K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2018

CẢ HAI CÂU ĐỀU CÓ TÁC DỤNG ĐÁNH CHỖ BẮT ĐẦU LỜI NÓI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐOẠN 

ĐỐI THOẠI

11 tháng 5 2018

Bắt đầu trước một lời nói
 

11 tháng 5 2018

A. Chiến tranh xâm lược (1858 – 1884)

Từ thế kỷ 19, hầu hết các thị trường của Pháp ở Ấn Độ và Trung Hoa đều bị Anh Cát Lợi chiếm hoặc phong toả. Thị trường lớn của Pháp ở Trung Hoa là Vân Nam bị chận đường thông thương ở Hương Cảng từ năm 1842 (sau khi Anh thắng Tàu trong trận “nha phiến”), nên Pháp phải tìm đường khác từ Thái Bình Dương vào Vân Nam. Sông Cửu Long bất lợi, vì vậy phải tính việc dùng sông Hồng Hà.

Lúc đầu, Pháp chỉ muốn được quyền sử dụng các sông kể trên, nhưng sau khi chiến tranh với Việt Nam thì thấy triều đình nhà Nguyễn quá yếu hèn và thị trường Việt Nam cũng trở nên rất quan trọng, vì thế Pháp đã chiếm trọn để đô hộ và khai thác.

1. Ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ bị thất thủ (1862)

Quân Pháp và Tây Ban Nha lấy cớ triều đình Huế cấm đạo Thiên Chúa mà đem quân vào can thiệp. Đầu năm 1859 quân Pháp hạ thành Gia Định, Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào lập đồn kỳ Hoà lo chống cư.. Năm 1861, quân Pháp hạ đồn kỳ Hoà rồi tiến chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Tự Đức cử Phan Thanh Giản vào Gia Định nghị hoà. Hoà ước ký ngày 9 5 1862, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường) cho Pháp.

2. Ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ thất thủ (1867)

Năm 1863, Tự Đức sai Phan Thanh Giản cầm đầu phái đoàn sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh miền đông. Vua Pháp chấp thuận với điều kýện để Pháp bảo hộ luôn sáu tỉnh Nam kỳ. Việc bàn chưa xong thì Pháp rút lại đề nghị đó. Thấy vậy vua Tự Đức phải cử Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ nắm giữ 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Mặc dù đã 70 tuổi ông vẫn phải chịu trách nhiệm khó khăn ấỵ

Quân Pháp viện cớ triều đình Nguyễn giúp nghĩa quân chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông để tiến quân chiếm nốt ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Phan Thanh Giản liệu sức không cự nổi và sợ dân chết khổ vì chiến tranh, nên ra lệnh nộp thành rồi uống thuốc độc tự tử, 1867. Thế là 6 tỉnh Nam kỳ bị thuộc Pháp.

3. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)

Sau khi chiếm Nam kỳ, Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao thông với Vân Nam ở Tàu, bèn tính tới con đường sông Hồng Hà. Pháp sai tên Jean Dupuis giả làm lái buôn dùng sông Hồng Hà để chở hàng vào Vân Nam. Sau khi thấy sông Hồng Hà thuận tiện cho việc giao thương, tên này trở lại Hà Nội gây chuyện với quan lại Việt Nam để quân Pháp ở Sài Gòn có cớ ra can thiệp. Soái phủ Sài Gòn cử tên đại uý Francis Garnier đem binh thuyền ra tấn công Hà Nộị Quan thủ thành là Nguyễn Tri Phương và con là phò mã Nguyễn Lâm cự không lạị Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị bắt rồi ông tự tử chết (1873).

Sau khi chiếm được Hà Nội, Garnier tiến chiếm Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương.

Triều đình Huế sai Hoàng Kế Viêm tổ chức phòng thủ. Hoàng Kế Viêm gọi quân cờ đen giúp sức để lấy lại Hà Nộị Quân Cờ Đen vốn là dư đảng của quân Thái Bình bên Tàu chạy sang Việt Nam, được Hoàng Kế Viêm chiêu dụ ở Lào Caỵ Quân Cờ Đen phục kích quân Pháp ở Ô Cầu Giấy và giết được Garnier.

Soái phủ Nam kỳ sai Philastre từ Sài Gòn ra Hà Nội lo việc giảng hoà và trả lại các thành cho Việt Nam rồi lui tầu bè xuống Hải Phòng. Sau đó Nguyễn Văn Tường cùng Philastre vào Sài Gòn tiếp tục thương nghi..

Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Thượng thư Lê Tuấn, Thượng thư Nguyễn Văn Tường và Thiếu tướng Dupré cùng ký bản hoà ước 1874, gồm 22 khoản, các khoản chính là:

Việt Nam nhượng đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ, mở của Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng Hà cho người ngoại quốc vào buôn bán.

Pháp công nhận quyền độc lập của Việt Nam, không phải thuần phục nước nào nữạ Mọi việc đánh dẹp sẽ do Pháp lo liệu, và phải y theo sách lược ngoại giao của Pháp.

4. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai (1882)

Về sau, thấy triều đình Nguyễn càng ngày càng suy nhược, Pháp tính việc chiếm Bắc kỳ. Soái phủ Sài Gòn lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Pháp, sai đại tá Henri Rivière ra Bắc. Rivière đánh chiếm Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 1882, quan thủ thành là Hoàng Diệu phải tự tử. Tự Đức thấy nguy bèn cầu cứu nhà Thanh bên Tàu. Lợi dụng cơ hội này Thanh triều đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây đợi dịp tranh quyền lợi với Pháp ở Việt Nam. Pháp cũng tăng cường thêm quân ra Bắc. Khi Rivière đem quân chiếm Nam Định, quân triều đình cùng quân Cờ Đen tấn công Hà Nộị Rivière vội trở lại giải vây thì bị quân Cờ Đen phục kých, giết chết ở Ô Cầu Giấỵ Pháp thấy nguy phải cử cấp tướng ra chỉ huy và tăng thêm quân, rồi sai Harmand làm toàn quyền kinh lý việc Bắc kỳ.

Dân chúng Bắc kỳ nổi lên kháng Pháp khắp nơi và quân Việt phản công ở Hà Nội, Nam Định nhưng đều bị thất bạị Trong tình trạng cam go đó, triều đình Huế sinh nhiều việc rối loạn. Tự Đức mất (1883), Dục Đức lên ngôi được ba ngày thì lại bị hai tên quyền thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết truất ngôi, lập Hiệp Hoà. Khi đó quân Pháp đánh Thuận An, uy hiếp Huế. Triều đình phải cử Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp cùng với Harmand, De Champeaux ký hoà ước ngày 23 7 1883. Hoà ước có 27 khoản. Theo đó triều đình Huế chịu nhận Pháp bảo hô.. Pháp được đặt công sứ, chỉ huy các tỉnh, vua Việt chỉ có quyền cai trị từ tỉnh Thanh Hoá tới đèo Ngang.

Hoà ước ký xong nhưng không thi hành được vì Bắc kỳ vẫn trong tình trạng chiến tranh, quân Tàu và quân triều đình vẫn tiếp tục đánh. Pháp phải gọi thêm quân tiếp viện từ chính quốc sang rồi tiến chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang. Quân Tàu thua, phải rút lên vùng biên giới Hoa Việt, quân Nam phải lui về Huế. Ỏ Huế, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục gây rối, phế vua Hiệp Hoà lập vua Kiến Phúc. Triều đình Huế yêu cầu Pháp ký hoà ước khác để quyền hành của vua Việt được nới rộng hơn. Nguyễn Văn Tường cùng Patenôtre ký hoà ước ngày 6 6 1884, gồm 19 khoản. Hoà ước này cũng như hoà ước 1883, nhưng giới hạn cai trị của triều đình Huế được nới rộng thêm từ Thanh Hoá tới Bình Thuận.

Tại vùng biên giới Hoa Việt, quân Tàu vẫn chiếm đóng, quân Pháp tiến đánh nhưng bị thất trận ở Bắc Lệ và Lạng Sơn. Nước Pháp bèn đem hải quân đánh Phúc Châu và Đài Loan của Tàụ Trung Hoa phải ký hoà ước Thiên Tân năm 1885, nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam và rút quân về Tàu.

Xem vậy, việc bang giao giữa nước này với nước khác đều vì lợi, nhưng nước mạnh bao giờ cũng trưng việc nghĩa để che đậy ý gian, rồi kết quả mọi điều lợi đều về nước mạnh, chứ chẳng vì nghĩa chi cả. Thế mà triều đình Huế, cũng như nhiều người cứ u u, mê mê đi cầu cạnh người, không biết lo làm cho dân giầu, nước mạnh, thật là phường ích ký?, vị lợi chỉ biết chăm lo bản thân mà coi thường quốc gia dân tộc.

