K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sự hồn nhiên và tấm lòng thơm thảo của trẻ nhỏ đối với mẹ. Đứa trẻ thấu thiểu và thương người mẹ nông dân vất vả ngoài đồng, em ước mình được làm đám mây, là chiếc ô, là bóng râm che mát cho mẹ bớt cực nhọc hơn khi lao động. Tình cảm của con đối với mẹ thật chân thành, giản dị mà cảm động.

5 tháng 5 2021

gff

chưa chắc cô đã gọi bạn

Bạn gì gì đó ơi,cô nói là mỗi mk pk nộp thôi

Tôi tên là Ngữ Văn 6 tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.

Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.

Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học.  Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử… không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.

Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!

1 tháng 1 2019

Me too!!!!

1 tháng 1 2019

khùng hả

sắp thi rồi mà quậy

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2018

Chào các bạn, hôm nay là một ngày mưa, tôi bỗng thấy nhớ mẹ tôi quá, mẹ là người hùng trong lòng tôi. Có thể các bạn thấy lạ bởi khi nhắc về người hùng người ta thường mường tượng đến những người đàn ông vai dài sức rộng, một người nào đó vĩ đại lắm. Nhưng đối với tôi mẹ là người hùng duy nhất, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi, trong cuộc đời tôi.

Mẹ tôi là một nông dân chính hiệu, cuộc đời mẹ tôi đã hứng chịu mọi gian nan, vất vả, ngay từ thời mẹ còn tấm bé đã chịu đủ mọi khổ cực. Mẹ không có một gia đình hoàn chỉnh, bởi từ ngày mẹ tôi 4 tuổi ông bà ngoại đã ly hôn, rồi cả hai lại nhanh chóng đi bước nữa, có những người con của riêng mình, mẹ trở thành một đứa trẻ mồ côi trong chính ngôi nhà của mình. Mẹ lớn lên dưới sự chăm sóc bảo bọc của cụ ngoại, nhưng cuộc sống nghèo khó vất vả, đã khiến mẹ phải liên tục bươn chải để kiếm sống, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, việc học cũng vì thế mà dang dở, mẹ tôi phải nghỉ học từ năm lớp 5. Năm 18 tuổi, mẹ đi lấy chồng, thú thật bố tôi đã ly hôn một lần rồi mới đến với mẹ, ngày cưới mẹ không được mặc váy cưới, tiệc đãi cũng chỉ tầm chục mâm, có lẽ đó là nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của mẹ, bởi mẹ luôn lâm vào trầm tư mỗi khi nhắc về kỷ niệm ấy.

Ngày mới cưới bố, mẹ phải chịu sự ấm ức bởi bà nội tôi vốn là người khó tính, cuộc sống mẹ chồng nàng dâu quả thật không hề dễ chịu. Bố tôi vì thương mẹ tôi, quyết tâm vào Nam đi làm kinh tế mới với hai bàn tay trắng, cuộc đời mẹ cũng vì thế mà cũng bước sang một trang mới. Vào miền Nam cũng là lúc mẹ có thai tôi, chẳng như những bà bầu khác được nghỉ ngơi, chân ướt chân ráo đi lập nghiệp, mẹ chỉ còn còn cách cố gắng đi làm thuê cho người ta để kiếm miếng cơm manh áo, công việc nào cũng nặng nhọc, mãi tận đến ngày sinh. Bữa cơm thường chỉ là những ngọn rau dại mọc quanh túp lều đi mượn, cùng đôi con cá khô, bố kể có những hôm mẹ thèm miếng thịt mà bố cũng không có tiền để mua, thương lắm. Nghèo khó hành hạ con người ta, bố mẹ không thể đi bệnh viện mà chỉ nhờ một bà mụ gần đó về đỡ, qua bao đau đớn, cuối cùng tôi cũng ra đời, nhưng mẹ tôi yếu đi rất nhiều, vì không được kiêng cữ đúng cách. Tôi thương mẹ tôi nhiều lắm, mỗi lần nghe bố kể chuyện thuở hàn vi, tôi chỉ chực trào nước mắt vì thấy mẹ khổ quá, hi sinh nhiều vì gia đình, vì cuộc sống mà phải lam lũ vất vả.

