hãy tả một buổi trưa hè
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đọc báo để mở mang kiến thức. Đọc báo để thấy được nhiều cảnh đời trong xã hội.Và đọc báo cũng là để giải trí sau giờ làm việc mệt nhọc. Ba em rất thích đọc báo và đọc nhiều nhất trong gia đình em.
Ba em làm việc ở nhà in của tòa soạn báo nên ngày nào ba cũng đem về rất nhiều báo. Đôi bàn tay lem luốc mực in của ba, rửa mãi vẫn chưa sạch hẳn những vệt đen sắp xếp từng tờ báo theo thứ tự để đọc. Có những tờ ở cơ quan ba in như: Tin tức, đời sống pháp luật, văn hóa thể thao…Cũng có những tờ ba mua thêm như: Tuổi trẻ, thanh niên, phụ nữ…Đôi mắt mệt mỏi của ba sau một đêm dài làm việc căng thẳng cố mở to và cuốn lấy từng chữ đều tăm tắp hiện ra trên mặt báo. Ánh mắt chăm chú như vậy nhưng vẫn dõi theo em đang chuẩn bị ăn uống, thay đồ đi học. Ba đọc đến những tin hỏa hoạn, động đất hay những tệ nạn xã hội, những tai nạn giao thông, liền đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Giọng ba thảng thốt, không còn trầm ấm như thường ngày mà lộ ra vẻ lo lắng, bất an. Lúc ấy, ba ngồi dựa vào thành ghế và thở dài. Cái dáng dong dỏng, cao cao ấy trong màu áo xanh công nhân chưa kịp thay làm em thấy chạnh lòng. Khi đọc những chuyện lạ bốn phương, những truyện cười, giọng ba cười khanh khách. Những lúc ấy, em liền chạy đến xem ké tờ báo, ba vuốt đầu em và kể cho em nghe. Hai cha con cười sảng khoái, giúp em tỉnh táo hẳn cơn buồn ngủ, để bắt đầu cho một ngày học mới. Ba hỏi em có muốn đọc báo Nhi Đồng không, ba mua. Ba khuyên em nên thường xuyên đọc báo để nắm bắt được nhiều thông tin trong cuộc sống và rèn cách viết văn.
Nhờ Ba truyền cho tinh thần đọc báo, hôm nay em viết văn tàm tạm được. Em rất biết ơn ba và yêu thương ba vô cùng.
k mk nha bn
Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.
Tk cho ai là do bạn.
Làng em ở vùng bán sơn địa. Mười năm lại đây nhờ “ Tết trồng cây” mà tất cả các đồi trọc đều được phủ một màu xanh bát ngát. Con sông Thuồng Luộng uốn khúc, ôm lấy xã Bình Minh quê em.
Cảnh buổi chiều nhất là những buổi chiều hè ở quê em thật đáng yêu, đáng nhớ. Nhờ chăn nuôi phát triển, gia đình nào cũng có ba bốn con trâu bò. Anh Lý – triệu phú làng Đồi – có một đàn bò 38 con ; năm nào anh cũng xuất chuồng một tá, thu về mấy chục triệu. Hình ảnh đàn bò, cổ đeo mõ, nối đuôi nhau đi về thôn trong tiếng tù và khi mặt trời lặn xuống sau đồi. Con Gà là một hình ảnh thân thuộc, yên vui thanh bình. Lũy tre của bác Năng rộng hơn ba mẫu, lũy tre ken dày, chiều đến có hàng nghìn con cò trắng đi ăn đồng xa kéo về tụ hội. Có nhìn thấy đàn cò dang rộng đôi cánh trắng, xếp hàng cánh cung bay lượn trên lũy tre làng, trên sông Thuồng Luồng mới cảm thấy vẻ đẹp hữu tình của buổi chiều quê hương em.
Chiều nào đi học về, chúng em cũng dừng lại bên bờ sông say sưa ngắm nhìn các lồng cá, những con thuyền nan tung chài, những thuyền chở hoa trái, rau màu xuất bến. Và khi tiếng chuông chùa Bồng ngân buông, chúng em mới rảo bước về nhà. Hôm nào, em cũng cảm thấy trong cặp sách em có tiếng nghé o, tiếng tù và, tiếng chuông chùa, sắc trắng của cánh cò ấp ủ, được em mang về nhà. Em càng thấy hồn em rung động một tình quê ấm áp vơi đầy.