Sau nhiều năm chiến tranh và qua 4 bản hoà ước 1862, 1874, 1883 và 1884 nước Pháp đã hoàn tất việc xâm lăng thực dân ở Việt Nam. Nam kỳ trở thành thuộc địa, Bắc kỳ là đất bị bảo hộ và Trung kỳ là nơi Pháp lập chế độ trú sứ, nhưng trên thực tế cả ba miền đều là thuộc địa của Pháp, nhà Nguyễn ở Huế không có quyền hành gì cả.

Hoà ước 1884 xác định quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam đã thi hành tới ngày 9 tháng 3 năm 1945.

B. Thời kỳ Pháp Đô Hộ (1884 – 1945)

1. Chính sách thực dân

Theo hoà ước 1884, chế độ cai trị của Pháp được phân biệt tùy miền. Nam kỳ thuộc địa, Bắc kỳ bảo hộ, Trung kỳ trú sứ. Nhưng trên thực tế cả ba miền đều bị chung dưới ách đô hộ như nhaụ Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp. Sau khi chiếm Việt Nam và Ai Lao, Cao Mên, Pháp thiếp lập chế độ thuộc địa chặt chẽ. Lúc đầu mỗi xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Mên) có một viên thủ hiến lo việc cai tri.. Đến năm 1887 Pháp thiết lập phủ Toàn quyền để thống nhất việc cai trị toàn vùng (Đông Dương). Tại mỗi xứ, cắt đặt như sau: Thống Đốc Nam kỳ, Khâm Sứ Trung kỳ, Khâm Sứ Cao Mên, Thống Sứ Bắc kỳ, Thống Sứ Ai Laọ Các viên chức này đều phải theo lệnh của viên Toàn Quyền.

Dân chúng Việt Nam bị đầy đoạ khốn cực, bị bóc lột tận cùng, phải chịu khổ nhục để phục vụ lớp quan đô hộ, phải chịu sưu cao thuế nặng để bọn này hưởng thụ và chi dùng vào việc chém giết dân Việt. Hơn thế nữa, thực dân Pháp dùng mọi cách để phá huỷ cơ cấu văn hoá Việt.

2. Công Cuộc Kháng Pháp Của Dân tộc Việt Nam

Ngay khi ba tỉnh miền đông Nam kỳ bị thất thủ, nghĩa quân miền Nam nổi lên đánh Pháp, nhưng thế lực còn yếu nên đều bị thất bạị Tuy vậy, trong suốt thời gian bị đô hộ, dân Việt trên toàn quốc liên tiếp khởi nghĩa đuổi Pháp, qua các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông Du, Duy Tân và các đảng phái quốc gia.

* Miền Nam

– Trương Công Định (Trương Định) 1860 – 1864

Trương Công Định chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ ở Gò Công, đánh theo lối du kých, gây nhiều thiệt hại cho quân đi.ch. Trận lớn nhất là trận Cần Giuộc. Về sau bị tên Huỳnh Công Tấn phản bội, chỉ điểm cho Pháp vây đánh ông ở Kiến Phước (Gò Công). Trận này ông bị đạn rồi tự tử, năm 1864.

– Nguyễn Trung Trực 1860 – 1868

Nguyễn Trung Trực kháng chiến ở Tân An, Rạch Giá, chiến thắng lớn trong trận đốt tầu Pháp ở vàm Nhật Tảo (Tân An) và trận đánh thành Kiên Giang (Rạch Giá), sau lập chiến khu ở đảo Phú Quốc. Tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bày mưu bắt mẹ ông, ông phải bỏ khí giới để cứu me.. Ông bị Pháp chém ở Kiên Giang (27-10-1868)

– Phan Tòng 1869 – 1870. Khởi nghĩa ở Hóc Môn, Gò Vấp, Ba Tri.

– Tri Huyện Thoại (Đỗ Trinh Thoại) 1861. Hoạt động ở vùng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cai Lậỵ

– Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) 1860 – 1886. Lập chiến khu ở Đồng Tháp Mườị Cuối năm 1886, ông bị mắc bệnh chết.

– Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) 1862 – 1875. Kháng chiến ở Mỹ Tho và Tân An.

– Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Trà Vinh.