Cuộc sống gia đình tôi có khởi sắc khi cuối cùng bố mẹ cũng dành dụm được một số tiền tậu lấy mảnh đất nhỏ, trên mảnh đất đầy cỏ tranh cùng với những bụi lồ ô rậm rạp, cũng một tay bố mẹ tôi khai khẩn rồi trồng lên những cây cà phê đầu tiên. Nhưng trời không chiều lòng người, khi đến vụ thu hoạch thì cà phê mất giá chỉ còn ba ngàn đồng trên một ký, mẹ tôi với sự kiên cường của một người đàn bà thép đã bàn bạc với bố, quyết tâm trồng rau đém bán, lấy ngắn nuôi dài. Hằng ngày cứ ba rưỡi sáng bố mẹ lại lọ mọ đi cắt rau chất đầy vào hai cái thúng để mẹ đem bán. Lúc ấy cả xã ai cũng biết mặt mẹ tôi, giờ gặp lại họ vẫn thốt lên "Ơ, Lệ bán rau ngày xưa đây mà!" đầy hoài niệm, dấu chân của mẹ đã in mòn khắp mọi nẻo đường, đôi vai gầy guộc vẫn ngày ngày gánh rau đi bán, chắt chiu từng đồng để nuôi cả gia đình. Có những lúc tôi nghĩ liệu có khi nào đôi vai ấy sụp xuống, liệu có bao lần mẹ đã khóc thầm mà tôi không biết?

Mẹ tôi là một người vô cùng nghiêm khắc, mẹ sống rất tiết kiệm, công việc trong ngoài gia đình đều do một tay mẹ chu toàn, bởi bố tôi vốn là một người không cẩn thận. Mẹ rất yêu thương chị em tôi, tôi vẫn nhớ như in từng lời dạy, từng cái nắm tay khi mẹ dạy tôi viết những con chữ đầu tiên, ký ức chỉ như mới vừa hôm qua. Ôi, sao ấm áp đến thế! Tuổi thơ tôi là bóng dáng mẹ đi chợ về, tôi lúc nào cũng ngóng trông để được cái bánh rán, cái kẹo mút, thứ quà quý giá của tuổi thơ. Rồi là những hôm trời mưa gió mẹ đưa chúng tôi đi tiêm phòng, khắp nơi nước lũ dâng lên tới bắp chân, mẹ đặt chị em tôi vào đôi quang gánh của mẹ, rồi gánh đi, vượt cả chục cây số để đến được trạm xá. Tôi sợ tiêm, mẹ lại ôm tôi vào lòng dỗ dành, lời mẹ như liều thuốc tê ngọt ngào làm tôi quên hết tất cả đau đớn.

Sau này khi lớn lên, mẹ lại nghiêm khắc dạy dỗ chúng tôi, mẹ không muốn tôi ỷ lại, mà phải biết cách tự lập và lo cho bản thân từ sớm, nhờ công của mẹ mà từ năm học lớp 2 tôi đã biết bắc một nồi cơm hoàn chỉnh, lớp 3 đã có thể nấu bữa cơm đơn giản, lớn hơn xíu nữa tôi đã có thể phụ bố mẹ công việc vườn tược, so với bè bạn trang lứa tôi là đứa tự lập nhất. Cho đến hôm nay tôi đã 14 tuổi, mẹ tôi cũng già đi nhiều, cuộc sống cũng đã khá giả hơn trước, nhưng chưa khi nào tôi thấy mẹ ngơi nghỉ và sống cho bản thân. Mẹ vẫn luôn như thế, quần quật lao động, không quản mưa nắng, mẹ bảo: "Những gì mẹ cố gắng hôm nay đều là vì tương lai của các con, mẹ không muốn sau này con phải cực khổ như mẹ ngày xưa, tủi lắm con ạ", rồi mẹ rơi nước mắt, lần đầu tôi thấy mẹ khóc, thật đúng "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ", cũng chẳng ai hi sinh nhiều như mẹ.

