K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"

Tên tác giả: Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

Câu 7: 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt.

Tác dụng:

- Tạo một nốt trầm sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” khiến câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ. Bao sự xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng thiêng liêng ấy

- Cho thấy tình đồng chí là kết tinh của tình cảm cách mạng cao đẹp tỏa sáng trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

b."Thôi, chào đồng chí"

- Tác giả: Tố Hữu 

- Bài thơ: Lượm

 

2 tháng 8 2023

Câu 1:

Chép:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"

Tên tác giả: Chính Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: năm 1948 nhà thơ Chính Hữu và các đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc giống thực dân Pháp.

Nội dung chính của đoạn thơ trên: thể hiện hoàn cảnh khốn khó, thiếu thốn vật chất chung ở quê hương (nguồn gốc xuất thân) nhưng cùng chung lý tưởng đấu tranh dành độc lập, nền tảng gây dựng nên tình đồng chí.

Câu 7:

a. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu thơ thứ 7 thuộc kiểu câu đặc biệt. Vì câu trên không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Tác dụng của câu đó: kết tinh và bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ, chân thành của tác giả về tình đồng đội giữa nhà thơ và các anh chiến sĩ; tạo nét chốt lại những tình đồng chí.

b. 

Chép chính xác câu thơ đó: "Chú đồng chí nhỏ". 

Tên tác giả: Tố Hữu.

Tên tác phẩm: Lượm.

2 tháng 8 2023

Có những hàm ý:

+ thể hiện tình đồng chí qua sự thân mật cùng đắp chung chăn, sự riêng tư được gỡ bỏ vì hoàn cảnh chiến tranh.

+ gợi sự gắn bó, gần gũi giữa các anh chiến sĩ trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất, tinh thần.

Gợi em nhớ tới câu thơ "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới - Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi."

Tên tác giả: Phạm Tiến Duật.

Tên tác phẩm: Tiểu đội xe không kính.

Người lính trong đoạn cuối của bài thơ sáng lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, làm chủ hoàn cảnh. Dù có bao nhiêu khó khăn "bom giật", bom rung", "xe vẫn chạy" về phía trước băng qua con đường Trường Sơn đến với miền Nam thân yêu. Dẫu trên đoạn đường ấy tiềm ẩn biết bao nguy hiểm cận kề, có những giây phút cận kề cái chết, tất cả điều đó không ngăn được quyết tâm của các anh. Tiếng gọi của Tổ quốc thân yêu chính là động lực mạnh mẽ nhất dành cho họ. Vượt lên trên mọi thiếu thốn trong hoàn cảnh sống và sinh hoạt, trong trái tim họ vẫn rực cháy lí tưởng chiến đấu và lòng yêu nước sâu đậm. chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến. Đất nước được khoác lên tấm áo hòa bình, chúng ta có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Từ "tri kỉ" có nghĩa là: thấu hiểu mình, hiểu đối phương như hiểu bản thân mình. Bạn bè để trở thành "tri kỉ" phải trải qua một quãng thời gian dài để hiểu nhau nhưng ở đây chỉ cần một "đêm rét chung chăn" thành "đôi tri kỉ" bởi họ đã cùng nhau vượt qua hoàn cảnh khốn khó nhất ở nơi chiến trường gian khổ. Qua đó họ thấu hiểu nhau và cùng nhau chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp là giải phóng đất nước. 

Một bài thơ khác có sử dụng từ "tri kỉ" là bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy trong câu "Vầng trăng thành tri kỉ" nhưng "tri kỉ" ở đây để diễn tả sự đồng điệu giữa người và trăng hay nói cách khác là con người với chính quá khứ của mình

- Biện pháp nghệ thuật so sánh 

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

So sánh: "Công cha" - "núi ngất trời", "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng: Cho thấy công lao nuôi nấng, sinh thành vĩ đại của cha mẹ. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là vô cùng lớn lao. 

- Biện pháp nhân hóa: 

"Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công."

Nhân hóa: con trâu trở thành một người bạn thân thiết của người nông dân. 

Tác dụng: Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa trâu và người nông dân. 