– Lê Tấn Kế, Trần Bình 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Ba Đô.ng.

– Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản). Khởi nghĩa ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh và Bến Trẹ

– Quản Hớn, Nguyễn Văn Bường 1885. Khởi nghĩa ở 18 Thôn Vườn Trầu, Bà Điểm, Hóc Môn thuộc Gia Đi.nh.

– Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng khởi nghĩa ở miền Nam, bị Pháp bắt và bị giết.

11 tháng 5 2018

mik nghĩ :

Đáp án : 

năm 1858 đến năm 1930 

~~hok tốt ~~

1.Đố mọi người có 1 cái mà lúc lên , lúc xuống nhưng nó không bao giờ chuyển động hay nhúc nhích đi đâu được2.Đố mọi người có vật gì mà có thể giúp chúng ta nhìn thẳng qua tường dễ dàng3.Đố mọi người có cái gì mà khi bạn gọi nó không bao giờ xuất hiện dù có đánh chết4.Đố mọi người cái gì của bạn nhưng toàn người khác dùng5. Đố mọi người làm cách nào để không bao giờ...
Đọc tiếp

1.Đố mọi người có 1 cái mà lúc lên , lúc xuống nhưng nó không bao giờ chuyển động hay nhúc nhích đi đâu được

2.Đố mọi người có vật gì mà có thể giúp chúng ta nhìn thẳng qua tường dễ dàng

3.Đố mọi người có cái gì mà khi bạn gọi nó không bao giờ xuất hiện dù có đánh chết

4.Đố mọi người cái gì của bạn nhưng toàn người khác dùng

5. Đố mọi người làm cách nào để không bao giờ buồn ngủ khi thức đủ 7 ngày 

6 Thân em xưa ở bụi tre Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra. Đố là cái gì? 

7.Vừa bằng một thước Mà bước không qua. Đố là cái gì? 

8.Một con hổ bị xích vào gốc cây, sợi xích dài 30m. Có 1 bụi cỏ cách gốc cây 31m, đố bạn làm sao con hổ ăn được bụi cỏ?

9.Câu hỏi nào mà không ai có thể trả lời “Vâng”?

10. Con mèo có gì mà không bất kỳ con vật nào có?

5

4.tên của mình

7.cái bóng

8.hổ không ăn cỏ

9.mày bị điên à,mày bị thần kinh phải ko,...

10.tiếng kêu:"meo...meo"

21 tháng 5 2021

1. Là con đường. Nó có chỗ dốc, có chỗ thoải và không chuyển động đc.

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)                                                                         Triền đê tuổi thơTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)

                                                                         Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
                                                                                                                Theo Nguyễn Hoàng Đại

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Câu 1: Điền từ thích hợp để được ý đúng :

Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ........................................ để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê                      B. Đêm trăng 

C. Đồng ruộng             D.Trường học

 

Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

C. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

Câu 4: Sau bao năm xa quê , tác giả nhận ra điều gì về con đê :

Viết câu trả lời của em :

Câu 5: Từ "chúng" trong câu văn: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc" chỉ những ai?

Xác định ý đúng ghi "Đ"sai ghi "S"

            Thông tin         Đúng hay sai
a.Tác giả bài văn 
b.Trẻ em trong làng 
c.Những người lớn  
d.Con đê sông Hồng 

Câu 6 : Nội dung bài văn này là gì ?

Viết câu trả lời của em :  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7 :Câu: "Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê."

Bộ phận in đậm của câu trên là :

A.Chủ ngữ                  B.Vị ngữ

C.Trạng ngữ

Câu 8 : Dấu phẩy trong câu "Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về." Có tác dụng gì ?

A.Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 9 :Câu " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau." có mấy từ dùng để so sánh ?

Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng hình ảnh con đê trong bài

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 5 2018

1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê

3 tháng 7 2018

1.ngày một chắc chắn

2. A

3. C

4.  Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.

5.a. Đúng

  b. Đúng

  c. Sai

  d. Sai

6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.

7. C

8. B

9. như, tựa

10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.

14 tháng 5 2018

5 ngay nhe

11 tháng 5 2018

cũng trong 5 ngày

11 tháng 5 2018

+Bố=Ba=Cha=Tía=Bọ=Thầy=Phụ thân,.....

+Cho=Biếu=Tặng,...

+Chết=Hi sinh=Qua đời=Mất=Ngủm=Yên nghỉ=Từ trần,.....

11 tháng 5 2018

+  Bố : Cha ; Ba

+  cho : nhường ;tặng 

+  chết : mất ; hi sinh

11 tháng 5 2018

con chó : chó mực

con mèo:mèo mun

con ngựa: ngựa ô

đôi mắt: mắt huyền

11 tháng 5 2018

+ Con chó : Con chó mực

+ Con mèo : Con mèo mun

+ Con ngựa : Con ngực mực

+ Đôi mắt : Đôi mắt huyền

k cho mik nha 

11 tháng 5 2018

Em lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ, em lớn lên trong sư dạy bảo nghiêm khắc của cha và em cũng lớn lên trong cả những câu chuyện cổ tích của bà nữa. Và trong tất cả những người thân trong gia đình, bà chính là người mà em vô cùng yêu quý và cũng hết mực kính trọng – người đã mở cánh cửa thần tiên đưa em vào thế giới cổ tích xinh đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế chiều. Bà có nước da hồng hào cùng khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Bà có mái tóc ngắn rất mỏng, thuần một màu cước trắng. Ông em nói ngày còn trẻ, tóc bà dày và dài lắm, giống như một thác nước vậy. Trông bà hiền hậu như một bà tiên bước ra từ trong những trang truyện cổ tích. Trên khuôn mặt phúc hậu có những chấm đồi mồi be bé, bà bảo ai có những chấm ấy trên mặt thì sẽ sống được rất lâu.

Đôi mắt của bà đã sớm phủ một lớp sương mờ của thời gian nhưng chỉ cần đeo kính lên là bà nhìn rõ lắm. Trong đôi mắt ấy là cả một khoảng trời yêu thương bà dành cho con cháu, nó như biết nói biết cười, biết an ủi, biết sẻ chia mỗi khi chúng em buồn và biết cổ vũ mỗi khi chúng em vui. Bà em có giọng nói dịu dàng và hiền hòa. Mỗi lần bà hát ru cho em nghe hay kể chuyện cổ tích, em lại như được bước vào trong thế giới huyền diệu bởi giọng nói của bà.

Từ ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em chưa thấy bà nổi nóng mắng ai hay cãi nhau với ai cả. Bà em hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc, mỗi khi em mắc lỗi bà thường nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm để em sửa sai chứ không đánh mắng em. Gọn gàng và sạch sẽ là một trong những đức tính tính tốt đẹp của bà, bà lúc nào cũng luôn miệng nhắc nhở em phải giữ cho phòng ốc gọn gàng, sạch sẽ thì khi bị mất thứ gì đó việc tìm lại sẽ không mất nhiều thời gian và công sức.

Bà em có sở thích trồng hoa và lên chùa tụng kinh niệm phật. Bà bảo Đức Phật luôn dạy người ta phải biết tích đức, hướng thiện tránh làm điều xấu xa, vậy nên chiều nào bà cũng cùng các già làng tay đeo tràng hạt, mặc áo dài nâu vào chùa. Ngôi nhà nhỏ nhắn của gia đình em cũng nhờ bàn tay khéo léo của bà mà luôn tràn ngập hương thơm cùng ánh sáng mặt trời, những bông hoa với đủ màu sắc khác nhau tô điểm: hoa nhài màu trắng tinh khôi như những bông tuyết khi mùa đông tràn về, những nàng hoa hồng nhung kiều diễm tự hào khoe bộ váy rực rỡ của mình dưới ánh nắng mặt trời…

Bà em còn có sở thích đan khăn cùng mũ len cho mỗi người thân trong gia đình khi đông đến, mùa đông lạnh thật lạnh mà được quàng trên cổ chiếc khăn len bà đan thì ấm áp biết bao, giống như vòng tay của bà đang âu yếm ôm lấy mình vậy. Bà em là một nhà tư vấn tâm lí đích thực đấy nhé, người trong xóm ai có chuyện vui chuyện buồn gì đều sang chia sẻ với bà em để tìm lời giải đáp cho vấn đề của mình. Có lẽ bởi vì bà là người ngoài cuộc nên thấy rõ những điều mà người trong cuộc sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy. Mỗi khi ai có chuyện buồn, đau ốm bà đều đến tận nơi thăm hỏi động viên, món quà dù không nhiều nhặn gì, chỉ là cân cam hay chục trứng nhưng mọi người đều hiểu rõ đó là tất cả tấm lòng chân thành bà dành cho họ.

Em từng có một lần, chỉ một lần duy nhất làm bà buồn lòng, đó là làm vỡ chiếc lọ hoa mà ông nội rất quý, tuy bà đã không trách cứ khi em thành thực nhận lỗi nhưng em có thể cảm nhận được nỗi buồn của bà. Em đã tự hứa với bản thân mình sẽ luôn cố gắng ngoan ngoãn hơn để bù đắp phần lỗi lầm ngày hôm ấy.

Em yêu bà em nhiều lắm, em chỉ mong bà có thể mạnh khỏe mà sống thật lâu với con, với cháu để em có thể một lần nữa nằm vào trong lòng mà nghe bà kể những câu chuyện dân gian từ thời xa xưa.

11 tháng 5 2018

“Tóc bà trắng tựa mây bông
Truyện bà như giếng cạn xong lại đầy”
Bà trong ấn tượng của tôi lúc nào cũng như một bà tiên hiền dịu, nhân từ với những câu chuyện cổ tích không bao giờ hết. Hình ảnh của bà đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Bà không chỉ che chở, chăm sóc mà còn dạy dỗ, bảo ban tôi nên người.

Bà tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi- cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Tóc bà đã bạc trắng cả mái đầu. Lưng bà cong cong vì những vất vả, lam lũ, lo toan khó nhọc cho gia đình. Trên gương mặt in đậm dấu vết thời gian của bà, tôi thích nhất là đôi mắt. Đôi mắt bà không còn tinh tường như xưa nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương dành cho con cháu. Mỗi lần bà nhìn tôi, tôi cảm nhận được sự trìu mến và nhân hậu chứa chan trong ấy. Bà tôi rất hay cười, mỗi lần bà cười lại để lộ hàm răng đen láy vì ăn trầu. Da bà nhăn nheo và lấm tấm những chấm đồi mồi. Cầm đôi bàn tay gầy gầy xương xương ấy, tôi thấy thương bà đến lạ. Cả một đời bà vất vả, làm lụng hi sinh vì con vì cháu. Đôi bàn tay dãi dầu sương gió, đôi bàn tay thô ráp mộc mạc đã nuôi nấng bố mẹ tôi và cả tôi nên người.

Tuổi thơ của tôi in hình bóng những câu chuyện cổ tích bà thường hay kể trước khi đi ngủ. Giọng bà nhẹ nhàng, ấm áp đưa tôi đến thế giới cổ tích diệu kì, nhiệm màu với những ông bụt, bà tiên, cô Tấm dịu hèn, anh Khoai tốt bụng, chàng Thạch Sanh dũng cảm... Qua những câu chuyện cổ tích ấy, bà còn dạy tôi về cách sống, cách làm người như: ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Những lời dạy nhẹ nhàng mà thấm thía của bà luôn theo tôi tới tận bây giờ. Bà cũng là người dạy tôi nữ công gia chánh, cách nấu ăn hay thêu thùa may vá. Bố mẹ đi vắng, bà là người chăm sóc những lúc tôi bị ốm, chờ tôi đi học về rồi nấu những món ăn ngon bổ dưỡng cho tôi. Mỗi khi có quà bánh, bà lúc nào cũng không quên để phần cho chị em tôi. Bà mong có thể sống thật lâu để có thể nhìn thấy các cháu khôn lớn nên người. Mỗi khi tôi được điểm tốt, bà lại mỉm cười hiền hậu và khen: “Cháu của bà giỏi quá”. Những lúc như thế, tôi tự nhủ mình phải chăm ngoan hơn nữa để cho bà vui lòng.

Bà của tôi cũng giống như những người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay: giàu lòng nhân hậu và đức hi sinh. Nhờ có bà, tôi đã có một tuổi thơ thật trọn vẹn và hạnh phúc. Bà sẽ mãi là người tôi yêu quý và kính trọng nhất.

11 tháng 5 2018

THÁNG 7 ÂM LỊCH BẠN NHÉ. K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC TỐT. ^_^

11 tháng 5 2018

mik nghĩ :

Mưa ngâu được xuất hiện 

vào tháng 7 âm lịch .

~~hok tốt ~~

11 tháng 5 2018

Ví tiền 

11 tháng 5 2018

trả lời :

con gái thích ví tiền của con trai

hk tốt ~