Bài thơ nói về tình mẹ !nhanh mink tink
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa. Ông có sự gắn bó mật thiết đối với nền văn học Cách mạng ở Việt Nam từ những ngày đầu trứng nước (từ ngày thành lập Hội Văn hóa Cứu Quốc (1943) cho đến nay). Ông cống hiến tích cực trên nhiều lĩnh vực văn học (thi ca, truyện, kịch, phê bình văn học), thảo luận triết học, sáng tác nhạc. Ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996). Trong lĩnh vực sáng tác thi ca, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho đời tác phẩm Đất nước. Bài thơ được sáng tác trong quãng thời gian 8 năm (1948 - 1955), diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến, sự hình thành, nảy nở tình cảm yêu nước, căm thù bè lũ cướp nước và khái quát những chặng đường kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại của dân tộc ta.
Chúng ta hãy tìm hiểu phần thứ nhất của bài thơ (từ câu đầu đến câu 21):
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Nguyền Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Trời thu mát mẻ, trong trẻo “mùi hương cốm mới” hòa quyện trong những làn gió nhẹ mơn man gợi cảm giác thi vị và cũng gợi cho chúng ta nhớ đến hương vị thơm ngon của lúa nếp trong câu thơ của Hoàng Cầm “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng” (Bên kia sông Đuống). Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc, mùa thu độc lập, tự do, mùa thu của quê hương cách mạng, Nguyễn Đình Thi đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”. Có thể nói, nhà thơ chỉ:
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.
Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Khung cảnh Hà Nội hiện lên thật đẹp, bàng bạc chất thơ. Tiết trời chỉ “chớm lạnh” - cái lạnh rất đặc trưng của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Cái lạnh làm rung động hồn người. Cái lạnh gợi thi hứng khác hẳn cái lạnh lẽo của mùa đông. Những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lặng làm cho phố phường dài hơn, rộng hơn. "Xao xác” là từ láy được nhà thơ dùng “rất đắt”. Đặc biệt những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy” gợi được thần sắc riêng biệt của vẻ đẹp mùa thu. Chính vì Hà Nội luôn ở nơi hồng trái tim của Nguyễn Đình Thi nên nhà thơ mới miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội như thế. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, “Người ra đi đầu không ngoảnh lại'’. Câu thơ đã vẽ lên bức chân dung tự họa của thi sĩ Nguyền Đình Thi. Tâm trạng người ra đi mang nặng niềm thương mến, vấn vương. Vì lí trí nhắc nhở trách nhiệm của người công dân nên “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”. Còn tinh cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ “đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Nếu như mùa thu Hà Nội gợi cảm, thoáng nét buồn trọng khung cảnh biệt li thì mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Câu thơ “Mùa thu nay khác rồi” vừa là câu chuyển đoạn, chuyển ý vừa nói lên sự biến chuyển trong nhận thức về lòng yêu nước của Nguyền Đình Thi. Ở đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thế có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nghệ thuật nhân hóa tu từ đã giúp cho những cảnh vật đơn sơ trở nên có hồn và gần gũi với con người. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui; nhìn trời thu thấy nó vừa xanh vừa trong, vừa “thay áo mới”, vừa “nói cười thiết tha” như chưa bao giờ được nói cười một cách tự do, thoải mái như thời điểm này. Chúng ta đã thấy nhân vật “tôi” có sự thay đổi lớn. Trước đây, nhân vật “tôi” có cái nhìn còn hẹp, chỉ quẩn quanh nơi đường phố, thềm nhà. Bâv giờ, nhân vật “tôi” có cái nhìn rộng lớn bao quát cả: núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông... Có thể nói, cái nhìn của nhân vật “tôi” ít nhiều giống với cái nhìn của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là cái nhìn của những trí thức, văn thi sĩ nhập cuộc, đứng trong lòng cuộc kháng chiến, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vậy nên, cái “tôi” của nhà thơ (chủ thề) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
Hơn nữa, đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp và liệt kẽ cùng với nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn, hồ hởi, sôi nổi cách dùng nhiều tính từ, cách chọn vần âm vang: “a - at” đã nhấn mạnh niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ khi được làm chủ đất nước. Vì đất nước đã độc lập, tự do nên trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông đều trở về ta. Trước đây, Nguyên Đình Thi chưa có được những phút giây vui mừng, hạnh phúc đến thế. Trong Bài thơ Bắc Hải, khi phản ánh tâm trạng người tha hương, nhà thơ ghi nhận những nét sâu xa của tình yêu một đất nước bàng ngòi bút khổ đau:
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Nhớ Hải Phòng, nơi gắn liền với tuổi thơ ngây, hồn nhiên của mình, nhà thơ vẫn không quên được quá khứ đau thương của đất cảng:
Quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, Bến Đá
Chợ Cột Đèn, Chợ Sắt, chợ đưa người
Những tên gọi sao mà vất vả
Chẳng khác lênh đênh những cuộc đời.
