xác dịnh danh từ trong văn bản: Ếch ngồi đáy giếng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu danh ngôn đó bác hồ nói khoảng vào ngày 18 hay ngày 19/9/1954 trong hoàn cảnh đã trải qua sau khi kí hiệp định Geneve và sau khi Tuyên ngôn độc lập. Cũng tức là sau khi trải qua 1 thời chiến tranh gian khổ, loạn lạc và đau thương thì cuối cùng cũng đã tuyên ngôn rằng đất nước Việt Nam bây giờ hoàn toàn là độc lập. Nội dung và ý nghĩa của câu nói nhắc đến công lao dựng nước của vua Hùng, và khẳng định rằng đất nước Việt Nam chúng ta là 1 nước văn hiến có truyền thống dựng nước, cũng tức là đã trả qua bao nhiêu chiến tranh ở từng thế kỉ. Cuối cùng, Việt Nam cũng là 1 đất nước độc lập. Vì vậy, nhiệm vụ bây giờ của chúng ta là cùng nhau giữ lấy nước, giúp đất nước trở nên phát triển.
AAAA, ta cũng không nhớ đến tình tiết của lịch sử cho lắm nên quên hết rồi :vvvv
Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.
Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.
Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để . Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.
Học tốt nhé bạn !
kiểu viết chính tả đấy bạn . vừa viết vừa đọc từng chữ ý
- MB:Một hôm khi tôi đang trên đường đi học về, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng cãi nhau ầm ĩ của xe máy,xe đạp,ô tô
-TB:
+hỏi nguyên nhân tại sao chúng cãi nhau
+Chúng nói lí do
+Nêu ích lợi và tác hại của xe máy,xe đạp,ô tô
+Chúng kể công
+đưa ra lời khuyên
KB:Từ đó chúng ko so bì nhau nữa
Mở bài: giới thiệu những chiếc xe và hoàn cảnh lúc e nhìn thấy họ cãi nhau
Thân Bài:
+, Tả bao quát từng chiếc xe
+ Tả những câu nói cảu 3 chiếc xe
+ Miêu tả hành động của những chiếc xe ( tưởng tượng)
+ Từ những gì mà ba chiếc xe nói e rút ra bài học cho chính mk
Kết bài:
+ Cảm nghĩ của em về cuộc tranh cãi của 3 chiế xe
+Nói qua về bài học em tự rút ra cho mk
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường , khẩu ngữ “ an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Nhưng tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.
Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.
Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện"
Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…
Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:
+ Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng
+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”
+ Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.
Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.
Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT.
Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.
Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...
Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.
Thực tế trong những năm gần đây, an toàn giao thông chính là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều. Hiện trạng xã hội xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nhưng hậu quả của nó để lại rất lớn như: thương tật, tử vong, tài sản mất mát và hư hỏng. Khi lưu thông trên đường chúng ta sẽ thấy những câu khẩu hiệu với nội dung “ an toàn giao thông chính là hạnh phúc cho mọi người,mọi nhà và toàn xã hội”. Đó chính là lời cảnh giác, nhắc nhở chúng ta phải sáng suốt khi tham gia giao thông. Chấp hành luật lệ giao thông- chính là mang lại sự an toàn cho bạn và cho mọi người. Nhưng hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông chính là mối hiểm họa vô cùng to lớn với tất cả mọi người. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Để đi vào tìm hiểu, chúng ta hãy biết về “ văn hóa giao thông”- Văn hóa giao thông chính là biểu hiện cụ thể trong nền văn hóa nói chung và nó cũng khá là mới mẻ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. – Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã cho ra khái niệm như sau “ văn hóa giao thông chính là những hành vi xử sự đúng pháp luật,theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp và cái thiện của người tham gia giao thông”. – Hay nói cách khác theo báo Văn hóa “ văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho những người khi tham gia giao thông. Thể hiện sự tôn trọng và nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn giao thông, giúp người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi để cùng nhau hướng tới một xã hội an toàn giao thông”
HIỆN TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA NƯỚC TA. Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra từng ngay từng giờ và luôn rình rập để cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Chúng ta thường hay có những câu hỏi đặt ra cho cộng đồng cũng như cho bản thân: – Mỗi ngày có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra gây đe dọa cho tính mạng con người? – Sau khi tai nạn giao thông xảy ra liệu con người có nâng cao ý thức nhiều hơn không? – Đến bao giờ mới chấm dứt các tai nạn giao thông? Những câu hỏi này thật khó để trả lời vì hậu quả do tai nạn giao thông để lại là muôn hình muôn vẻ. Khi con người có ý thức thì sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông. Có thể thấy tai nạn giao thông hiện nay xảy ra ở các bạn thanh niên là chủ yếu. Bộ phận thiếu ý thức về an toàn giao thông cũng nằm trong lực lượng này.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THAM GIA GIAO THÔNG Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép lái xe, sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh theo quy định của pháp luật thì được phép tham gia điều khiển các phương tiện giao thông. Trong đó, học sinh sinh viên chính là lực lượngchiếm đông nhất. Vì thế các bạn hãy đóng vai trò chủ đạo và góp phần trong việc xây dựng an toàn qua những hành động cụ thể như sau: – Thói quen “ hãy nhớ đội mũ bảo hiểm” khi ngồi trên các phương tiện giao thông . Khi lưu thông trên đường phải đi, dừng, đậu đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm túc các tín hiệu đèn giao thông. Không dàn hàng ngang, không chở cồng kềnh, chở từ 3 người trở lên, không che ô khi điều khiển phương tiện giao thông… Những sự tự giác này mỗi ngày sẽ góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ an toàn giao thông,làm gương tốt về ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người noi theo. – Các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực với những khẩu hiệu “ văn hóa giao thông- đồng hành tuổi trẻ”, “ một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ văn hóa giao thông- là không tai nạn” – Học sinh sinh viên hãy là lực lượng tham gia vào công tác giữ gìn an toàn giao thông bằng nhiều hoạt động có ích cho xã hội.
động từ là từ chỉ hoạt động còn danh từ là từ chỉ sự vật
hok tot
Động từ là những từ chỉ hàng động, trạng thái còn danh từ là từ chỉ người, vật,hiện tượng, khái niệm, sự việc.
10 năm trôi qua thật nhanh, bây giờ tôi đã là một nhà văn làm việc ở tòa biên soạn báo Nhi đồng. Sáng nay, sau khi vừa nhận được chủ đề của tờ báo lần này là 'mừng ngày khai trường' tôi mới sực nhớ ra ngôi trường trung học cơ sở Kinh Bắc thân yêu mà mình đã học. Không biết bây giờ nó như thế nào rồi nhỉ ? Sau khi vừa làm xong bản thảo cho tờ báo, tôi bỗng nhận được một lá thư có giấy mời về dự lễ khai giảng từ trường Trung học Cơ sở Kinh Bắc. Lòng tôi cảm thấy rất vui mừng, khi về trường, tôi sẽ thăm thầy, cô giáo cũ và xem ngôi trường ấy đã đổi mới như thế nào.
(MÌNH TUY VIẾT VĂN KHÔNG GIỎI NHƯNG ĐOẠN MỞ BÀI TRÊN LÀ DO MÌNH TỰ VIẾT NHÉ, KHÔNG HỀ CHÉP MẠNG)
Mới đó mà đã mười năm trôi qua. Mười năm được bên thầy cô, các bạn và mái trường thân yêu. Mười năm đó là những tháng ngày mà mình đáng trân trọng. Mười năm được tham trường những kỉ niệm lại quay về.
chúc hok tốt
mk tự nghĩ nha
ai thấy hay mk xin một cái