Quê tôi là một làng chài ven biển. Dân chài sống lam lũ quanh năm mà vẫn chẳng dư dật được bao nhiêu. Làng hướng mắt ra đón những cơn gió biển thổi vào thế nên bọn nhóc tụi tôi mới nhỏ ti mà đứa nào đứa nấy sạm đen vì nắng và gió biển. Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui. Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chínhlà được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường. Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi trong suốt những tháng ngày qua. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển. Nhưng hôm nay cũng vậy, tôi phải từ bỏ những cuộc chơi sớm hơn để về giúp bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều. Bố tôi đi biển cứ sẩm tối mới về. Còn mẹ toi đi làm cũng hay về muộn. Bữa cơm chiều trông chờ vào cả cậu con trai lớp sáu.
Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn. Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm.
Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà. Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi. Vị mặn thổi vào khiến con mắt tôi cảm giác cay cay. Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt.
Mặt trời bắt đầu tắt nắng. Phía xa kia không phải làông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục. Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả. Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi. Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi.
Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về. Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình. Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi.
Cô y sĩ còn rất trẻ, ước chừng cô chỉ mới hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Dáng người cô nhỏ nhắn, tay chân thon thả. Cô có nước da trắng nõn nà như da em bé. Mái tóc cô búi gọn trong chiếc mũ y sĩ màu trắng. Vài sợi tóc mai loà xoà trước trán cô, ló ra khỏi vành mũ. Cô có khuôn mặt trái xoan, mắt to, đôi lông mày vòng cung thanh mảnh. Đôimôi hình trái tim sắc nét tô một lớp son màu hồng nhạt, trông cô duyên dáng hẳn ra.
Cô mặc áo choàng y sĩ màu trắng, ngắn tay, để lộ khủyu tay, cánh tay thon đẹp, bàn tay nhỏ nhắn với các ngón tay tháp bút xinh xinh.
Cô y sĩ đọc tên bệnh nhân rành mạch, rõ ràng rồi đưa họ vào phòng khám. Trước khi bác sĩ khám bệnh, cô đo huyết áp cho bệnh nhân và ghi vào hồ sơ bệnh án. Cô làm việc nhẹ nhàng, thành thạo. Cô ân cần nhắc nhở bệnh nhân: “Các cô chú cởi áo khoác ra nghen, đo huyết áp xong thì mặc vào lại nha.”. Cô cẩn thận dắt tay một cụ già, để cụ ngồi vào ghế tựa chờ bác sĩ khám. Cô nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Khi bác sĩ kê đơn thuốc xong, cô dặn kĩ bệnh nhân cách dùng thuốc và hướng dẫn họ đến quầy thuốc của bệnh viện để mua thuốc. Bệnh nhân rất đông, người nọ nối tiếp người kia vào khám. Cô y sĩ làm việc liên tục nhưng nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi cô. Có vài bệnh nhân đi nhầm khoa, cô tận tình chỉ dẫn họ đến khoa mà họ muốn tìm. Thái độ niềm nở của cô thật dễ thương. Với khuôn mặt xinh xắn, có duyên và với chuyên môn vững vàng, cô y sĩ toát lên vẻ đẹp nhũn nhặn đầy lòng bác ái. Y đức của cô đúng như câu biểu ngữ viết trên tường bệnh viện: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền).
Khám bệnh xong, về đến nhà em nhớ hoài nụ cười hiền dịu của cô y sĩ. Em thấy cô thật đẹp. Thế mới biết nhan sắc mặn mà của một người con gái không phải chỉ vì họ đẹp mà còn vì họ biết cư xử đẹp. Cô y sĩ em gặp một lần mà nhớ mãi chính là người con gái như vậy.
