K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghĩa hàm ẩn của nhan đề "Quả trứng vàng" là: quả trứng ấy không phải làm từ "vàng" nó hoàn toàn là quả trứng bình thường nhưng chính hi vọng và ước mơ của chủ nhân đặt vào nó đã khiến quả trứng trở nên quý giá như "vàng".

Chủ đề: Đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua những giá trị lâu dài.

 

- Xuất thân: 

+ Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê Hải Dương.

+ Ông sinh ra trong một gia tộc nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại nổi tiếng cương trực lập trường thương dân, đấu tranh chống lại cường quyền và bạo lực. 

- Cuộc đời: 

+  Lên 6 tuổi, mẹ qua đời, Nguyễn Trãi phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán.

+ Năm 1390, ông ngoài qua đời, ông lại theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

+ Năm hai mươi tuổi (năm 1400), Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng với cha ra làm quan với nhà Hồ.

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nước tìm cách phục thù cứu nước.

+ Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi bèn trốn khỏi Đông Quan tìm vào Thanh Hoá gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”, được Lê Lợi trọng dụng. Trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng Nguyễn Trãi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng của ông: đánh đuổi được giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước năm 1427.

+ Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông hăng hái làm việc đến quên đi bản thân thì lúc ấy lại bất ngờ xảy ra vụ việc đáng tiếc: vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của ông ở Lệ Chi Viên.

+  Năm 1442, cả nhà Nguyễn Trãi đã bị giết.

+ Năm1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan của ông rồi cho sưu tầm lại thơ văn. 

- Phong cách: Văn của Nguyễn Trãi giàu tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính trữ tình. Ông vừa kế thừa những thành tựu thơ ca của văn học nước nhà những thế kỉ trước, vừa góp phần quan trọng vào việc định hướng mới cho sự phát triển văn học dân tộc các thời kì sau

3 tháng 5
 

Hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, bởi họ là một tượng đài bất tử với những nét đẹp trường tồn. Với cảm hứng đó Trần Đăng Khoa đã dành cả một chùm thơ viết về họ mà tiêu biểu là tác phẩm  Đợi mưa trên đảo sinh tồn.

Hình ảnh người lính đã trở nên quen thuộc với thơ ca cách mạng Việt Nam. Họ đi vào trong văn chương một cách giản dị đời thường nhưng vô cùng lạc quan, dũng cảm. Trong thời chiến họ là những người con đã làm nên lịch sử, trở thành nhân vật chính bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Ở thời bình họ vẫn kiên cường bảo vệ biên cương Tổ Quốc, giữ vững thành quả chiến đấu hi sinh của cha ông. Và hình ảnh những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương xuất hiện nhiều trong Văn học sau năm 1975 đặc biệt là Đợi mưa trên đảo sinh tồn.

 Bài thơ mở đầu bằng ánh mắt của những chàng lính trẻ khi nhìn về phía xa xăm, nơi có những bóng mây mưa rơi

Chớp xanh lấp loáng trời

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô

Đáy mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời

Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc tên hòn đảo Sinh Tồn giống như sự nhấn mạnh tính chất khắc nghiệt của cuộc sống nơi đây. Trên hòn đảo không hề có nước ngọt con người và mọi vật đều phải kiên cường gồng mình để dành đến sự sống. Chính vì không có nước ngọt như những hòn đảo khác nên trời mưa đối với họ là cái gì đó xa xỉ và quý giá. Chính vì vậy mà người lính mong ngóng mưa họ nhìn về phía xa xăm, nơi đất liền nơi đang có những dấu hiệu của những trận mưa rào đổ xuống. Từ hình ảnh bóng đen sẫm của cây khiến ánh chớp xanh lấp loáng.

Đối với chúng ta mưa là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng đối với những người lính đảo đó là một món quà vô giá mà thiên nhiên mang đến cho con người, vạn vật nơi đây. Họ nhìn về phía đất điền với những cơn mưa với ánh mắt thèm thuồng đến tội nghiệp. Họ ngồi lặng yên nhìn cơn mưa nơi đất liền một cách trang nghiêm như đợi chờ điều kỳ diệu. Những mong mỏi của họ đã bật thốt thành lời

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Điệp ngữ Ôi ước gì lặp lại ba lần trong đoạn thơ thứ hai có giá trị biểu cảm mãnh liệt. Người lính luôn mong ước được thấy mưa rơi nơi bao quanh toàn là biển khơi mênh mông. Đó là niềm mong ước không phải bình thường, thoáng chốc mà trở thành nỗi niềm da diết, cháy bỏng. Họ suy nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp, về mưa và nói với chúng ta niềm vui sướng của họ mỗi khi mưa rơi xuống.

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ không thôi héo quắt

Đá san hô sẽ lày cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau bữa tiệc linh đình bày tỏ nước ngọt

 Chỉ một với một đoạn thơ ngắn chúng ta có thể tưởng tượng được cả không gian hiện lên khi mưa xuống. Người lính vui mừng ngửa mặt đón cơn mưa, màu mưa trên trời không còn héo quắt như khi nắng hạn . Hình ảnh dí dỏm nhất đó là mái đầu mọc tóc nên như cỏ của chàng lính. Bởi vì thiếu nước ngọt họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước và khi có mưa mái tóc ấy sẽ lại mọc xanh tươi và bữa tiệc liên hoan của họ cũng thật thú vị.

Tuy không có sơn hào hải vị mà chỉ toàn nước ngọt đó chính là nước mưa, thế mới biết khi sinh sống ở trên đảo mưa đối với họ quý giá để vô cùng. Dẫu chỉ là niềm vui trong tưởng tượng, chỉ là những điều có thể xảy ra trong tương lai mà ta nghe như thế tiếng kêu hân hoan ngân nga trong từng câu chữ khao khát trời mưa của họ vẫn tiếp tục giao tiếp cháy bỏng

Ôi ước gì được thấy cơn mưa

Cơn Mưa lớn vẫn Rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời

Nắng gió Trường Sa Đã đưa những người lính trở về thực tế chẳng bao lâu khao khát lại bùng lên những cơn mưa tưởng tượng, lại tiếp tục dâng lên trong lòng người lính.

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy loi choi trên mặt cát

Giãy giụa tơi bời trên mặt cát như con cá rô

Rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay

Chúng tôi sẽ cùng gào như ếch nhái um um khắp đảo

Khổ cuối bài thơ là cảm xúc vui sướng vỡ òa của người lính niềm vui khi mưa xuống, biến thành những hành động kỳ lạ, họ sẵn sàng cởi trần đứng giữa màn mưa để tưới mát thân thể, tưới mát tâm hồn họ. Họ chẳng ngại nhảy loi choi như những đứa trẻ, tinh nghịch, họ có thể cùng gào lên như tiếng ếch nhái, những tiếng hát của trái tim, của tâm hồn hân hoan bất tận cứ tuôn trào trong thơ, ào ạt giống như những cơn mưa đang xối xả tuôn xuống.

Niềm hạnh phúc vô biên của người lính không thể diễn đạt bằng lời mà bằng hành động. Phải thấu hiểu, đồng điệu đến thế nào nhà thơ mới có thể nhập hồn vào những người lính ấy để nói lên nỗi mong chờ của họ về mưa.

#cóthểvào(đag dùng mẫu 1 ạ)

(https://luatminhkhue.vn/phan-tich-danh-gia-noi-dung-bai-doi-mua-tren-dao-sinh-ton.aspx) để tham khảo thêm nhé ạ