K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

9 tháng 8 2021

Sao electron thoát ra từ tấm đồng có bước sóng được? Phải có vận tốc cực đại là bnh chứ?

Vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 40πcos(8πt + 5π/6) cm/s. Tốc độ trung bình của vật trong trời gian Δt = 5/24 s đầu tiên làA. 72 cm/s. B. 73 cm/s. C. 74 cm/s. D. 75 cm/s.Trong quá trình dao động điều hòa của một vật với biên độ A, vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 40π cm/s, gia tốc của vật khi cách vị trí cân bằng \(\dfrac{\text{A}\sqrt{\text{3}}}{\text{2}}\) có độ lớn bằng 16 m/s2 . Lấy π2 =...
Đọc tiếp

Vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 40πcos(8πt + 5π/6) cm/s. Tốc độ trung bình của vật trong trời gian Δt = 5/24 s đầu tiên là

A. 72 cm/s. B. 73 cm/s. C. 74 cm/s. D. 75 cm/s.

Trong quá trình dao động điều hòa của một vật với biên độ A, vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 40π cm/s, gia tốc của vật khi cách vị trí cân bằng \(\dfrac{\text{A}\sqrt{\text{3}}}{\text{2}}\) có độ lớn bằng 16 m/s2 . Lấy π2 = 10. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong thời gian Δt = 2,125 s là

A. 165 cm. B. 174 cm. C. 128 cm. D. 152 cm

Trong quá trình dao động điều hòa, tại thời điểm t1 vật cách vị trí cân bằng 3 cm. Tại thời điểm t1 + T/4 vật có tốc độ 10π cm/s. Tần số góc của vật là

A. 10π rad/s. B. 4π/3 rad/s. C. 4π rad/s. D. 10π/3 rad/s. 

1
9 tháng 8 2021

\(A=\dfrac{40\pi}{8\pi}=5\left(cm\right)\)

Vận tốc nhanh pha hơn li độ=> pha ban đầu của vật là: \(\varphi_d=\dfrac{5\pi}{6}-\dfrac{\pi}{2}=\dfrac{\pi}{3}\left(rad\right)\)

Góc quay được trong delta t là: \(\varphi=\omega\Delta t=8\pi.\dfrac{5}{24}=\dfrac{5}{3}\pi\left(rad\right)=\pi+\dfrac{2.\pi}{3}\left(rad\right)\)

Nghĩa là vật sẽ quay được một nửa đường tròn, rồi quay thêm 2 lần góc pi/3

Tức là đi được \(S=2A+\dfrac{A}{2}+A=\dfrac{7}{2}A=\dfrac{7}{2}.5=17,5\left(cm\right)\)

\(v_{tb}=\dfrac{s}{\Delta t}=\dfrac{17,5}{\dfrac{5}{24}}=84\left(cm/s\right)\)

Sao đề bài lại cho 74cm/s mà ko phải là 84cm/s nhỉ?

 

10 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn đã giúp, vì là đề thầy đưa nên mình cũng không rõ

9 tháng 8 2021

Fact: Cứ sau một khoảng là T/4 thì động năng lại bằng thế năng, bởi biến đổi ra thì cứ ở li độ +-A (căn2)/2 thì động năng lại bằng thế năng

Khi qua vtcb, độ lớn vận tốc đạt max

\(\dfrac{T}{4}=0,05\Rightarrow T=0,2\left(s\right)\)

\(v_{max}=\omega A=20\pi\Leftrightarrow A=\dfrac{20\pi}{\dfrac{2\pi}{T}}=2\left(cm\right)\)

 

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ nằm ngang và mặt phẳng M. Con lắc dao động điều hòa trên trục Ox, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20cm đến 30cm. Ở vị trí lò xo dài 30cm, độ lớn gia tốc của vật M là 8m/s2. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật M đi qua O theo chiều âm. Lấy \(\pi^2=10\)a) Viết phương trình dao động của vật Mb) Xác định vị trí vật M khi con lắc có động...
Đọc tiếp

