K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4

- Ko đúng

- Vì như thế là phân biệt giới tính, gây những tổn thương, suy nghĩ tiêu cực cho chị A. Tạo nên cảm giác bị bỏ rơi và không được quan tâm ảnh hưởng đến sức khỏe và tình thần của chị A. Ngoài ra, việc phân biệt giới tính heo quy định của pháp luật thì hành vi đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000, việc phân biệt giới tính cũng giống như bạo lực tinh thần đối với người bị phân biệt.

12 tháng 4

Cách đối xử của ông H đối với chị A không đúng với quy định của pháp luật. Vì:
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cháu:
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi hoặc xúc phạm con.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu thành niên.
2. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ:
- Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà.
- Con có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.
- Nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.

12 tháng 4
Bạo lực học đường: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh FEB 23, 2020

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

Do đó việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

  1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

  1. Thực trạng

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

  1. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.

 

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

  • làm mất trật tự xã hội.
  1. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

* Đối với học sinh:

– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

– Học cách kiềm chế cảm súc.

– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.

– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.

– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên

– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.

– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:

– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
CÁI NÀO BẠN CHÉP DC THÌ CHÉP NHÉ !!!!
CẢM ƠN !!!!!!!!!!!!

 

12 tháng 4
Một số biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:

(1) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

(2) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

(3) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

(4) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

(5) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

12 tháng 4

a) Có, hành vi của B vi phạm pháp luật.

- B đã dùng gậy đuổi đánh chị A: Đây là hành vi đánh người, có thể gây tổn thương cho chị A, vi phạm pháp luật.
- Hành vi của B khiến chị A phải bỏ chạy: Điều này thể hiện B đã dùng bạo lực để đe dọa chị A, vi phạm pháp luật.
b) Nếu là chị A, em sẽ:
- Tìm cách thoát khỏi sự đe dọa của B, di chuyển đến nơi an toàn như nhà hàng xóm, quán ăn,...
- Nếu có thể, em sẽ cố gắng ghi âm, ghi hình lại hành vi của B để làm bằng chứng.
- Gọi cho công an địa phương theo số 113 để trình báo về hành vi của B.
- Gọi cho đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em (111) để được tư vấn và hỗ trợ.
- Sau khi đã an toàn, em sẽ đến đồn công an để trình báo chính thức về hành vi của B.
- Em sẽ đến các tổ chức hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục pháp lý.
c) Tác hại mà bạo lực gia đình gây ra:

- Bạo lực gia đình gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho nạn nhân:
+ Có thể dẫn đến những chấn thương nặng, thậm chí tử vong.
+ Gây lo âu, sợ hãi, ám ảnh tâm lý cho nạn nhân, đặc biệt là trẻ em.
- Bạo lực gia đình phá vỡ hạnh phúc gia đình:
+ Gây mâu thuẫn, rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
- Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật:
+ Nạn nhân có quyền tự bảo vệ bản thân và khởi kiện người có hành vi bạo lực.
+ Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối cần được lên án và đẩy lùi. Chúng ta cần chung tay góp sức để xây dựng một gia đình hạnh phúc, văn minh, không có bạo lực.

12 tháng 4

a) Hành vi của bà A vi phạm quyền và nghĩa vụ của người lao động. Một người lao động có quyền từ chối làm bất kỳ công việc nào nếu họ cảm thấy rằng công việc đó đặt họ vào tình huống nguy hiểm hoặc không phù hợp với khả năng của họ. Trong trường hợp này, công việc khai thác đá bằng nổ mìn được chị H xem xét là nguy hiểm, và việc từ chối làm việc là hành động hợp lý để bảo vệ bản thân.

b) Nếu là chị H, em sẽ làm như sau:

- Trước tiên, em sẽ thảo luận với bà A về lý do tại sao em không muốn làm công việc khai thác đá bằng nổ mìn. Em sẽ giải thích rõ ràng về mối lo ngại về an toàn và sức khỏe của mình.