(Nhớ Hải Phòng)
Do đó, trong điểm nhìn hiện tại, đất nước hiện lên trong đôi mắt chan chứa yêu thương của Nguyễn Đình Thi rất màu mỡ, phì nhiêu, dài rộng, bát ngát, duyên dáng và giàu tiềm năng.
Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đèm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Hai câu thơ:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mạt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất’’ để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. Nhà thơ Huy Cận đã viết:
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.
Tóm lại, bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điếm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm quý ngàn yéu, hết lời ca ngợi đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.
Trong như tiếng hạc bay qua ,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Chỉ còn ba ngày nữa, bánh xe của thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Những ngày này khắp cả làng quê, phố phường không khí như sôi động hẳn lên. Ai cũng muốn ra chợ để mua sắm một vài thứ gì đó chuẩn bị chọ cái tết cổ truyền của dân tộc. Em được mẹ cho đi theo chơi chợ tết.
Phiên chợ tết thật đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi, quần áo đủ màu sắc sặc sỡ như một dòng hoa di động. Diện tích khu chợ hình như được giãn nở ra bởi những sạp mới dựng lên ngoài khu chợ cũ. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt quầy bán dưa. hấu kế tiếp mọc lên, xếp hàng hàng, lớp lớp. Những quả Vừa màu xanh đậm to như quả bóng đá, ước chừng bảy tám kí được xếp bày hàng chào khách. Những tia nắng chiếu xuống làm cho màu’ xanh của những quả dưa thêm xanh bóng. Cố những quả bổ làm đôi được bọc trong tờ giấy bóng thắm hồng lên, trông thật thích mắt.
Kế tiếp là những gian hàng bán hoa vải với đủ các loại hoa màu sặc sỡ. Những cành hồng, chậu lan, khóm cúc, thược dược, phù dung… đủ màu sắc, đến gân mà cứ ngỡ là hoa thật, ơ những gian hàng này, người ra vào đông nghịt. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Cách đó không xa là khu bán hoa thật. Hương thơm quyện vào nhau lan tỏa cả một góc chợ. Đắt tiền nhất là mấy chậu kiểng được đặt ngay hàng thẳng lối. Có mấy vị khách ăn mặc sang trọng cứ quay qua, quay lại ngắm nhìn mấy hàng kiểng trưng bày, xuýt xoa khen đẹp,,vẻ tần ngần chưa chịu rời xa. Một số người đi bán mai lăng xăng chào mời. Hết chạy đến chỗ này; họ lại vòng sang chỗ khác. Những cành mai vàng, to nhỏ đủ cỡ, có cành thấy toàn nụ, là nụ không một chiếc lá xen vào, chắc là mồng một tết sẽ trổ hoa. Xinh nhất là mấy bó hoa đồng tiền đỏ tươi, xòe cánh trông như những bàn tay nhỏ xíu của trẻ thơ, rồi hoa cúc vàng, thược dược cánh sen, hoa lay ơn, phù dung, hướng dương, cẩm chướng… Quả là một rừng hoa đang khoe sắc dưới trời xuân.
Đi sâu vào chợ là những quầy hàng tết với đủ các thứ hàng. Thứ gì cũng đẹp, cũng ngon, cũng ưa nhìn, thật là hấp dẫn. Các chị bán hàng miệng chào mời liến thoắng, tay lấy hàng nhanh thoăn thoắt: gói, xếp, cân đong… sôi nổi như ngày hội thi tay nghề. Cạnh các quầy hàng bánh kẹo là chiếc xe bán tranh tết. Trên xe treo rất nhiều các loại tranh đủ màu sặc sỡ. Những câu đối tết nền đỏ chữ vàng có in hoa văn làm nổi bật những ô chữ với những nét viết kiểu cách đẹp mắt. Kia là tranh dân gian chú ếch ngồi trên mặt lá khoai té nước trông thật ngộ nghĩnh. Và kia nữa là chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, hai chân đung đưa theo bước chân trâu và điệu nhạc đủng đỉnh trên đường làng. Tết đến, hình như nhà nào cũng đi sắm tết, có khi một ngày họ phải đi chợ đến vài lượt. Lúc thì mua mấy quả dưa, lúc thì đi sắm đồ áo mới, giày dép cho trẻ thơ, vì vậy mà những phiên chợ tết bao giờ cũng đông khách.
