K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

* Sáng tác thơ: 

"Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:

- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.

-Về nghệ thuật: 

   + Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm. 

   + Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo

những liên tưởng độc đáo, thú vị. 

   + Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ. 

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Chăn trâu đốt lửa

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

 Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,... 

Tất cả hoà quyện vào nhau để cùng diễn tả thế giới cảm xúc của nhà thơ. 

Nghệ thuật:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Ngôn ngữ:

   + Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.

   + Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn.

- Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)

Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

Tiếng

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

  

Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B

  

Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

 - Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”.  

- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu cùng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

 Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. 

Tất cả đã hoà quyện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

- Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, “rạ rơm” (hữu hình) với “gió đông” (vô hình). 

Đó còn là sự liên tưởng độc đáo: “củ khoai nướng bị cháy hồng rực” đến “cảnh hoàng hôn” bao trùm không gian rộng lớn.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo) 

Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: 

    + Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ 

    + Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

* Hướng dẫn quy trình viết

Các em đọc kĩ trong SGK đã hướng dẫn cụ thể cho các em

Bước 1: Xác định đề tài

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

Bước 3: Làm thơ lục bát

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.

- Về cách gieo vần:

   + Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

   + Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

 Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. 

Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

 Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 

Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”….. 

Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Tôi (đại từ) ngôi số một

Tôi (động từ) làm cho vôi chín

@Cỏ

#Forever

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
23 tháng 10 2021

trả lời nhanh giúp mình nhé

23 tháng 10 2021

gười ta vẫn nói bạn thân là những người bạn thân thiết nhất của mỗi người, là người có cùng chung sở thích với chúng ta. Em vẫn hay thấy các bạn nữ chơi thân với các bạn nữ, các bạn nam chơi thân với các bạn nam ở trong lớp. Nhưng bạn thân của em lại là một bạn nam, và em là nữ. Dù vậy nhưng bọn em vẫn chơi rất vui với nhau. Cậu ấy là một người bạn tốt với em.

Cậu bạn thân của em tên là Thiên. Mẹ em nói tên của cậu ấy có nghĩa là bầu trời cao rộng lớn. Quả thực tên cũng giống như tính cách của cậu ấy vậy. Thiên luôn bảo vệ chở che cho em, giống như là “bầu trời” của riêng em vậy. Cậu ấy không bao giờ để những đứa con trai trong lớp hay lũ trẻ hàng xóm bắt nạt em cả.

Thiên có một dáng người dong dỏng cao và khỏe khoắn. Nước da hơi ngăm vì nắng vì gió, vì những ngày tháng cùng em chạy đua thả diều trên cánh đồng, cùng em đi chơi trong chiều hè nắng gắt… Cái mũi cao cương nghị, đôi mắt sáng ngời luôn toát lên sự vui vẻ. Thiên có một giọng nói rất hay, đặc biệt là khi hát. Bởi vậy nên cậu ấy được mệnh danh là “cây văn nghệ” của lớp em đấy.

Em vẫn còn nhớ ngày đầu vào lớp, khi thấy em và Thiên luôn đi cùng nhau, bạn trong lớp đều hỏi cậu ấy rằng: “Mày với con Nguyệt chơi thân với nhau kiểu gì thế? Nam nữ mà thân cũng lạ ghê.” Những lần ấy, Thiên cũng chỉ cười cười cho qua, dần dà mọi người trong lớp cũng quen nên cũng không hỏi nữa. Bọn em chơi thân là do có cùng sở thích, hơn nữa, chúng em là bạn hàng xóm của nhau. Bố mẹ hai nhà chơi thân, thành ra hai đứa cũng biết nhau từ ngày còn bé xíu.

Thiên là một người rất chu đáo và quan tâm người khác. Mỗi lần em phải ở lại trực nhật, cậu ấy đều ở lại phụ giúp em. Còn khi cậu ấy ở lại thì đều kêu em về trước đi. Nhưng chẳng bao giờ em chịu về cả, cứ chạy qua tranh việc làm giúp cậu ấy. Hai đứa nhìn nhau rồi lại cười, lại cùng vui vẻ trực nhật. Mỗi lần có cái gì hay là Thiên lại mang sang nhà em cùng chia sẻ.

Hai đứa chúng em thân nhau như hình với bóng vậy. Em nhớ có một lần Thiên đi chơi cùng gia đình lâu ngày mà em khóc lóc đòi theo cho bằng được. Bố mẹ có dỗ thế nào em cũng không chịu nghe. Chỉ khi Thiên hứa sẽ về sớm, sẽ mua quà cho em thì khi đó em mới thôi khóc. Bây giờ nhớ lại vẫn thấy bản thân mình trẻ con quá.

Bây giờ chúng em đều đã lớn rồi, nhưng vẫn chơi thân với nhau như ngày nào. Em mong rằng tình bạn này sẽ luôn bền chặt mãi. Em rất yêu quý Thiên – người bạn thân của em

24 tháng 10 2021

VD : ( Nếu có sai sót gì thì mik xin lỗi nhé!)

- Sách cong

- Cong .... không biết 

24 tháng 10 2021

Cong lên, bẻ cong,...

HT

28 tháng 10 2021

chịu ko biết

Bài 11: Đặt câu có từ “nhà” được dùng với các nghĩa sau: a. Nhà là nơi để ở..........................................................................................................................................................................b. Nhà là gia đình..........................................................................................................................................................................c. Nhà là người làm nghề...
Đọc tiếp

Bài 11: Đặt câu có từ “nhà” được dùng với các nghĩa sau:

a. Nhà là nơi để ở

..........................................................................................................................................................................

b. Nhà là gia đình

..........................................................................................................................................................................

c. Nhà là người làm nghề gì đó

..........................................................................................................................................................................

d. Nhà là đời vua

..........................................................................................................................................................................

e. Nhà là vợ hoặc chồng của người nói.

..........................................................................................................................................................................

 

4
23 tháng 10 2021

mình là lớp 5 nhưng thấy khó quá nên không trả lời được bạn thôm cảm nha !

a . Ngôi nhà em rất đẹp .

d. Nhà vua rất uy quyền . 

#Songminhnguyệt