- Nếu bà A vẫn kiên định yêu cầu em ký hợp đồng, em sẽ tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý lao động hoặc các tổ chức pháp luật để biết liệu hành động của bà A có vi phạm quyền và nghĩa vụ của em không.

- Nếu hành động của bà A được xác định là vi phạm, em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức bảo vệ quyền lao động hoặc pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Nếu không thể giải quyết vấn đề, em có thể xem xét việc tìm kiếm công việc khác mà không đặt mình vào tình huống nguy hiểm hoặc không phù hợp với năng lực của mình.

12 tháng 4

a) Hành vi của ông D có thể vi phạm về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Việc đổ các loại phẩm màu không rõ nguồn gốc vào đồ ăn có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu các phẩm màu này chứa các chất độc hại như thuốc nhuộm không an toàn hoặc các hóa chất khác, việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ chúng có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ cháy nổ.
b) Nếu là bạn N, em sẽ làm như sau trong tình huống trên:
- Đầu tiên, em sẽ thảo luận trực tiếp với ông D về những gì em đã chứng kiến và diễn đạt mối lo ngại của mình về an toàn thực phẩm và sức khỏe của khách hàng.
- Nếu ông D không chấp nhận hoặc không thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, em có thể báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan quản lý thực phẩm để họ tiến hành điều tra và xử lý vấn đề.
c) Tác hại của việc sử dụng các chất độc hại trong thực phẩm là:
- Gây ra các vấn đề về sức khỏe như độc tố và dị ứng.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và cơ thể người lớn.
- Gây ra các vấn đề về sinh sản và hệ thống thần kinh.

12 tháng 4

a) Hành vi của chồng chị H có thể được xem xét là hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình không chỉ bao gồm việc sử dụng vũ lực trực tiếp để gây thương tích về thân thể, mà còn bao gồm bất kỳ hành động nào gây ra sự sợ hãi, đe dọa, hoặc kiểm soát người khác trong gia đình. Trong trường hợp này, việc đánh con và phạt con không cho ăn cơm có thể được coi là hành vi bạo lực gia đình vì nó gây ra sự đau khổ và tổn thương cho con.

b) Tác hại của bạo lực gia đình có thể bao gồm:

- Tác động tiêu cực đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của nạn nhân, bao gồm tổn thương về thân thể, vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, và tự tử.

- Gây ra các vấn đề xã hội như đổ vỡ gia đình, mất niềm tin vào hôn nhân và quan hệ.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, gây ra các vấn đề học tập, hành vi, và tâm lý.

- Gây ra chuỗi bạo lực gia đình kéo dài qua nhiều thế hệ, với những đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực có thể trở thành những người lớn có hành vi bạo lực trong tương lai.

- Gây ra tổn thương tới cộng đồng và xã hội như tăng cường chi phí y tế và pháp lý, và giảm năng suất lao động.

12 tháng 4

a) Tình huống trên cho thấy anh A có sự chủ động và tự giác khi muốn lập một hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình. Thoả thuận bằng miệng thường không đảm bảo và có thể dễ dàng xảy ra hiểu lầm hoặc tranh chấp sau này. Bằng cách lập một hợp đồng lao động, cả hai bên sẽ có một tài liệu chính thức để tham khảo và tuân thủ, giúp tránh được những tranh chấp không mong muốn.
b) Nếu là bạn của anh A, em sẽ khuyên anh nên lập hợp đồng lao động với nội dung như sau:

- Thời gian làm việc: Xác định rõ thời gian làm việc hàng ngày và số ngày làm việc trong tuần.
- Mức lương: Ghi rõ mức lương được trả cho mỗi giờ làm việc, cũng như thời gian thanh toán lương (hàng tuần, hàng tháng).
- Nhiệm vụ công việc: Mô tả chi tiết công việc mà anh A phải thực hiện trong xưởng bánh kẹo.
- Thời hạn hợp đồng: Xác định rõ thời gian làm việc (6 tháng) và điều khoản về gia hạn hợp đồng nếu cả hai bên đều muốn tiếp tục hợp tác sau khi hợp đồng kết thúc.
- Quy định về chấm dứt hợp đồng: Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng và quyền lợi của cả hai bên trong trường hợp hợp đồng không được tuân thủ hoặc có sự vi phạm từ bất kỳ bên nào.
- Các điều khoản khác: Bao gồm các quy định về bảo mật thông tin, trách nhiệm của mỗi bên, và các điều khoản khác có thể cần thiết cho quan hệ lao động giữa anh A và ông H.

