K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

- Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.

21 tháng 1 2019

Sau khi học xong bài: ''Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng'', tớ có cảm nhận là: Thái y lệnh họ Phạm là một thái y tốt bụng, nhân từ, không ngại khó khăn, máu mủ và nhất là không sợ bị chém đầu. Tớ cảm thấy khâm phục vì sự dũng cảm cứu người không ngại sống chết, hiểm nguy. không những cứu người mà người còn đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Nếu gặp bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Ngài là một vị lương y nhân từ.

21 tháng 1 2019

Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.

21 tháng 1 2019

Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.

cụ thể và trìu tượng

tình cha ấm áp như vầng thái dương

lòng mẹ rộng lớn như biển trời yêu thương

tình thầy ngọt ngào như dòng sữa mẹ

tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

trái tim tôi là 1 sớm ban mai

trìu tượng vs cụ thể; bn đổi ngược 2 vế phần trên

vật vs vật

cái ấm to như cái bát

màu hoa huệ giống màu hoa địa lan

màu hoa cúc vàng y như màu hoa lan

quả nhãn nhỏ như hòn bi

bông hồng to như cái bát con

người vs người

mẹ như cô giáo

cô giáo như mẹ hiền

ông là người thầy đầu tiên của tôi

em trai tôi vẽ như 1 họa sĩ

bạn ấy hát hay hơn ca sĩ

vật vs người

con mèo như 1 em bé nũng nịu

hàng liễu đẹp như những thiếu nữ

hoa đẹp như tiên

những chú chó săn tài ba như những bác thợ săn

con robot giảng bài hay như giáo viên

người vs vật

trẻ em như búp trên cành

 cô bé xinh như hoa

bọn trẻ mặc áo khoác ,lững thững bước vào lớp như những chú gấu

chú bé này có đôi mắt tinh như đại bàng

cô bé có nụ cười tươi như hoa

k nha

21 tháng 1 2019

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.



 

21 tháng 1 2019

hai bà trưng khởi ngĩa vào ngày 8-3-40

tại mê linh

21 tháng 1 2019

vào năm 40 tại cửa sông hát [hát môn]

21 tháng 1 2019

Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.

 

21 tháng 1 2019

Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương mặt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn rất đẹp! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ.

 

21 tháng 1 2019

Ở thị xã Tân An nhỏ bé quê em, rất nhiều người biết đến cây mai lão của ông giáo Hảo. Chủ nhân trở nên nổi tiếng một phần là nhờ vẻ đẹp đặc biệt của cây mai đó.

   Ông giáo Hảo kể rằng gốc mai này đã hơn năm chục tuổi. Ngày trước, cụ thân sinh dạy học ở dưới Tiền Giang, một buổi đi thăm chợ hoa ngày Tết, thấy cây mai đẹp nên đã mua về, trồng trước sân.

   Sau nửa thế kỉ, cây mai đã trở thành cổ thụ, cành lá sum suê, toả rộng, che gần hết chiều ngang của một gian nhà. Dấu vết thời gian ln đậm trên thân cây màu nâu, loang lổ vết rêu xanh. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là cha con ông giáo lại bắc thang để tuốt lá cho cây và hai người phải làm từ sáng sớm đến chiều tối mới xong.

   Vốn là người giàu kinh nghiệm, ông giáo tự tay bón phân, tưới nước để cây mai ra hoa theo ý muốn. Cách Tết độ vài ngày, hoa mai bắt đầu nở lác đác. Bông hoa lớn với nhiều tầng cánh mỏng màu vàng tươi, rung rinh trong gió nhẹ. Những chùm nụ màu xanh bóng chi chít khắp cành.

   Mấy ngày Tết cũng là lúc hoa mai nở rộ, hương thơm thoang thoảng bay xa. Một màu vàng rực bao phủ khắp cây, tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi.

   Chưa bao giờ ông giáo Hảo chặt một cành mai vì ông rất quý cây mai và coi nó như một người bạn thân thiết, gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. ông giáo thường nói với hàng xóm rằng cây mai lão này là một tài sản vô giá của gia đình ông.

   Hoa mai là loài hoa đẹp, mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp Tết đến, xuân về. Nhìn hoa mai, lòng người náo nức niềm vui, niềm tin vào một năm mới với bao điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam góp phần tô điểm cho sắc xuân tuyệt vời của đất nước Việt Nam yêu dấu.

21 tháng 1 2019

Bài làm:

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.

Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết

Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.

Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.

Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em. (Hết)

21 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tóm tắt:

Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.

b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.

c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.

Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đứng trước bức tranh hoàn mỹ này, người anh tự vấn mình : “Đây là ai ? Tôi ư? Không! Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em tôi”. Người anh vô cùng xúc động, anh có thể rơi nước mắt ngay lúc này. Bức tranh đẹp quá, đẹp đến nỗi anh không còn nhận ra chính mình nữa. Câu hỏi của mẹ thoạt tiên gây ra sự ngỡ ngàng vì mọi thứ như không phải hiện thực, anh đã hẹp hòi, ích kỷ vậy mà cô em gái bé nhỏ vẫn luôn xem anh là người thân thuộc nhất. Cảm xúc đan xen, niềm hãnh diện len vào, hãnh diện vì có cô em gái tài năng, nhân hậu. Sau đó là nỗi xấu hổ, anh không ngờ dưới mắt em mình anh hoàn hảo đến vậy, còn anh thì...

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Đa phần mọi người sẽ vui cùng niềm vui đó.

   - Số ít sẽ nhen nhóm lòng ghen tị.

   - Tùy trường hợp thành viên đó được nhiều người yêu quý hay ghét bỏ hay không.

21 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.

- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

- Mặc cảm về bản thân thua kém em

- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

- Cảm thấy ghen tị với em

c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nhân vật người em trong truyện:

+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.

Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:

- Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.

- Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng. 

K MK NHA!