K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp

-Ghi bài đầy đủ

-Tiếp thu tốt các hệ thống kiến thức

-Biết liên hệ thực tiễn

-Học nhóm

19 tháng 4 2021

Cách học tốt môn GDCD - Tìm trên Google

:OOO

19 tháng 4 2021

+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân , do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. ...

+ Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

19 tháng 4 2021

  Môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực; phát triển  hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai.

“Không có thành công nào tự đến với chúng ta, cũng không có việc gì dễ làm mà thành công lớn. Muốn thành công trong cuộc sống, chiếm lĩnh được những giá trị tốt đẹp, con người nhất định phải năng động và sáng tạo. Năng động và sáng tạo là phẩm chất cần có ở mỗi con người.”

19 tháng 4 2021

tham khảo:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, yếu tố năng động và sáng tạo rất cần thiết đối với mỗi người. Bởi là nó cách duy nhất, tốt nhất để giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để vươn lên và đạt được những mục đích và đạt đến thành công.

Năng động là tích cực, chủ động, tự giác trong công việc. Tính năng động có thể tự có hoặc được hình thành và rèn luyện trong quá trình lao động. Sáng tạo nghĩa là làm điều gì đó khác biệt, hoặc mới mẻ so với bản thân mình và với những người khác. Sáng tạo còn là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Năng động là cơ sở để sáng tạo. Sáng tạo là động lực để năng động.

 

Người có tính năng động là người dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ và quyết đoán trong việc làm. Họ không chờ đợi may mắn mà tự mình tìm kiếm lấy nó thông qua công việc. Họ luôn là người khởi đầu tiên phong trong mọi công việc. Người có tính sáng tạo là người năng động làm việc và tìm tòi cái mới. Họ không dễ dàng chấp nhận những gì hiện có, sẵn có. Họ cũng không bắt chước hoặc lặp lại những cách thức cũ mà say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.

Người có tính năng động và sáng tạo luôn say mê, tìm tòi và phát hiện cái mới, cái chưa từng có. Họ say mê học tập, nghiên cứu và linh hoạt xử lý các tình huống. Người năng động sáng tạo thường tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo, mới lạ.

Sáng tạo là quá trình dài hơi của suy ngẫm. Kết quả có được mới lạ khác với suy ngẫm khác ở toàn phần. Kết quả của sáng tạo có nhiều sáng kiến mới mẻ và độc đáo. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ là sản phẩm của sáng tạo thường không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất ra nó.

Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh. Năng động và sáng tạo làm rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.

Năng động và sáng tạo giúp cho con người thay đổi được lề lối cũ để hướng tới một mục đích tốt hơn. Sáng tạo nhỏ có thể làm thay đổi một cá nhân hay một tập thể. Sản phẩm của sự sáng tạo luôn có ích cho người làm ra nó và có ích cho mọi người. Sáng tạo lớn có thể thay đổi toàn tập thể lớn. Sáng tạo vĩ đại làm thay đổi mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội.

Ví như, một giáo viên năng động và sáng tạo trong cách hướng dẫn và truyền đạt tri thức sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, hiệu quả và chắc chắn. Đây là sáng tạo nhỏ, có ảnh hưởng ở phạm vi một tập thể. Nhà bác học Edison sáng tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng. Cái bóng đèn kì diệu ấy đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của loài người. Đây là sáng tạo lớn, có ảnh hưởng toàn cầu.

Năng động và sáng tạo là một năng lực vô cùng quan trọng trong công việc và trong chính đời sống của mỗi người chúng ta. Đó là khả năng tìm thấy những điều mới mẻ và làm ra cái mới tiện ích hơn. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình. Nó làm phong phú thêm những ý tưởng mới. Nó làm tư duy nhạy bén và sâu sắc hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Chính tư duy năng động và sáng tạo mang lại niềm tin và động lực sống và cống hiến của con người. Người sáng tạo luôn nhận được về mình những phần thưởng xứng đáng. Trước hết là làm thỏa mãn khát khao sáng tạo của họ. Sau đó, sản phẩm mới sẽ mang lại cho họ vinh dự và lợi ích vật chất to lớn.

Vì thế, hãy luôn hăng say trong công việc. Hãy luôn vận động bằng tất cả từ trí tuệ cho đến thân thể. Tính năng động và sáng tạo luôn tạo động lực để con người làm việc. Nó giúp cho con người không bị lười biếng. Năng động và sáng tạo luôn đặt con người trong trạng thái vận động, luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nhà bác học Newton làm việc liên tục trong phòng thí nghiệm. Có khi đến hơn hai tháng ông không bước chân ra khỏi căn phòng ấy. Khi viết bộ Tấn trò đời bất hủ, nhà văn Bandac đã thức làm việc hai mươi giờ mỗi ngày. Họ đã không ngừng sáng tạo, quên đi bản thân mình vì sự tiến bộ của nhân loại.

Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc. Chính tình yêu công việc, tình yêu cuộc sống giúp ta làm việc không mệt mỏi. Người sáng tạo không bao giờ đi theo những suy nghĩ lối mòn. Người sáng tạo đều bị lôi cuốn bởi những trải nghiệm mới của riêng mình.

Năng động sáng tạo còn phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Người càng trẻ càng cần phải có nó để tốt cho chính mình và cũng tốt cho nhiều người khác. Khả năng sáng tạo chỉ xuất hiện trong những môi trường nhiều kiến thức. Tức là biết kết hợp những gì mình học và tích lũy được vào làm một sản phẩm sáng tạo. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang. Kết quả sáng tạo mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là điển hình của tinh thần sáng tạo kỳ tài. Trong lần đi sứ Trung Quốc, bằng tài ứng đối của mình, Mạc Đĩnh Chi đã khiến vua nhà Nguyên vô cùng cảm động và khâm phục tài năng và đức độ của ông. Cảm kích tấm lòng rộng mở của ông, vua Nguyên đã phong tặng ông làm Lưỡng quốc Trạng nguyên, một danh hiệu cao quý xưa nay chưa từng có.

Rèn luyện tính năng động và sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác học tập. Bởi mọi thành công của con người đều xuất phát từ tri thức như Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”.

Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo. Bởi bàn tay sẽ làm giàu khối óc. Chỉ có lao động mới chứng thực được khả năng và đức tính của con người. Chỉ có lao động mới làm lộ phát khả năng sáng tạo của con người. Hãy luôn tự giác làm mọi việc, không cần đợi người khác sai bảo hay nhắc nhở. Miễn ta thấy điều đó là thiết thực, là hữu ích thì làm. Đừng so sánh thiệt hơn, thua thắng. Đừng ỷ lại hay đua đòi với người khác. Hãy hướng đến giá trị đích thực của công việc chứ không phải thể hiện giả tạo để người khác biết đến mình.

Biết vượt qua khó khăn, thử thách để đạt đến thành công trong công việc. Không có thành quả nào đến với ta một cách dễ dàng. Thành công có được là kết tinh của trí tuệ và sức lao động miệt mài. Càng khó khăn ta càng say mê, càng quyết tâm chiến thắng.

Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích. Đó là suy nghĩ sáng suốt trong hành động. Bởi không phải cần cù, nhẫn nại là sẽ thành công. Hãy tìm cách giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất cho mỗi công việc để tiết kiệm sức lao động và tránh những tổn thất.

Năng động là hăng hái, sôi nổi. Sáng tạo là làm ra cái mới, cái chưa từng có. Đây là hai hoạt động mang tính liên tục, có thể nghỉ nhưng không ngưng trệ, dừng lại bởi trở ngại nào đó. Học sinh và giới trẻ ngày nay, trong xã hội hiện đại thì càng cần phải rèn luyện năng động, sáng tạo. Bởi đó là những điều kiện tốt để con người có thể tạo dựng nên một tương lai tốt đẹp. Nó giúp ta vượt qua mọi khó khăn và nó sẽ là hành trang bất cứ nơi đâu.