12 tháng 4

a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí: Trường hợp này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vũ khí, bao gồm việc vô tình bắn hoặc sử dụng vũ khí một cách không an toàn, dẫn đến thương tích hoặc thậm chí là tử vong. Việc sử dụng vũ khí một cách không đúng cách cũng có thể dẫn đến vụ án hình sự và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.
b) Buôn bán, tàng trữ pháo nổ, thuốc nổ trong nhà: Trong trường hợp này, nguy cơ cháy nổ là rất cao do sự không an toàn trong quản lý và sử dụng các loại pháo nổ, thuốc nổ. Nếu không được bảo quản và xử lý đúng cách, chúng có thể gây ra các vụ nổ không mong muốn, gây thương tích và thiệt hại cho cả người và tài sản, cũng như gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
c) Sử dụng hoá chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm: Trong trường hợp này, sự sử dụng hoá chất không an toàn hoặc không đúng cách trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm có thể dẫn đến ô nhiễm thực phẩm bằng các chất độc hại. Việc tiếp xúc với các chất độc hại này thông qua thực phẩm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người tiêu dùng, bao gồm trường hợp ngộ độc và các vấn đề về sức khỏe khác.

12 tháng 4

a) Trường hợp trên là một ví dụ về bạo lực gia đình gây ra bởi căng thẳng và stress trong công việc của anh A, cùng với việc sử dụng rượu làm phương tiện giải tỏa cảm xúc. Hành vi đánh đập vợ mặc dù chị M mới sinh con là một hành động không chấp nhận được và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cả vợ và đứa trẻ.

b) Nếu là bà H, em sẽ giải quyết tình huống như sau:

- Nói chuyện với anh A về hành vi của anh và hậu quả của nó đối với gia đình. Bà cần thể hiện sự quan tâm và ủng hộ chị M, đồng thời nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình là không chấp nhận được.

- Bà H có thể khuyến khích anh A tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý hoặc tư vấn để giúp anh giải quyết căng thẳng và xử lý cảm xúc một cách tích cực.

- Bà H cần thúc đẩy anh A tham gia vào các chương trình can thiệp để ngăn chặn hành vi bạo lực và hỗ trợ họ cải thiện mối quan hệ gia đình.

c) Những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình có thể bao gồm:

- Tăng cường giáo dục và tăng nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình trong cộng đồng.
- Cung cấp hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho những người gặp vấn đề căng thẳng và stress.
- Xây dựng các chương trình can thiệp và hỗ trợ dành cho nạn nhân bạo lực gia đình.
- Tăng cường hỗ trợ pháp lý và quản lý các trường hợp bạo lực gia đình thông qua hệ thống pháp luật.

TT
tran trong
Giáo viên
10 tháng 4

a. X chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình.

- X đã hiểu sai về quyền tự do riêng tư, có thái độ khó chịu khi bố mẹ khuyên và ngăn cản bạn đi gặp người lạ.

- Người lạ quen trên mạng có thể là lừa đảo hoặc dễ dẫn đến những hành vi lừa đào, cướp giật...

- Hành động của bố mẹ bạn X đã thể hiện đúng trách nhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc, quan tâm chỉ bảo con cái.

- Hành động của bạn X là thiếu tôn trọng cha mẹ, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của con cái.

b. Nếu là X, em sẽ hẹn bạn vào 1 dịp khác hoặc mời bạn đến nhà chơi khi có cả bố mẹ ở nhà.