Mỗi lúc tôi gặp khó khăn, hay có những vấn đề nan giải, mẹ như là một vị quân sư tài ba luôn cho tôi những phương hướng, gợi ý để tôi có thể tự giải quyết được. Lúc tôi lớn lên, học lớp lớn hơn, mẹ không còn giúp đỡ cho việc học của tôi được nữa, mẹ trầm tư ánh mắt buồn buồn, vuốt đầu tôi: "Mẹ ít chữ, chẳng giúp gì con được, con hãy cố gắng nghe thầy nghe thầy, hỏi bạn để học tập cho tốt". Từ đôi mắt ấy của mẹ, tôi thấy nỗi xót xa tràn ngập trong đáy mắt, khóe mắt mẹ nay đã thêm vài nếp nhăn, làn da mẹ cũng sạm đen vì mưa nắng, đôi tay vốn thon gầy, nay trở nên gân guốc, thô ráp, xù xì. Nhưng tôi thích nắm đôi bàn ấy nhất, khi những mảng chai sần miết vào tay tôi, lòng tôi lại càng thêm quyết tâm học hành thành người, để mai sau đủ sức cho mẹ một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. Cuộc sống vất vả khiến cơ thể mẹ mang nhiều bệnh tật, nhưng mẹ chưa bao giờ cho chị em tôi biết, mẹ cứ chịu đựng một mình như thế, có lẽ mẹ sợ chúng tôi lo lắng, càng như vậy tôi lại càng thương mẹ nhiều hơn. Cả cuộc đời mẹ vất vả nhiều, nhưng chưa bao giờ mẹ oán than nửa lời, mỗi lần mẹ nhìn tôi trìu mến, tôi lại càng hiểu rằng mẹ tin tưởng và đặt hi vọng ở tôi rất nhiều, mong đứa con gái lớn của mẹ sẽ nên người, có một cuộc sống hạnh phúc, chẳng phải bôn ba lo nghĩ nhiều như mẹ, vậy thì mẹ mới có thể yên tâm. Tôi dặn lòng mình không được phép để cho mẹ thất vọng, bởi mẹ đã khổ nhiều, tôi khống muốn thành mối lo trong lòng mẹ thêm nữa. Mẹ tôi, người hùng tuyệt vời, người hùng duy nhất, mẹ là tượng đài không ai có thể thay thế trong lòng tôi, niềm tin của mẹ sẽ là ngọn đèn soi sáng dẫn bước tôi vào tương lai.

Xin chào các bạn và hẹn gặp lại!

2 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ. 

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài. 

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt. 

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành. 

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi. 

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào. 

Xin chào hẹn gặp lại!
Nguyễn Ngọc Nam Anh

Chúc bạn học tốt!!! ^_^

3 tháng 1 2019

Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không?

Bài tham khảo

 Nơi đây chính là một cánh đồng quê thoáng mát vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và vô cùng vui nhộn vào lúc chiều tà. Vào những buổi sáng, từ trên bầu trời trong xanh rơi xuống những hạt sương sớm làm cho hang của dế Mẹn và dế Choắt mát ,ẻ, thoáng khí hơn rất là nhiều. Những chú chim đã dang đoi cánh nhỏ bay rời tổ và cất tiếng hót chào buổi sáng. Khi trờ đã chuyển trưa thì không còn tiếng chim hót líu lo nủa mà thay vào đó là một quang cảnh yên bình, yên tĩnh vô cùng. Những cơn gió luồn qua các kẽ lá tạo ra những âm thanh nghe rất rõ vào buổi trưa. Mặt trời đang chuẩn bị xuống núi để đi ngủ, cũng đồng nghĩa với việc màn đêm cũng dần dần buống xuống. Từ đâu mà có các anh các chị cò, vạc, sếu bay tời các cánh đồng để tìm kiếm thức ăn. Tiếng các con vật kêu lên mà cứ như là tiếng cãi nhau của các bác nông dân vậy. Thật là ồn ào. Đây thực sụ là một vùng quê rất đẹp của dế Mèn và dế Choắt.

