K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu gồm:

- Hàng rào bề mặt cơ thể: da, niêm mạc, dịch nhày; các chất tiết của cơ thể như nước mắt, nước tiểu; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục), lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt).

- Hàng rào bên trong: các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,...

Vai trò của những thành phần trên:

- Hàng rào bề mặt cơ thể có vai trò chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

- Hàng rào bên trong cơ thể có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể theo các cách thức khác nhau. Ví dụ: các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh; tế bào giết chết tự nhiên tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

- Có ở tất cả động vật.

- Có ở động vật có xương sống.

- Ngay từ khi sinh ra đã có, không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

- Hình thành trong đời sống của từng cá thể khi có sự xâm nhập của kháng nguyên.

- Gồm: hàng rào bề mặt (da, niêm mạc, dịch nhày, các chất tiết,…) và hàng rào bên trong (các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,…).

- Gồm: miễn dịch dịch thể (hình thành kháng thể có tác dụng bất hoạt các tác nhân gây bệnh ở trong thể dịch của cơ thể) và miễn dịch tế bào (các tế bào độc gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh).

- Đáp ứng tức thời nhưng không đặc hiệu (nhận diện các đặc điểm chung của nhiều tác nhân gây bệnh thông qua một số ít thụ thể).

- Đáp ứng chậm nhưng mang tính đặc hiệu đối với từng tác nhân gây bệnh (nhận diện các đặc điểm đặc hiệu của từng tác nhân gây bệnh nhờ nhiều thụ thể).

- Không hình thành trí nhớ miễn dịch.

- Hình thành trí nhớ miễn dịch.

Vai trò của miễn dịch

- Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

Một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người

+ Một số cơ quan của hệ miễn dịch ở người: tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm mạc,…

+ Một số tế bào của hệ miễn dịch ở người: đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào lympho,…

- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong: gout, hở van tim, béo phì

- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm

- Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

- Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật:

+ Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (các tia bức xạ, tia phóng xạ,…), tác nhân hóa học (các loại hóa chất độc hại), tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,…). Bệnh truyền nhiễm thường do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.

+ Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…

- Cơ chế giúp cơ thể chống lại bệnh là cơ chế miễn dịch: Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

- Một số biện pháp có thể làm để tăng cường khả năng phòng chống bệnh của cơ thể:

+ Ngủ đủ giấc.

+ Có chế độ ăn uống khoa học: tăng cường chất xơ, ăn các chất béo lành mạnh như dầu ô liu và cá hồi, ăn nhiều thực phẩm lên men hoặc bổ sung men vi sinh, hạn chế ăn thêm đường, hạn chế uống rượu bia,…

+  Uống đủ nước, tránh mất nước.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lí.

+ Kiểm soát căng thẳng.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Khi thi đấu, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chi dưới hoạt động với cường độ cao, mạch máu ở chi dưới dãn hết cỡ nhằm tăng lượng máu tuần hoàn. Lúc này, sự vận chuyển máu về tim chủ yếu phải dựa trên áp lực do sự co bóp của cơ bắp tạo nên.

- Sau khi chạy, nếu dừng lại đột ngột, cơ bắp sẽ ngừng co bóp làm mất đi áp lực lên mạch máu, trong khi những mạch máu đang dãn ra hết cỡ này không thể lập tức co lại, cộng thêm mối quan hệ với trọng lực máu trong cơ thể sẽ làm tích tự một lượng máu lớn ở chi dưới (lượng máu về tim giảm đột ngột). Kết quả dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não giảm cấp tính gây ra những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thậm chí là tử vong đối với người có chức năng tim mạch yếu.

- Việc thắt nút chứng minh được tính tự động của tim vì: Thắt nút sẽ giúp cô lập từng phần của tim, nhờ đó sẽ giúp tìm hiểu được vai trò của mỗi bộ phận của hệ dẫn truyền tim trong việc tạo nên tính tự động của tim.

- Khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước vì: Khi nút xoang nhĩ phát xung thần kinh thì xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim trước rồi mới theo mạng lưới Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co.

- Adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim vì: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.

Ý 1

Tên

Nghỉ ngơi 

(lần/phút)

 Chạy bộ 

(lần/phút)

 Dừng chạy 5 phút 

(lần/phút)

 Lãnh Hàn 

 75

 150

 80

- Khi nghỉ thì nhịp tim ổn định nên là 75.

- Khi chạy tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động. 

- Khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ $O_2$ và đào thải $CO_2$ lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.

Ý 2

- Nói luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch vì luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tác động đến cấu tạo và chức năng của tim và mạch máu:

+ Đối với tim: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu cả khi nghỉ ngơi và khi đang luyện tập; nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên; lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.

+ Đối với mạch máu: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng; tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp; tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp $O_2.$

Ý 1

- Vì khi người ở trạng thái hoạt động hay căng thẳng thần kinh đều sẽ làm thay đổi giá trị huyết áp (ví dụ: khi hoạt động mạnh như thể dục thể thao hoặc khi hồi hộp, lo lắng sẽ làm tăng huyết áp), dẫn đến kết quả đo không còn được chính xác.

Ý 2

- Vì huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực dòng máu lên động mạch nhằm đưa máu đến khắp cơ thể, áp lực dòng máu cần duy trì ổn định thì mới đảm bảo vòng tuần hoàn máu mang oxygen, dinh dưỡng đến khắp các tế bào trong cơ thể. Như vậy, giá trị huyết áp bình thường và ổn định sẽ là một tiêu chí để đánh giá tình trạng sức khỏe tốt, không gặp phải các bệnh lí về tim mạch.