Về trưa, chợ càng đông vui tấp nập, y như một ngày hội. Tiếng người, tiếng động cơ xe cộ hòa vào nhau tạo nên một âm thanh náo nhiệt, ồn ã. Tết đã đến rất gần.
Trên đường trở về với mẹ, em như muốn nán lại thêm chút nữa để ngắm cảnh tượng đông vui khi xuân về, tết đến. Hai bên đường, cảnh vật dang đổi khác. Tất cả như dang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.
Trên một tờ giấy trắng có một chấm đen và tất cả các bạn học sinh đều tả chấm đen đó .
Khi những người lạc quan , yêu đời thì họ sẽ ko vì nhìn một chấm đen đó mà bỏ qua cả một tờ giấy trắng . Thực ra , trong cuộc sống cũng như tờ giấy trắng và chấm đen đó . trong cuộc sông khi muốn hạnh phúc , vui vẻ thì ban phải nhìn những mặt tích cực , tươi sáng của nó .và cung nhu khi ban nhìn vao chấm đen dó thi chấm đen đó sẽ cang ngày càng lớn , nhu vậy bạn sẽ ko nhìn thấy tờ giấy trắng nữa mà chỉ nhìn thấy chấm đen nhu trong cộc sống bạn nhìn vào những mạt phản diện u tối , bạn se ko nhìn thấy mặt tốt của nó mà chỉ thấy cộc đời bạn dần trở nên xám xịt , mất đi sự lấp lánh , đẹp đẽ của cuộc đời . đó là bài học mà thầy giáo dành cho các bạn.
Khoảng giấy còn rất nhiều chỗ để trống,tại sao chúng ta không dùng nó vào việc hữu ích.Nếu chúng ta viết vào đó các điều hữu ích thì sẽ xóa đi vết đen đó.Trong mỗi con người chúng ta cũng vậy,giữa những ngang trái trong cuộc sống, hẳn có người cũng sẽ mắc lỗi lầm,nhưng chúng ta phải có cái nhìn xa hơn,toàn diện hơn về người đó. Đừng quá chú trọng vào lỗi lầm của họ mà không thấy được những ưu điểm , tích cực có trong con người họ”.
a) Ta có: P(x) = 3y + 6 có nghiệm khi
3y + 6 = 0
3y = -6
y = -2
Vậy đa thức P(y) có nghiệm là y = -2.
b) Q(y) = y4 + 2
Ta có: y4 có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0 với mọi y
Nên y4 + 2 có giá trị lớn hơn 0 với mọi y
Tức là Q(y) ≠ 0 với mọi y
Vậy Q(y) không có nghiệm.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-55-trang-48-sgk-toan-7-tap-2-c42a6681.html#ixzz5CqPx0b5N
Tình bạn là những vần thơ
Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời
Tình bạn áo trắng một thời
Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo
Tình bạn hạt giống mang theo
Suốt đời tri kỉ gieo được mấy cây!
Tình bạn là những vần thơ
Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời
Tình bạn áo trắng một thời
Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo
Tình bạn hạt giống mang theo
Suốt đời tri kỉ gieo được mấy cây!
Cám ơn đời cho ta những bè bạn
Đã giúp ta chia sẻ những buồn vui
Sánh bước bên ta qua ngày dài vô tận
Cám ơn đời cho ta bạn tình
Đã cho ta biết thế nào là yêu thương
Sưởi ấm tim ta qua mùa đông giá lạnh
Đã cùng ta xây ngôi nhà hạnh phúc
Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng
Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu
Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời
Tình của mẹ sáng ngời dương thế
Lo cho con tấm bé đến già
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi
Con đi khắp chân trời góc bể
Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu
Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.
Ti.ck mình nha
hiếu tham khảo thôi nhé!
Thơ: Đặng Minh Mai
Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng
Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu
Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời
Tình của mẹ sáng ngời dương thế
Lo cho con tấm bé đến già
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi
Con đi khắp chân trời góc bể
Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu
Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung