K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7

thank kudo shinichi@ và jisoo kim

 

5 tháng 7

sorry thank kudo nha

 

26 tháng 10 2023

Việc cúc biển không giải thích gì khi đàn bướm khen ngợi bác Xương Rồng nở hoa đẹp có thể được lí giải bằng việc nhận thức, kết nối và tôn trọng giá trị độc đáo của mỗi giống hoa. Như đã đề cập trong câu chuyện, bác Xương Rồng và cúc biển đều có những đặc điểm đặc trưng và đẹp riêng của mình. Tuy nhiên, họ được đánh giá và so sánh với nhau bằng tiêu chí đẹp, nở hoa. Khi đàn bướm lơ lửng qua và ca ngợi bác Xương Rồng đẹp hoa, có thể cúc biển đã hiểu và chấp nhận điều này, và không muốn cạnh tranh hay làm trái với giá trị của mình. Họ đều có thể đẹp ở những khía cạnh khác nhau và đáng được tôn trọng một cách riêng biệt. Lí do mà cúc biển chỉ im lặng và mỉm cười có thể là để biểu lộ sự thấu hiểu và tôn trọng giá trị độc đáo của mỗi giống hoa, và không muốn gây ra sự đua đòi hay gây khó chịu cho đàn bướm

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:CẦU VỒNG (PHẠM THANH QUANG)Chiếc cầu vồng bảy sắcUốn mình góc trời xaCầu vồng vươn qua mái nhà Chiếc cầu vồng bảy sắcLung linh cong trên trờiNhư lưng mẹ hôm sớmLàm lụng chẳng nghỉ ngơi Ơ kìa cầu vồng nhỏCòng lưng cõng cầu toNhư đôi bạn thân thiếtChẳng xa nhau bao giờ! 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ?2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CẦU VỒNG (PHẠM THANH QUANG)

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Uốn mình góc trời xa

Cầu vồng vươn qua mái nhà

 

Chiếc cầu vồng bảy sắc

Lung linh cong trên trời

Như lưng mẹ hôm sớm

Làm lụng chẳng nghỉ ngơi

 

Ơ kìa cầu vồng nhỏ

Còng lưng cõng cầu to

Như đôi bạn thân thiết

Chẳng xa nhau bao giờ!

 

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ?

2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?

3. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Biện pháp tu từ đó được sử dụng mấy lần trong bài thơ?

4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

5. Vì sao tác giả lại viết "Ơ kìa cầu vồng nhỏ/ Còng lưng cõng cầu to"?

6. Bài thơ gửi đến những thông điệp gì? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất?

2
24 tháng 10 2023

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: một đứa trẻ đang khám phá thế giới.

2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự quan sát từ xa đến gần.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là biện pháp nhân hóa. Biện pháp ấy được sử dụng bốn lần trong bài thơ. 

4. Bài thơ thể hiện cảm xúc vui vẻ, hứng thú khi được nhìn thấy cầu vồng. Từ đó mở ra một loạt những liên tưởng thú vị xuyên suốt bài thơ.

24 tháng 10 2023

5. Tác giả viết "Ơ kìa cầu vồng nhỏ/ Còng lưng cõng cầu to" vì:

- Điểm quan sát ở gần nên sẽ nhìn thấy vòng tròn nhỏ đang "cõng" trên lưng vòng tròn lớn hơn.

- Bài thơ đang đặt điểm nhìn ở một đứa trẻ nên hiện tượng tự nhiên như cầu vồng dưới lăng kính trẻ thơ trở thành một hình ảnh sinh động và thú vị. 

- Ngoài ra còn gửi gắm thông điệp giúp đỡ những người xung quanh.

6. Bài thơ gửi đến những thông điệp:

- Không ngừng khám phá thế giới mở rộng trí tưởng tượng của bản thân để sự sáng tạo phát triển.

- Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.

- Mở lòng đón nhận và quan sát thiên nhiên.

Thông điệp ý nghĩa nhất là: Giúp đỡ những người xung quanh tùy theo khả năng của chính mình.

23 tháng 10 2023

Biện pháp được sử dụng trong đoạn trích trên là nhân hóa qua cách gọi "chị" và so sánh "hai cánh mỏng" - cánh bướm non. 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Khắc họa hình ảnh chị Nhà Trò yếu đuối, tội nghiệp.

- Tạo sự thương cảm dành cho nhân vật bất hạnh này, 

23 tháng 10 2023

Đoạn trích trên là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và con người Việt Nam. Ngay từ câu thơ đầu tiên đã là lời giới thiệu đầy tự hào "Việt Nam đất nắng chan hòa/ Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh". Đất trời ưu ái cho Việt Nam chúng ta những điều kiện thuận lợi để có những sản vật quý giá. Quanh năm bốn mùa đều có những thức quà độc đáo từ thiên nhiên để thưởng thức. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu về con người Việt Nam "Mắt đen cô gái long lanh..." và "Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp biện pháp so sánh và nhân hóa để làm nổi bật hình ảnh con người đất Việt. Nghệ thuật so sánh cho ta thấy sức lao động kì diệu của nhân dân ta có thể làm ra tất cả mọi thứ. Thi sĩ chọn hình ảnh tre - biểu tượng cho con người Việt Nam để sử dụng phép nhân hóa "dệt nghìn bài thơ". Qua đó để nói lên sự phong phú trong đời sống tinh thần, tình cảm của người dân Việt Nam. Bài thơ là lợi ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người, phong tục văn hóa của đất nước. Con người điểm tô cho vẻ đẹp của đất nước nên mỗi người phải có ý thức tự phát triển bản thân, xây dựng đất nước giàu đẹp và phát triển.

23 tháng 10 2023

Đây là bạn tự viết hay lấy vài ý trên mạng đấy 

23 tháng 10 2023

Trong câu thành ngữ có sử dụng hai hiện tượng trái ngược nhau "đói" và "no". "Đói" là khi chúng ta gặp phải khó khăn trong cuộc sống đến mức nghèo khổ, túng quẫn. Còn "no" ám chỉ hạnh phúc đủ đầy về vật chất và tinh thần. Khi chúng ta "đói" ta cảm thấy một muôi thôi cũng thật quý giá đủ để làm ta thỏa mãn nhưng khi ta "no" thì một bát ta lại cảm thấy bình thường. Nói cách khác, khi đói, được giúp đỡ "một miếng" ăn nhỏ sẽ quý giá hơn so với việc khi no được cho "một gói" đầy. Câu thành ngữ trên là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn. Dù sự giúp đỡ ấy vô cùng nhỏ bé nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất điều đó vô cùng quý giá. Nhờ vậy mà chúng ta vượt qua thời gian bế tắc nhất và có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy chúng ta không được quên đi ân nghĩa cao cả ấy. 

*Từ đoạn văn gợi ý trên bạn triển khai thêm nhé

23 tháng 10 2023

câu tục ngữ nha mn mik nhầm