K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Ai ai cũng phải có một ký ức tuổi thơ. Dù nó đẹp đẽ hay không đẹp đẽ, tươi sáng nhưng cũng để lại một ấn tượng nhất định, khó phai mờ trong mỗi người. Vậy kí ức tuổi thơ là gì? Ký ức tuổi thơ là những điều đã có trong thời tuổi thơ, thời mà bạn còn được cắp sách tới trường, nằm trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy, khi con người bộn bề với bao mối lo toan thì họ luôn nghĩ về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mình. Cái thời mà chẳng biết nghĩ đến tiền là gì. Cái thời mà lúc nào cũng nở nụ cười hồn nhiên trên môi. Cái thời mà lúc nào cũng được chơi những trò chơi bịt mắt bắt dê, ô an quan rồi đạp xe quanh quẩn trên khắp con phố. Cái thời mà suốt ngày được đi học vậy mà ngày nào cũng mè nhoe bố mẹ "Huhu....con không đi học đâu". Giờ nghĩ lại mới thật xót xa, mới thấy tiếc nuối. Có lẽ vì vậy mà Lynk Lee đã sáng tác bài hát "Cho tôi xin một vé về tuổi thơ". Và đây có lẽ là điều mà mọi người, những người trưởng thành, những người tất bật với công việc, cuộc sống gia đình mong ước nhất.

2 tháng 11 2021

tui chọn D 

C, Ngôi thứ nhất

@Bảo

#Cafe

B. Tự sự

@Bảo

#Cafe

2 tháng 11 2021

PTBĐ là tự sự

2 tháng 11 2021

ko nha

2 tháng 11 2021

ko biết

2 tháng 11 2021

Đại từ : con

Quan hệ từ : nhưng

2 tháng 11 2021

bạn nào giúp mình mình k  cho !

2 tháng 11 2021

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.

THAM KHẢO 

OK NHA!!!!!

2 tháng 11 2021

I. Mở bài

- Nêu một vài nét về tác giả An- đéc- xen: là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông

- Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu truyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

II. Thân bài

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét

- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

- Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

2. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp

+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm

+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình

+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

III. Kết bài

- Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.

- Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp.

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch – An-đéc-xen.

– Khái quát nội dung tác phẩm: Truyện “Cô bé bán diêm” khắc họa lại hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả thông qua nghệ thuật kể đặc sắc.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung

* Hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương

– Hoàn cảnh:

    + nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút

    + phải đi bán diêm kiếm tiền

    + thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm

– Khung cảnh đêm giao thừa: một đêm trời rét mướt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách.

– Trái ngược với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm ngồi nép vào góc tường, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt mà không dám về nhà vì sợ cha đánh khiến người đọc xúc động, thương cảm, xót xa vô cùng.

– Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, 4 lần quẹt diêm để sưởi ấm chính là 4 giấc mộng của cô bé, là ước mơ, mong ước về cả quá khứ và cả tương lai.

    + Lần quẹt thứ nhất cô bé tưởng tượng ra chiếc lò sưởi.

    + Lần quẹt thứ hai cô bé nhìn thấy một bàn ăn thịnh soạn.

    + Lần quẹt thứ ba là cây thông Nô-en sặc sỡ của đêm giáng sinh.

    + Lần quẹt thứ tư, người bà hiện ra trước mặt cô bé

    + Mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng, nhưng khi diêm tắt, hiện thực giá buốt lại hiện ra. Sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ đã một lần nữa gợi ra hoàn cảnh đáng thương đến xúc động của cô bé và những khát khao, mơ ước giản dị, chân thành của em.

– Hình ảnh cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bang hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

Luận điểm 2: Thông qua hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

– Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.

– Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

Luận điểm 3: Tấm lòng nhân đạo của tác giả

– Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm

– Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

– Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

– Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.

– Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.

– Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

@ĐỗPhươngThanh

2 tháng 11 2021

moi hoc xog  luoi chep dan y