K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.

- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).

Tham khảo!

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.

- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.

- Từ hạt bắt đầu hình thành rễ, nảy mầm thành cây mầm; cây mầm xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài hơn.

- Cây mầm phát triển thành cây non, cây non lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh.

- Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa, sau đó tạo quả và hình thành hạt.

 Biểu hiện Sinh trưởng Phát triển
 Hạt nảy mầm                x
 Cây cao lên                x 
 Gà trống bắt đầu biết gáy                 x
 Cây ra hoa                x
 Diện tích phiến lá tăng lên                x 
 Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg                x 

- Vì âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào thụ cảm âm thanh.

- Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).

Tham khảo!

A. Đúng. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).

B. Sai. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể có thể không được hội tụ ở võng mạc trong nhiều trường hợp như ở người bị cận thị, ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc hoặc ở người bị viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc.

C. Đúng. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu sẽ giúp ức chế cảm giác đau nên có thể được sử dụng làm chất giảm đau.

D. Sai. Những ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể thường có nguyên nhân là tổn thương dây thần kinh vận động (dây thần kinh li tâm).

Tham khảo!

- Chó sủa khi khách lạ đến là phản xạ không điều kiện, thuộc loại tập tính bẩm sinh.

- Chó mừng khi chủ về là phản xạ có điều kiện, thuộc loại tập tính học được.

Tham khảo!

Một số biện pháp làm tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật:

- Ứng dụng của tính hướng sáng: trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng, dùng đèn ánh sáng nhân tạo, khi cây nhỏ trồng cây với mật độ dày rồi tiến hành tỉa thưa khi cây lớn,…

- Ứng dụng của tính hướng nước: tưới nước vào rãnh xung quanh rễ, tưới nước nhỏ giọt, tưới nước vào buổi sáng hoặc buổi chiều,…

- Ứng dụng của tính hướng tiếp xúc: sử dụng giàn để thúc đẩy sinh trưởng của cây họ Bầu bí.

- Ứng dụng của tính hướng hóa: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc,…

Tham khảo!

A. Đúng. Dựa vào sự phản ứng trả lời kích thích của thực vật, hướng động có thể chia thành hướng động âm và hướng động dương.

B. Sai. Ở động vật, một cung phản xạ gồm 5 khâu: tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh; dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh; trung ương thần kinh xử lí thông tin và đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin; dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời; cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.

C. Sai. Thụ thể có vai trò tiếp nhận kích thích cả ở môi trường ngoài và môi trường trong.

D. Đúng. Quá trình truyền tin qua synapse hóa học là quá trình dẫn truyền một chiều do chất truyền tin hóa học chỉ có ở màng trước synapse, từ đó, tạo nên đặc điểm dẫn truyền một chiều của một phản xạ ở động vật.

Tham khảo!

• Phân loại các hình thức học tập:

- "Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự" là hình thức học liên hệ kiểu học hành động.

- "Học sinh làm bài thi cuối kì" là hình thức học giải quyết vấn đề.

- "Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng"" là hình thức học xã hội.

- "Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa" là hình thức học quen nhờn.