Cô y sĩ còn rất trẻ, ước chừng cô chỉ mới hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Dáng người cô nhỏ nhắn, tay chân thon thả. Cô có nước da trắng nõn nà như da em bé. Mái tóc cô búi gọn trong chiếc mũ y sĩ màu trắng. Vài sợi tóc mái loà xoà trước trán cô, ló ra khỏi vành mũ. Cô có khuôn mặt trái xoan, mắt to, đôi lông mày vòng cung thanh mảnh. Đôi môi hình trái tim sắc nét tô một lớp son màu hồng nhạt, trông cô duyên dáng hẳn ra.
Cô mặc áo choàng y sĩ màu trắng, ngắn tay, để lộ khủyu tay, cánh tay thon đẹp, bàn tay nhỏ nhắn với các ngón tay tháp bút xinh xinh.
Cô y sĩ đọc tên bệnh nhân rành mạch, rõ ràng rồi đưa họ vào phòng khám. Trước khi bác sĩ khám bệnh, cô đo huyết áp cho bệnh nhân và ghi vào hồ sơ bệnh án. Cô làm việc nhẹ nhàng, thành thạo. Cô ân cần nhắc nhở bệnh nhân: “Các cô chú cởi áo khoác ra nghen, đo huyết áp xong thì mặc vào lại nha.”. Cô cẩn thận dắt tay một cụ già, để cụ ngồi vào ghế tựa chờ bác sĩ khám. Cô nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Khi bác sĩ kê đơn thuốc xong, cô dặn kĩ bệnh nhân cách dùng thuốc và hướng dẫn họ đến quầy thuốc của bệnh viện để mua thuốc. Bệnh nhân rất đông, người nọ nối tiếp người kia vào khám. Cô y sĩ làm việc liên tục nhưng nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi cô. Có vài bệnh nhân đi nhầm khoa, cô tận tình chỉ dẫn họ đến khoa mà họ muốn tìm. Thái độ niềm nở của cô thật dễ thương. Với khuôn mặt xinh xắn, có duyên và với chuyên môn vững vàng, cô y sĩ toát lên vẻ đẹp nhũn nhặn đầy lòng bác ái. Y đức của cô đúng như câu biểu ngữ viết trên tường bệnh viện: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền).
Khám bệnh xong, về đến nhà em nhớ hoài nụ cười hiền dịu của cô y sĩ. Em thấy cô thật đẹp. Thế mới biết nhan sắc mặn mà của một người con gái không phải chỉ vì họ đẹp mà còn vì họ biết cư xử đẹp. Cô y sĩ em gặp một lần mà nhớ mãi chính là người con gái như vậy.
CẢ HAI CÂU ĐỀU CÓ TÁC DỤNG ĐÁNH CHỖ BẮT ĐẦU LỜI NÓI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐOẠN
ĐỐI THOẠI
A. Chiến tranh xâm lược (1858 – 1884)
Từ thế kỷ 19, hầu hết các thị trường của Pháp ở Ấn Độ và Trung Hoa đều bị Anh Cát Lợi chiếm hoặc phong toả. Thị trường lớn của Pháp ở Trung Hoa là Vân Nam bị chận đường thông thương ở Hương Cảng từ năm 1842 (sau khi Anh thắng Tàu trong trận “nha phiến”), nên Pháp phải tìm đường khác từ Thái Bình Dương vào Vân Nam. Sông Cửu Long bất lợi, vì vậy phải tính việc dùng sông Hồng Hà.
Lúc đầu, Pháp chỉ muốn được quyền sử dụng các sông kể trên, nhưng sau khi chiến tranh với Việt Nam thì thấy triều đình nhà Nguyễn quá yếu hèn và thị trường Việt Nam cũng trở nên rất quan trọng, vì thế Pháp đã chiếm trọn để đô hộ và khai thác.
1. Ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ bị thất thủ (1862)
Quân Pháp và Tây Ban Nha lấy cớ triều đình Huế cấm đạo Thiên Chúa mà đem quân vào can thiệp. Đầu năm 1859 quân Pháp hạ thành Gia Định, Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào lập đồn kỳ Hoà lo chống cư.. Năm 1861, quân Pháp hạ đồn kỳ Hoà rồi tiến chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Tự Đức cử Phan Thanh Giản vào Gia Định nghị hoà. Hoà ước ký ngày 9 5 1862, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường) cho Pháp.
2. Ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ thất thủ (1867)
Năm 1863, Tự Đức sai Phan Thanh Giản cầm đầu phái đoàn sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh miền đông. Vua Pháp chấp thuận với điều kýện để Pháp bảo hộ luôn sáu tỉnh Nam kỳ. Việc bàn chưa xong thì Pháp rút lại đề nghị đó. Thấy vậy vua Tự Đức phải cử Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ nắm giữ 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Mặc dù đã 70 tuổi ông vẫn phải chịu trách nhiệm khó khăn ấỵ
Quân Pháp viện cớ triều đình Nguyễn giúp nghĩa quân chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông để tiến quân chiếm nốt ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Phan Thanh Giản liệu sức không cự nổi và sợ dân chết khổ vì chiến tranh, nên ra lệnh nộp thành rồi uống thuốc độc tự tử, 1867. Thế là 6 tỉnh Nam kỳ bị thuộc Pháp.
3. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)
Sau khi chiếm Nam kỳ, Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao thông với Vân Nam ở Tàu, bèn tính tới con đường sông Hồng Hà. Pháp sai tên Jean Dupuis giả làm lái buôn dùng sông Hồng Hà để chở hàng vào Vân Nam. Sau khi thấy sông Hồng Hà thuận tiện cho việc giao thương, tên này trở lại Hà Nội gây chuyện với quan lại Việt Nam để quân Pháp ở Sài Gòn có cớ ra can thiệp. Soái phủ Sài Gòn cử tên đại uý Francis Garnier đem binh thuyền ra tấn công Hà Nộị Quan thủ thành là Nguyễn Tri Phương và con là phò mã Nguyễn Lâm cự không lạị Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị bắt rồi ông tự tử chết (1873).
Sau khi chiếm được Hà Nội, Garnier tiến chiếm Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương.
Triều đình Huế sai Hoàng Kế Viêm tổ chức phòng thủ. Hoàng Kế Viêm gọi quân cờ đen giúp sức để lấy lại Hà Nộị Quân Cờ Đen vốn là dư đảng của quân Thái Bình bên Tàu chạy sang Việt Nam, được Hoàng Kế Viêm chiêu dụ ở Lào Caỵ Quân Cờ Đen phục kích quân Pháp ở Ô Cầu Giấy và giết được Garnier.
Soái phủ Nam kỳ sai Philastre từ Sài Gòn ra Hà Nội lo việc giảng hoà và trả lại các thành cho Việt Nam rồi lui tầu bè xuống Hải Phòng. Sau đó Nguyễn Văn Tường cùng Philastre vào Sài Gòn tiếp tục thương nghi..
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Thượng thư Lê Tuấn, Thượng thư Nguyễn Văn Tường và Thiếu tướng Dupré cùng ký bản hoà ước 1874, gồm 22 khoản, các khoản chính là:
Việt Nam nhượng đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ, mở của Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng Hà cho người ngoại quốc vào buôn bán.
Pháp công nhận quyền độc lập của Việt Nam, không phải thuần phục nước nào nữạ Mọi việc đánh dẹp sẽ do Pháp lo liệu, và phải y theo sách lược ngoại giao của Pháp.
4. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai (1882)
Về sau, thấy triều đình Nguyễn càng ngày càng suy nhược, Pháp tính việc chiếm Bắc kỳ. Soái phủ Sài Gòn lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Pháp, sai đại tá Henri Rivière ra Bắc. Rivière đánh chiếm Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 1882, quan thủ thành là Hoàng Diệu phải tự tử. Tự Đức thấy nguy bèn cầu cứu nhà Thanh bên Tàu. Lợi dụng cơ hội này Thanh triều đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây đợi dịp tranh quyền lợi với Pháp ở Việt Nam. Pháp cũng tăng cường thêm quân ra Bắc. Khi Rivière đem quân chiếm Nam Định, quân triều đình cùng quân Cờ Đen tấn công Hà Nộị Rivière vội trở lại giải vây thì bị quân Cờ Đen phục kých, giết chết ở Ô Cầu Giấỵ Pháp thấy nguy phải cử cấp tướng ra chỉ huy và tăng thêm quân, rồi sai Harmand làm toàn quyền kinh lý việc Bắc kỳ.