 

Mỗi người trong chúng ta hãy có cách tư duy cho riêng mình. Hãy tăng cường thêm dũng khí để tìm ra những hướng đi cho riêng mình. Mỗi người phải sống cuộc đời của mình. Đồng thời dùng thời gian của mình để tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống. Và khi đã tạo ra giá trị thì lợi ích sẽ đến với mỗi chúng ta. Sáng tạo cũng là cho cuộc sống của mỗi người tốt hơn.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không năng động và sáng tạo trong học tập. Họ lười biếng, ỷ lại, lơ là trong học tập, không có ý chí vươn lên. Những học sinh như thế thật đáng chê trách. Cuộc sống luôn cần phải năng động và sáng tạo. Không chỉ để cho bản thân mình mà còn cống hiến cho cộng đồng, cho đất nước. Mỗi người đều sống năng động và sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị và những điều kỳ diệu cho cuộc sống này thêm tốt đẹp hơn.

Con người sinh ra vốn ai cũng có khả năng tư duy, và sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo của con người phần lớn bị giới hạn bởi phương pháp giáo dục và những quy ước của xã hội. Muốn sáng tạo mỗi người phải dũng cảm bỏ cách nghĩ, cách làm, cách nói, và hành động mà số đông chấp nhận bạn.

Giá trị bản thân là những điều bạn tin rằng quan trọng với chính mình và cũng có tác dụng mang đến thành công cho công việc hàng ngày của bạn. Một công việc có tính chất đúng với giá trị bản thân sẽ làm bạn cư xử hòa hợp, cuộc sống vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng.

19 tháng 4 2021

Tham khảo :

Giá trị bản thân là những giá trị cốt lõi của con người, có vai trò kiến tạo nên các giá trị khác. Cũng có thể hiểu, giá trị bản thân là tổng hòa các giá trị mà con người đã sở hữu được.

Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, mỗi người cần cần tạo dựng giá trị cho riêng bản thân mình. Nếu bạn không thể tạo dựng giá trị cho bản thân, thì bạn cũng không thể tạo được giá trị cho người khác. Bản thân sở hữu được càng nhiều giá trị thì bạn càng dễ thành công hơn người khác. Tri thức, nhân cách, lối sống tạo nên giá trị bản thân mỗi con người và ngược lại, chính giá trị bản thân bền vững sẽ tạo nên tri hiểu biết, phẩm đức cao quý và lối sống tốt đẹp ở mỗi con người.

Giá trị bản thân đối với con người cũng như nước đối với dòng sông, không có nước, dòng sông không thể có cuộc sống trù phú. Bởi thế, đừng đánh mất giá trị bản thân chỉ vì sự tham lam, ích kỷ, hèn nhát. Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu bạn không tự mình làm điều đó.

Đừng kiêu căng, tự mãn, tự phụ bản thân mà nên khiêm tốn, giản dị, cân đối hài hoà mối quan hệ giữa lối sống và công việc, bản thân và tập thể. Hiểu rõ vai trò của giá trị của bản thân, bạn cần phải kiên trì xây dựng, tích lũy giá trị từng ngày, hướng đến một cuộc sống ý nghĩa, tự hoàn thiện bản thân, sống chân thực, có trách nhiệm, lạc quan bước tới.

Giá trị đích thực của đời người không nằm ở những gì bạn sở hữu mà là những gì bạn đã cho đi. Càng biết cho đi, càng biết sống vì người khác, giá trị bản thân càng được nâng cao.