- Biện pháp ẩn dụ: 

"Ngày ngày một mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

Ẩn dụ "mặt trời" - chỉ Bác Hồ 

Tác dụng: Cho thấy sự vĩ đại của Bác Hồ có thể sánh ngang với mặt trời của dân tộc ban phát ánh sáng tự do, phá vỡ mọi xiềng xích nô lệ. Đồng thời cho thấy tình cảm mến yêu, kính trọng của tác giả dành cho Bác 

- Biện pháp hoán dụ:

"Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"

Hoán dụ: Áo nâu - nông dân, áo xanh công nhân

Tác dụng: Cho thấy sự đoàn kết giữa hai tầng lớp xã hội: nông dân và công nhân

- Biện pháp điệp ngữ: 

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."

Điệp ngữ: "một dân tộc" và "dân tộc đó phải"

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh dân tộc thể hiện sự gai góc dũng cảm của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến đồng thời thể hiện là lời ca ngợi dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất khuất. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh:

- Bà ấy đã ra đi rồi. 

Nói giảm nói tránh : ra đi - chết 

Tác dụng: Giảm đi cảm giác ghê rợn, đau buồn cho người nghe. 

- Biện pháp nói quá: 

“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Nói quá: "thánh thót như mưa ruộng cày"

Tác dụng: Cho thấy nỗi vất vả trăm bề của những người nông dân phải cày cấy giữa cái nắng như thiêu như đốt. 

- Biện pháp liệt kê: 

Ở trên các tỉnh thành của Việt Nam chúng ta có rất nhiều đặc sản như: Bánh đậu xanh(Hải Dương), chả mực(Quảng Ninh), nem chua(Thanh Hoá), bún chả(Hà Nội), bánh đa cua(Hải Phòng),…thu hút rất nhiều các du khách từ trong và ngoài nước ghé thăm. 

Liệt kê các tỉnh thành cùng món ăn nổi bật của vùng miền đó

Tác dụng: Cách gọi tên những đặc sản nổi tiếng trên làm cho câu văn hấp dẫn người đọc, người nghe đồng thời làm nổi bật sự phong phú ẩm thực của nước ta. 

- Biện pháp chơi chữ: 

"Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

 Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn." 

Chơi chữ bằng từ đồng âm "lợi": 

- Từ lợi mà bà già dùng nghĩa là thuận lợi còn từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già đã có tuổi rồi còn lấy chồng làm gì nữa. Từ đó tạo sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm cho câu chuyện

Từ bị sai là từ "hai"

Chép lại: Anh với tôi đôi người xa lạ

 

2 tháng 8 2023

good ok

2 tháng 8 2023

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, bộc lộ cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số ấy là nhà thơ Chính Hữu, anh còn bóc ra trang lịch sử chống giặc gian khó của người lính vào những con chữ đẹp đẽ. Điển hình như bài "Đồng chí" ở đoạn thơ: .......

Thân đoạn:

- Nội dung bài thơ: thể hiện những điều kiện thiếu thốn vật chất, sức khỏe của những anh chiến sĩ giàu lòng yêu nước vẫn yêu thương nhau để cùng hướng tới sự độc lập của tổ quốc.

- Phân tích:

+ Ý chí của người lính không dành cho bản thân cuộc sống tốt ở quê nhà, mà "ruộng nương anh gửi bạn thân cày" để một lòng chống giặc.

+ "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay": ruộng nương, gian nhà chính là cơ nghiệp của người nông dân nhưng anh vẫn  "mặc kệ" thể hiện sự hy sinh to lớn, cao cả của một tấm lòng yêu nước chỉ hướng về Tổ quốc.

=> Đó là sự hy sinh hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu lý tưởng chung cách mạng đáng nghưỡng mộ.

+ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính": sử dụng đồng thời biện pháp nhân hóa và hoán dụ.

-> "Giếng nước gốc đa": người thân ở quê nhà, "người ra lính": chiến sĩ đang chống giặc.

=> Thể hiện tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính; sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà. Đồng thời thể hiện tình yêu nước của anh chiến sĩ bao trùm nên nỗi nhớ của người thân.

=> Các biện pháp tu từ càng giúp cho lời thơ có thêm sự truyền cảm mang đậm sắc thái dân gian.

+ Các hình ảnh "từng cơn ớn lạnh", "sốt run người", "áo anh rách vai", "quần tôi có vài mảnh vá", "miện cười buốt giá", "chân không giày": thể hiện nên những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn, nỗi khó khăn, gian khó của cuộc đời người lính.

-> Họ thấu hiểu, chia sẻ tình yêu thương và cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.