Dân chúng Bắc kỳ nổi lên kháng Pháp khắp nơi và quân Việt phản công ở Hà Nội, Nam Định nhưng đều bị thất bạị Trong tình trạng cam go đó, triều đình Huế sinh nhiều việc rối loạn. Tự Đức mất (1883), Dục Đức lên ngôi được ba ngày thì lại bị hai tên quyền thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết truất ngôi, lập Hiệp Hoà. Khi đó quân Pháp đánh Thuận An, uy hiếp Huế. Triều đình phải cử Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp cùng với Harmand, De Champeaux ký hoà ước ngày 23 7 1883. Hoà ước có 27 khoản. Theo đó triều đình Huế chịu nhận Pháp bảo hô.. Pháp được đặt công sứ, chỉ huy các tỉnh, vua Việt chỉ có quyền cai trị từ tỉnh Thanh Hoá tới đèo Ngang.
Hoà ước ký xong nhưng không thi hành được vì Bắc kỳ vẫn trong tình trạng chiến tranh, quân Tàu và quân triều đình vẫn tiếp tục đánh. Pháp phải gọi thêm quân tiếp viện từ chính quốc sang rồi tiến chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang. Quân Tàu thua, phải rút lên vùng biên giới Hoa Việt, quân Nam phải lui về Huế. Ỏ Huế, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục gây rối, phế vua Hiệp Hoà lập vua Kiến Phúc. Triều đình Huế yêu cầu Pháp ký hoà ước khác để quyền hành của vua Việt được nới rộng hơn. Nguyễn Văn Tường cùng Patenôtre ký hoà ước ngày 6 6 1884, gồm 19 khoản. Hoà ước này cũng như hoà ước 1883, nhưng giới hạn cai trị của triều đình Huế được nới rộng thêm từ Thanh Hoá tới Bình Thuận.
Tại vùng biên giới Hoa Việt, quân Tàu vẫn chiếm đóng, quân Pháp tiến đánh nhưng bị thất trận ở Bắc Lệ và Lạng Sơn. Nước Pháp bèn đem hải quân đánh Phúc Châu và Đài Loan của Tàụ Trung Hoa phải ký hoà ước Thiên Tân năm 1885, nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam và rút quân về Tàu.
Xem vậy, việc bang giao giữa nước này với nước khác đều vì lợi, nhưng nước mạnh bao giờ cũng trưng việc nghĩa để che đậy ý gian, rồi kết quả mọi điều lợi đều về nước mạnh, chứ chẳng vì nghĩa chi cả. Thế mà triều đình Huế, cũng như nhiều người cứ u u, mê mê đi cầu cạnh người, không biết lo làm cho dân giầu, nước mạnh, thật là phường ích ký?, vị lợi chỉ biết chăm lo bản thân mà coi thường quốc gia dân tộc.
Sau nhiều năm chiến tranh và qua 4 bản hoà ước 1862, 1874, 1883 và 1884 nước Pháp đã hoàn tất việc xâm lăng thực dân ở Việt Nam. Nam kỳ trở thành thuộc địa, Bắc kỳ là đất bị bảo hộ và Trung kỳ là nơi Pháp lập chế độ trú sứ, nhưng trên thực tế cả ba miền đều là thuộc địa của Pháp, nhà Nguyễn ở Huế không có quyền hành gì cả.
Hoà ước 1884 xác định quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam đã thi hành tới ngày 9 tháng 3 năm 1945.