K CHO MÌNH NHA BẠN

Chắc hẳn ai cũng có những buổi học vui nhọn với thầy cô và bạn bè. Đó cũng là quãng thời gian đáng nhớ nhất của một thời cắp sách tới trường. Riêng tôi, tôi nhớ nhất giờ dạy Văn của cô Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi.

Hôm đó là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Vừa hết giờ truy bài, cô Hằng bước vào lớp trong bộ đồng phục của nhà trường. Cô mặc một bộ vest tím trong rất lích sử và trang nhã. Lúc nào cũng vậy, trong mắt tôi, cô Hằng luôn thật xinh đẹp trong bộ quần áo ấy. Hôm nay, chẳng hiểu sao, lớp tôi tự dưng im phăng phắc. Mọi ngày, mỗi khi cô nước vào lớp lại có tiếng nói, cười của bọn con gái hay tiếng lộc cộc nghịch ngợm của cánh con trai. Nhưng sao hôm nay lớp im lặp kì lạ. Tôi thấy dường như mất đi cái gì đó vui nhộn, sôi động của toàn thể “thần dân” 6E chúng tôi.

Nhận ra điều đó, cô Hằng liềm ngâm ngay một bài thơ trước lớp. Cả lớp tôi hưởng ứng nhiệt liệt. Cô từ từ ngâm thơ cho chúng tôi nghe:

Sáng mùa đông lạnh lẽo
Cô giáo đứng bên ngoài
Không còn nghe tiếng nói
Như mọi khi nữa rồi.

Rồi cô dừng lại, lấy một hơi và tiếp tục:

​Cô bước chân vào lớp
Chỉ nghe tiếng cầm cập
Tiếng nói, tiếng cười đâu?
Chạy đi chơi cả rồi.

Cả lớp tôi cười phá lên. Không khí lớp sôi nổi trở lại. Cô bắt đầu tiết học bằng kiểm tra bài cũ. Thấy các bạn đạt nhiều điểm 9, 10, cô rất vui. Cô cười thật tươi nhìn chúng tôi. Nụ cười rạng ngời tỏa sáng gương mặt cô.

Hôm nay, lớp tôi học truyền thuyết Thánh Gióng. Cô hương dẫn chúng tôi đọc bài. Cô đọc trước một lượt cho chúng tôi nghe. Chao ôi, giọng đọc của cô mới truyền cảm làm sao. Tôi nghe mà cảm tưởng như mình được sống lại cái khoảnh khắc Gióng anh dũng một mình chiến đấu với giặc.

Cô chuyển sang phần tiếp theo – tìm hiểu bài. Cô lần lượt hỏi những câu hỏi trong sách giáo khoa. Câu hỏi nào khó, cô gợi ý cho chúng tôi trả lời. Rồi bỗng nhiên, cô gọi Cường – thường được chúng tôi gọi là “bé” Cường vì thân hình nhỏ bé. Cô dịu dàng hỏi Cường:

- Em hãy cho cô biết, em có nhận xét gì về chi tết Giống vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng?

Cường hồn nhiên trả lời:

- Dạ, em thưa cô, em thấy Thánh Gióng là một người có ý thức cứu nước ạ. Đặc biệt là ở chỗ, sau khi ăn xong, vươn vai Gióng bỗng biến thành tráng sĩ là ý nói Gióng phải là tráng sĩ mới tiêu diệt được kẻ thù. Và còn một ý nữa là … là …

Thấy Cường ngập ngừng, cô hỏi:

- Là gì? Em cứ nói tiếp đi!