 -> Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu: "Áo anh rác vai - Quần tôi có vài mảnh vá", "Miệng cười buốt giá - Chân không giày".

=> Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá rồi vượt lên trên chính cái buốt giá, thiếu thốn ấy để làm nên hai từ "Tổ Quốc.

+ Câu thơ cuối của đoạn: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!" bộc lộ tình cảm chân thành của tác giả đồng thời thể hiện cử chỉ thể hiện sự yêu thương giữa các anh chiến sĩ, bộc lộ chiều sâu tình cảm để gợi đến chiều cao lý tưởng cách mạng.

- Mở rộng thêm:

+ Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Chính Hữu viết: "Áo anh rách vai ... Chân không giày". Còn ở bài thơ "Nhớ" (sáng tác cùng thời kì với bài "Đồng chí"), Hồng Nguyên viết: Áo vải chân không – Đi lùng giặc đánh”.

-> Phản ánh hiện thực không có người chiến sĩ nào là không phải chịu những khó khăn, thiếu thốn tinh thần, vật chất trong cuộc sống nơi chiến trường. Vì lẽ ấy, họ tạo ra sức mạnh tinh thần của riêng mình bằng tình cảm đồng chí yêu thương chia sẽ cho nhau.

Kết đoạn:

- Khép lại, đoạn thơ trên không chỉ thể hiện tình đồng chí đẹp đẽ tương thân tương ái mà còn vừa mang chiều sâu của lịch sử đến với đọc giả, vừa mang chiều cao của một lý tưởng cách mạng yêu nước mãnh liệt.

1 tháng 8 2023

Câu "Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" được dùng với mục đích trần thuật lại suy nghĩ của người nói.

Ở đây nhân vật không xưng "cháu" mà lại xưng "ta" vì anh muốn thể hiện rằng không chỉ riêng anh mà tất cả mọi người đều coi cái lẽ công việc là đôi tức điều hiển nhiên trong cuộc sống; đồng thời cách xưng "ta" còn gợi sự chín chắn mạnh mẽ xem trọng công việc, lời mình đang nói.

1 tháng 8 2023

Việc sử dụng ngôi thứ nhất "ta" thay vì "cháu" là một cách để nhấn mạnh tính cá nhân, cảm giác riêng tư, hay thể hiện sự nội tâm của nhân vật.

2 tháng 8 2023

Từ xa xưa, ông cha ta đã có những truyền thống tốt đẹp, để tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ngày trước, thế hệ trẻ chúng ta luôn giữ vững tinh thần học tập và lao động hăng say để xây dựng đất nước phát triển. Đồng thời, còn tự lực cánh sinh. Vậy tự lực cánh sinh là gì? Tự lực cánh sinh là câu thành ngữ được sử dụng để ám chỉ về việc bản thân đã tự mình nỗ lực hết mình để sống, phát triển mà không cần phải nương tựa, nhờ vả vào ai cả. Không phải ai cũng suôn sẻ và luôn gặp được điều tốt trong cuộc sống này, với nhiều người mồ côi hay bỏ nhà ra đi thì việc tự lực cánh sinh là điều thường thấy khi mà họ phải 1 mình lăn lộn giữa dòng đời để tồn tại mà không được ai quan tâm, lo lắng và chăm sóc. Họ phải tự nỗ lực làm tất cả mọi thứ, tuy tủi thân nhưng vẫn phải cố gắng để tồn tại. Với nhiều người đã đạt được thành công, khi mà phải tự lực cánh sinh thì họ thường rất dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như từng trải qua nhiều khó khăn trong đời. Nếu muốn học tập ai đó về cách sống thì những người này chính là 1 tấm gương sáng cho bạn noi theo. Tiêu biểu có thể nhắc đến nhân vật Mai An Tiêm, Câu chuyện Mai An Tiêm tự lực cánh sinh, vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn chỉ với một câu nói truyền cảm hứng: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” đã khiến cho nhiều người vô cùng ấn tượng. Nhờ câu chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu mà sự nghiệp gây dựng hình ảnh người dân lao động đã dần trở thành 1 hình tượng sống cao đẹp với đức tính tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường. Không có thành quả nào vững bền mãi mãi nếu như không tạo lập bằng chính sức mạnh, công lao của chính bản thân mình, từ những giọt mồ hôi, nước mắt gian khó mới có được. Tóm lại, muốn sung sướng thì phải biết cách tự lực cánh sinh và cần cù lao động.