Phân tích ý nghĩa và tác dụng của 1chi tiết và hình ảnh tương phản trong truyện Cô bé bán diêm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chị mình dạy toán lớp 6 trung học cơ sở đô thị việt hưng
TL:
tham khảo: ko cấm cop thì cop đây
Văn học dân gian đa dạng về thể loại, mỗi thể loại lại có những nét đặc trưng về nghệ thuật khác nhau nhưng vô cùng tiêu biểu, nổi bật.
- Thể loại sử thi: sử thi là thể loại văn học nổi bật của các dân tộc thiểu số với một kho tàng đồ sộ bao gồm hai thể loại chính là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Thể loại sử thi nổi bật với ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao. Những phép so sánh và phóng đại đó làm cho hình ảnh nhân vật trong sử thi trở nên mạnh mẽ, hùng vĩ, cao lớn tượng trưng cho sức mạnh con người, sức mạnh đoàn kết và niềm tin của nhân dân với cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Thể loại truyền thuyết: thể loại này không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử mà phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.
- Thể loại truyện cổ tích: truyện cổ tích bao gồm 3 thể loại nhưng nổi bật nhất chính là cổ tích thần kì. Đặc trưng về nghệ thuật cũng là đặc trưng của truyện cổ tích thần kì chính là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. Các biện pháp nghệ thuật góp phần đẩy câu chuyện và nhân vật từ yếu đuối, thụ động, bất hạnh đến mạnh mẽ đấu tranh để có cuộc sống hạnh phúc.
- Thể loại truyện cười: bao gồm truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nghệ thuật của truyện cười được thể hiện ở những mâu thuẫn tự nhiên của nhân vật, lối chơi chữ độc đáo,…
- Thể loại ca dao: ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
Mỗi thể loại văn học dân gian có một đặc trưng về nghệ khác nhau nhưng tất cả đều góp phần làm nên thành công cho thể loại này và giúp nó trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa Việt Nam nói chung.
1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Văn học dân gian tồn tại, lưu truyền theo phương thức truyền miệng. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể): quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: người khởi xướng → tác phẩm được hình thành và được tập thể tiếp nhận → tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa. Tác phẩm văn học dân gian ngay sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể. Mọi người đều có quyền tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
- Các thể loại văn học dân gian: truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi, thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.
3. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thê,s vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: văn học dân gian được chắt lọc và mài giũa qua không gian và thời gian, phát triển song song với văn học viết lam cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
mot thua ruong hinh chu nhat co chieu dai la 60m chieu ruong bang 1/2 chieu dai
a] tinh dien h thua ruong do
b] cu 100m vuong thi thu hoach duoc 50 kg thoc .Hoi thua ruong do thu hoach duoc bao nhieu kg thoc
Tham khảo:
Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sông xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi.
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghịch xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tre được ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn.
Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo.Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.
(Tả cảnh đẹp địa phương là cánh đồng làng)
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.