- Thưa cô, em còn muốn được to lớn như Gióng để ra tay bảo vệ các bạn nữ khi bị bắt nạt ạ!

Cả lớp tôi cười phá lên. Thì ra bé Cường nhà mình cũng ga lăng đấy chứ nhỉ. Tôi cười đau cả bụng. Còn Cường thì đỏ mặt, không biết nói gì, im lặng ngồi xuống chỗ.

Cô lại nhẹ nhàng hỏi tiếp:

- Vậy các em cho cô hỏi, chi tiết Gióng đánh giặc xong, rồi cùng ngựa bay về trời có ý nghĩa như thế nào?

Cô nhìn quanh lớp và gọi Nguyên  - một học sinh nổi tiếng quậy bậc nhất lớp tôi. Tôi chắc mẩm anh chàng này chết đến nơi rồi, vì anh ta còn đang mải gấp giấy trêu mấy đứa con gái thì bị cô gọi lên trả lời. Nguyên lúng túng đứng lên, gãi đầu gãi tai, trả lời:

- Thưa cô, chi tiết Gióng cùng ngựa bay về trời nói lên là Gióng chưa chăm lo phụng dưỡng cha mẹ nên đã bị Trời gọi về trách phạt ạ!

Nghe xong, cả lớp tôi lại phá lên cười. Vậy là hôm nay cả lớp đã được hai trận cười từ hai cậu học sinh trong lớp.

Nhìn đồng hồ, chỉ còn năm phút nữa là hết giờ, cô liền nhận xét buổi học của chúng tôi ngày hôm nay:

- Hôm nay đầu giờ lớp ta còn hơi im ắng. Tuy nhiên, lớp đã rất sôi nổi ở gần cuối giờ. Cô đề nghi lớp thưởng một tràng pháo tay thật to.

Cả lớp vỗ tay rào rào. Tiếng trống lại vang lên. Mấy đứa bạn lớp tôi vẫn còn nuối tiếc vì chưa được phát biểu. Sao giờ học trôi qua nhanh quá, như thể mới có 15 phút thôi.

Đó là một buổi học rất thú vị. Chúng tôi thật là may mắn khi có một cô giáo như cô Hằng. Tôi sẽ nhớ mãi những giờ học của cô. Đây là những hành trang quý giá sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời.

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Có bao giờ bạn nghĩ tại sao mình có được như ngày hôm nay, mình thành công trong cuộc sống một phần là nhờ ai hay bạn đã biết ơn những người đã giúp đỡ mình hay chưa? Tri ân hay lòng biết ơn trong cuộc sống hiện đại này là vô cùng quý giá và có ý nghĩa. Lòng biết ơn giúp ta trở thành một con người khác biết sống vì người khác, biết nghĩ về những người đã giúp đỡ mình. Ta không cần thể hiện quá nhiều hay phô trương rằng mình là người có lòng biết ơn mà một lời cảm ơn, hay một hành động nho nhỏ cũng đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Là một học sinh khi còn người trên ghế là trường là lúc ta cảm nhận được rõ rất lòng biết ơn quan trọng trong cuộc sống này như thế nào. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, khi làm quen với kiểu bài nghị luận thì ta sẽ bắt gặp đề bài nghị luận về lòng biết ơn. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài này này mong rằng với cách làm này có thể giúp các bạn có một định hướng đúng và làm bài này một cách tốt nhất. Vá để triển khai đề bài này ta sẽ nêu lên biểu hiện lòng biết ơn, tại sao cần có lòng biết ơn, ý nghĩa của nó trong cuộc sống và thế hệ tẻ cần làm gì để rèn luyện và thể hiện lòng biết ơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.

1 tháng 1 2019

Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đườngsự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.

tuongtuongvethamtruongcu

Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.

Chúc bạn hok tốt ~

2 tháng 1 2019

Bài làm

Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đường sự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.

Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.