

        “Xã hội đang có hiện tượng người tốt bị nhìn như từ trên trời rơi xuống. Mọi người đang đứng xem nhưng có một anh xông ra làm việc tử tế như băng bó vết thương cho người bị tai nạn thì bị người ta nói vớ vẩn lại bị người nhà ra đánh, và thực tế đã có trường hợp giúp người nhưng bị nghi oan và vạ lây”, chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn chia sẻ.

        “Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng rất có thể nó là con đường dẫn đến tội ác. Hơn nữa, nó có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Một người vô cảm thì mọi người xung quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng có thể là cả một xã hội vô cảm. Vô cảm còn bị ví như căn bệnh “ung thư tâm hồn”, khiến sự tử tế, sự nhân văn cạn kiệt. Một nhà văn Nga đã từng nói nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương. Vì thế, chỉ có tình yêu thương, lòng trắc ẩn với mọi người, dù là người thân hay người xa lạ gặp khó khăn, gặp sự cố... mới có thể làm ấm nóng cảm xúc... Khi nhiều lòng tốt, giản dị cộng lại, sự vô cảm sẽ không còn đất sống.

(Theo https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri)

0
14 tháng 4

sử dụng chatgpt à bạn!

 

14 tháng 4

Nhà em có nuôi một con chó. Nó có một bộ lông màu vàng óng, mượt mà, đôi tai nhỏ nhắn, xinh xinh. Nó rất hiền và thông minh. Em rất yêu quý con chó của em.

 

14 tháng 4

Vì chó là loài vật trung thành với con người nhất nên nhà em nuôi khá nhiều chó . Chú chó mà em yêu quý nhất là Lucky . Chú ta có bộ lông trắng tuyết , rất mượt mà . Mắt chú đen như hai hạt nhãn . Tai của Lucky to như chiếc là mít . Em rất yêu quý Lucky.

truyện nào ?

Trên ống chân gầy gò của cậu chứa đầy những cục mỡ :)

14 tháng 4

Trả lời:

Bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối để tặng bố trên cái gì?

cảm ơn ạ!

 

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm) Bài đọc: Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười      Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.      Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.      Nhưng...
Đọc tiếp

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)

Bài đọc:

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười

     Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.

     Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

     Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy chìm dần vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

Theo TRUONGLEDUAN.edu.net

1
14 tháng 4

 

Bài học từ câu chuyện trên là về tinh thần lạc quan và lòng nhân ái. Dù cậu bé mù và gặp phải khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh ta vẫn biết tạo ra niềm vui và hy vọng cho mình và những người xung quanh. Bức tranh mỉm cười mà cậu bé vẽ là một biểu tượng cho sức mạnh của tinh thần và lòng biết ơn. Bố của cậu bé cũng là một ví dụ về lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ người khác trong thời khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta cần luôn giữ tinh thần lạc quan và biết đến sự quý trọng của mỗi nụ cười và lòng tốt đẹp trong cuộc sống.