Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ik : đi
chs : chơi
nx : nữa
cx : cũng
lm : làm
hp : help
NHớ k rồi me trả 6 k vì bù nhé
Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.
Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những kỉ niệm đáng trân trọng. Đó là hành trang để chúng ta vững bước vào đời. Và tôi cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ như vậy.
Kỉ niệm mà tôi vẫn nhớ đó là buổi khai giảng cuối cùng của năm học cấp một. Một buổi lễ thật ý nghĩa đối với một học sinh. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày cuối thu. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Tôi thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ. Bảy giờ kém mười lăm phút, mẹ đưa tôi đến trường.
Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Mở đầu là các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng. Sau đó là phần diễu hành của các em học sinh lớp một. Khi nhìn thấy khuôn mặt bỡ ngỡ của các em, tôi lại nhớ đến hình ảnh của mình khi mới bước chân vào mái trường Tiểu học thân yêu.
Sau khi tiến hành lễ chào cờ, tất cả học sinh được yêu cầu ổn định trật tự để nghe lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Giọng cô trầm ấm mà trang nghiêm, khiến cho tôi cảm thấy rất xúc động. Những lời dặn dò của cô hiệu trưởng về một năm học mới bổ ích khiến tôi có thêm động lực để cố gắng. Điều đặc biệt nhất, tôi sẽ thay mặt toàn thể học sinh khối năm bày tỏ cảm xúc, gửi lời tri ân tới các thầy cô. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trước một đám đông để phát biểu. Cũng là lần đầu tiên tôi được giao một trọng trách lớn như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy có chút hồi hộp, lo âu. Nhưng được sự động viên của cô tổng phụ trách, tôi thêm tự tin hơn. Trong bộ đồng phục mới tinh và gọn gàng, tôi đứng trên sân khấu trình bày bài phát biểu. Sau phần phát biểu của tôi, các thầy cô và học sinh toàn trường đã dành tặng cho tôi một tràng pháo tay. Khi trở vào, tôi cũng đã nhận được lời khen của cô tổng phụ trách. Lúc đó, tôi thấy thật tự hào, hạnh phúc.
Buổi lễ kết thúc bằng hồi trống chào mừng năm học mới. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe. Nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Vậy là năm học cuối cùng của tôi dưới mái trường tiểu học thân yêu đã bắt đầu.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của một năm học mới. Khi nhắc về những kỉ niệm ngày khai trường, trong lòng tôi lại nhớ đến những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi đã từng đọc: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
là tóc của ông ấy ko bay về hướng nào vì ông ấy là sư thì làm sao có tóc
I.Yêu cầu chung - Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên. II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh.. - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.... 2. 2. Chứng minh: a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu... + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông.... - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh... b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”. b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người: * Truyện “ Lão Hạc” + Nam Cao cảm thương cho Lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến HSđưadẫndẫnchứngvềnỗikhổvậtchất,tinhthầncủaLãoHạcHSđưadẫndẫnchứngvềnỗikhổvậtchất,tinhthầncủaLãoHạc + Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc... * Văn bản“ Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến HSđưadẫnchứngvềtìnhthế,hoàncảnhcủagiađìnhchịDậuHSđưadẫnchứngvềtìnhthế,hoàncảnhcủagiađìnhchịDậu b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người.. + Với “Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng HSđưadẫnchứngphântíchlàmrõlờingợicacủatácgiảvớiLãoHạcHSđưadẫnchứngphântíchlàmrõlờingợicacủatácgiảvớiLãoHạc + Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt HSđưadẫndẫnchứngvềsựngợicavềtìnhyêuthươngchồngconcủachịDậuvàsựphảnkhángcủachịDậu..HSđưadẫndẫnchứngvềsựngợicavềtìnhyêuthươngchồngconcủachịDậuvàsựphảnkhángcủachịDậu.. b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người. - Văn bản “Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.HSđưadẫnchứngHSđưadẫnchứng - Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị HSđưadẫnvềsựlênántốcáotháiđộhốnghách,tángtậnlươngtâmcủanhàvănvớitêncailệvàngườinhàlítrưởngHSđưadẫnvềsựlênántốcáotháiđộhốnghách,tángtậnlươngtâmcủanhàvănvớitêncailệvàngườinhàlítrưởng c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm. - Với Nam Cao qua văn bản “Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan... - Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động từngoạihìnhngônngữ,hànhđộngtâmlí...từngoạihìnhngônngữ,hànhđộngtâmlí... Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những người nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng” 3. Kết bài Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mình về con người, vì con người. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh”. .....
Xét theo mục đích nói " các người nhớ lấy,đừng cho là ta nói khoác ! "thuộc kiểu câu cảm thán