B. Thời kỳ Pháp Đô Hộ (1884 – 1945)
1. Chính sách thực dân
Theo hoà ước 1884, chế độ cai trị của Pháp được phân biệt tùy miền. Nam kỳ thuộc địa, Bắc kỳ bảo hộ, Trung kỳ trú sứ. Nhưng trên thực tế cả ba miền đều bị chung dưới ách đô hộ như nhaụ Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp. Sau khi chiếm Việt Nam và Ai Lao, Cao Mên, Pháp thiếp lập chế độ thuộc địa chặt chẽ. Lúc đầu mỗi xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Mên) có một viên thủ hiến lo việc cai tri.. Đến năm 1887 Pháp thiết lập phủ Toàn quyền để thống nhất việc cai trị toàn vùng (Đông Dương). Tại mỗi xứ, cắt đặt như sau: Thống Đốc Nam kỳ, Khâm Sứ Trung kỳ, Khâm Sứ Cao Mên, Thống Sứ Bắc kỳ, Thống Sứ Ai Laọ Các viên chức này đều phải theo lệnh của viên Toàn Quyền.
Dân chúng Việt Nam bị đầy đoạ khốn cực, bị bóc lột tận cùng, phải chịu khổ nhục để phục vụ lớp quan đô hộ, phải chịu sưu cao thuế nặng để bọn này hưởng thụ và chi dùng vào việc chém giết dân Việt. Hơn thế nữa, thực dân Pháp dùng mọi cách để phá huỷ cơ cấu văn hoá Việt.
2. Công Cuộc Kháng Pháp Của Dân tộc Việt Nam
Ngay khi ba tỉnh miền đông Nam kỳ bị thất thủ, nghĩa quân miền Nam nổi lên đánh Pháp, nhưng thế lực còn yếu nên đều bị thất bạị Tuy vậy, trong suốt thời gian bị đô hộ, dân Việt trên toàn quốc liên tiếp khởi nghĩa đuổi Pháp, qua các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông Du, Duy Tân và các đảng phái quốc gia.
* Miền Nam
– Trương Công Định (Trương Định) 1860 – 1864
Trương Công Định chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ ở Gò Công, đánh theo lối du kých, gây nhiều thiệt hại cho quân đi.ch. Trận lớn nhất là trận Cần Giuộc. Về sau bị tên Huỳnh Công Tấn phản bội, chỉ điểm cho Pháp vây đánh ông ở Kiến Phước (Gò Công). Trận này ông bị đạn rồi tự tử, năm 1864.
– Nguyễn Trung Trực 1860 – 1868
Nguyễn Trung Trực kháng chiến ở Tân An, Rạch Giá, chiến thắng lớn trong trận đốt tầu Pháp ở vàm Nhật Tảo (Tân An) và trận đánh thành Kiên Giang (Rạch Giá), sau lập chiến khu ở đảo Phú Quốc. Tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bày mưu bắt mẹ ông, ông phải bỏ khí giới để cứu me.. Ông bị Pháp chém ở Kiên Giang (27-10-1868)
– Phan Tòng 1869 – 1870. Khởi nghĩa ở Hóc Môn, Gò Vấp, Ba Tri.
– Tri Huyện Thoại (Đỗ Trinh Thoại) 1861. Hoạt động ở vùng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cai Lậỵ
– Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) 1860 – 1886. Lập chiến khu ở Đồng Tháp Mườị Cuối năm 1886, ông bị mắc bệnh chết.
– Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) 1862 – 1875. Kháng chiến ở Mỹ Tho và Tân An.
– Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Trà Vinh.
– Lê Tấn Kế, Trần Bình 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Ba Đô.ng.
– Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản). Khởi nghĩa ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh và Bến Trẹ
– Quản Hớn, Nguyễn Văn Bường 1885. Khởi nghĩa ở 18 Thôn Vườn Trầu, Bà Điểm, Hóc Môn thuộc Gia Đi.nh.
– Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng khởi nghĩa ở miền Nam, bị Pháp bắt và bị giết.
4.tên của mình
7.cái bóng
8.hổ không ăn cỏ
9.mày bị điên à,mày bị thần kinh phải ko,...
10.tiếng kêu:"meo...meo"
1. Là con đường. Nó có chỗ dốc, có chỗ thoải và không chuyển động đc.
1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê
1.ngày một chắc chắn
2. A
3. C
4. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.
5.a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
d. Sai
6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.
7. C
8. B
9. như, tựa
10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
_Chúc bạn học tốt_
cảm ơn bạn nhiều