.Thời gian là vô giá, thời gian không thể mua được bằng tiền và nó cứ mãi trôi đi. Vì vậy, nếu muốn thành công hãy quý trọng từng phút, từng giây mà bạn có để làm việc có ích cho bản thân và mọi người. Thời gian không chờ đợi ai, vì thế nếu còn trẻ, bạn hãy không ngừng học hỏi và khám phá. Đừng ham chơi, lãng phí thời gian vào những thú vui vô bổ. Sống không mục đích, không tương lai, hủy hoại cả cuộc đời mình và trở thành gánh nặng cho xã hội… Không nên sống hoài, sống phí, để thời gian trôi qua, rồi sau đó có hối tiếc cũng đã muộn màng. Trong cuộc đời, chúng ta vẫn thường nói: Giá như thời gian chậm lại mấy phút nhỉ? Thì mọi chuyện đâu đến nỗi... như vậy. Hãy hành động để biến những ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cống hiến hết mình cho xã hội...........

19 tháng 4 2021
“Thời gian quý hơn vàng”, đó là giá trị mà mọi người đều biết. Thời gian đem đến cho con người không ít niềm vui cũng như nỗi buồn và vô số những bài học quý giá trong cuộc sống.

1. Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946 gồm 7 chương 70 điều. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam ra đời ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lời nói đầu của Hiến pháp này gồm 238 từ; nhiệm vụ của đất nước và dân tộc được thể hiện rõ “nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta quy định nhân dân không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tôn giáo đều là chủ thể của quyền lực Nhà nước.

2. Do tình hình chiến tranh nên Hiến pháp năm 1946 chưa được Chủ tịch nước công bố, nhưng theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tùy tình hình cụ thể mà tinh thần của các quy định của Hiến pháp 1946 vẫn được thực hiện trên thực tế. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua gồm 10 chương 112 điều. Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với Hiến pháp năm 1946 (Việt Nam dân chủ cộng hòa) nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một tình thế mới. Lời nói đầu của bản Hiến pháp này gồm 1.276 từ, có đoạn ghi rõ: “Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới. Nhân dân ta cần ra sức củng cố Miền Bắc, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.

3. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra thời kỳ cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đất nước Việt Nam cần một bản Hiến pháp mới nhằm khẳng định những thành quả của Nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đồng thời quy định việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980 gồm có 12 chương 147 điều. So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 tham khảo nhiều nội dung của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 gồm 1.706 từ (được xem là bản Hiến pháp có lời nói đầu dài nhất thế giới ở thời điểm đó). Theo nhiều học giả, có thể nói rằng Hiến pháp năm 1980 là một bản Hiến pháp thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhận thức cũ của Việt Nam về dân chủ của chủ nghĩa xã hội.

4. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/04/1992 gồm 12 chương 147 điều. Hiến pháp năm 1992 đã bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch, bao cấp của Hiến pháp năm 1980 để thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 gồm 539 từ có đoạn ghi “Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện do đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới” …

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, có 24 nội dung sửa đổi, bổ sung gồm đoạn cuối của lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung các điều 2, 3, 8, 9, 15, 16, 19, 21, 25, 30, 35, 36, 37, 59, 75, các điểm 4, 5, 7 và 13 điều 84; điểm 9 điều 91; các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 điều 103; điểm 8 điều 112; điểm 2 điều 114; điều 116; 137; 140.

5. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương 120 điều. Cũng tại kỳ họp này Quốc hội đã có Nghị quyết số 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 01 chương 27 điều; bổ sung 01 chương mới (chương X về Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán Nhà nước), 12 điều mới (gồm các điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118), giữ nguyên 07 điều (1, 49, 77, 86, 87, 91 và 97), sửa đổi bổ sung 101 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 có 3 đoạn 290 từ. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân” được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đoạn cuối lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 ghi rõ “Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

-Em sẽ lên gặp cô giáo chủ nhiệm để hỏi lí do mình bị hạ hạnh kiểm, trong trường hợp cô giáo không đưa ra được lí do thỏa đáng thì em sẽ đưa vụ việc lên ban giám hiệu nhà trường để nhà trường có các biện pháp xử lí với vụ việc này.

Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp.

 

Câu 11: Cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.