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ nằm ngang và mặt phẳng M. Con lắc dao động điều hòa trên trục Ox, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20cm đến 30cm. Ở vị trí lò xo dài 30cm, độ lớn gia tốc của vật M là 8m/s2. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật M đi qua O theo chiều âm. Lấy \(\pi^2=10\)

a) Viết phương trình dao động của vật M

b) Xác định vị trí vật M khi con lắc có động năng bằng ba lần thế năng

c) Biết hiệu giữa quãng đường lớn nhất và quảng đường nhỏ nhất (vật M đi được trong cùng một khoảng thời gian \(\Delta t\)) đạt cực đại. Tính \(\Delta t\)

d) Một vật nhỏ N dao động trên trục Oy với phương trình \(y=10cos\left(4\pi t-\dfrac{\pi}{6}\right)cm\) (Ox và Oy vuông góc với nhau, O là vị trí cân bằng của cả vật N và vật M). Xác định khoảng cách giữa vật M và vật N khi vật M có li độ \(x=-2,5\sqrt{3}cm\) và đang chuyển động theo chiều âm

 

1
8 tháng 8 2021

Gọi \(l\) là chiều dài lò xo lúc ko biến dạng \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}l_{max}=l+A=30\\l_{min}=l-A=20\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}l=25cm\\A=5cm\end{matrix}\right.\)

Khi lò xo dài 30cm, tức là vật đang ở biên dương, độ lớn của gia tốc là 8m/s^2\(\Rightarrow\left|a\right|=\omega^2A=800\left(cm/s^2\right)\Leftrightarrow\omega=\sqrt{\dfrac{800}{A}}=\sqrt{\dfrac{800}{5}}=4\pi\left(rad/s\right)\)

Gốc thời gian là lúc vật qua O theo chiều âm, tức là pha ban đầu bằng pi/2

\(\Rightarrow x=5\cos\left(4\pi t+\dfrac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)

b/ \(W_d=3W_t\Rightarrow x=\pm\dfrac{A}{\sqrt{3+1}}=\pm\dfrac{A}{2}\)

Nghĩa là khi vật qua vị trí có li độ là \(\left[{}\begin{matrix}x=-2,5cm\\x=2,5cm\end{matrix}\right.\)

c/ Góc vật quay được trong thời gian delta t là: \(\varphi=\omega.\Delta t=4\pi.\Delta t\left(rad\right)\)

Quãng đường lớn nhất đi được khi vật chuyển động xung quanh vtcb

\(S_{max}=2A.\sin\left(2\pi.\Delta t\right)\)

Quãng đường nhỏ nhất đi được khi vật chuyển động xung quang biên 

\(S_{min}=2A-2.A\cos\left(2\pi.\Delta t\right)\)

\(\Rightarrow S_{max}-S_{min}=2A\left(\sin\left(2\pi.\Delta t\right)-1+\cos\left(2\pi.\Delta t\right)\right)\)

Xét \(M=\sin\left(2\pi.\Delta t\right)+\cos\left(2\pi.\Delta t\right)=\cos\left(2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{2}\right)+\cos\left(2\pi\Delta t\right)=2\cos\left(\dfrac{2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{2}+2\pi\Delta t}{2}\right)\cos\left(\dfrac{2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{2}-2\pi\Delta t}{2}\right)\)

\(M=2\cos\left(2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{4}\right)\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right)\)

Để \(\left(S_{max}-S_{min}\right)_{max}\Leftrightarrow M_{max}\Leftrightarrow\cos\left(2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{4}\right)=1\)

\(\Leftrightarrow2\pi\Delta t-\dfrac{\pi}{4}=0\Leftrightarrow\Delta t=\dfrac{\pi}{4.2\pi}=\dfrac{1}{8}\left(s\right)\)

d/ Ta thấy vật N luôn dao động vuông pha với vật M

\(\Rightarrow\left(\dfrac{x_M}{A_M}\right)^2+\left(\dfrac{x_N}{A_N}\right)^2=1\Leftrightarrow\left(\dfrac{2,5\sqrt{3}}{5}\right)^2+\left(\dfrac{x_N}{10}\right)^2=1\Leftrightarrow x_N=\pm2,5\left(cm\right)\)

Tính khoảng cách nên ko cần quan tâm xN dương hay âm

\(MN=\sqrt{ON^2+OM^2}=\sqrt{2,5^2+\left(2,5\sqrt{3}\right)^2}=5cm\)

 

 

8 tháng 8 2021

em cảm ơn ạ