K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông báo về kết thúc vòng I -Cuộc thi Văn - Hè 2021Đầu tiên, chúng mình xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia.Chỉ những bạn được từ 10đ trở lên (lấy cả 10đ) sẽ được vào vòng 2 (Trừ bạn ở đầu :) ). Vòng 2 sẽ được mở vào chiều tối nay hoặc chậm nhất là sáng maiSau đây mình xin có 1 số nhận xét:Mình cảm thấy khá tệ bởi nhiều bài 0đ quá tệ, các bạn hơi vô duyên khi chẳng làm gì cũng nộp bài...
Đọc tiếp

Thông báo về kết thúc vòng I -Cuộc thi Văn - Hè 2021

Đầu tiên, chúng mình xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia.

Chỉ những bạn được từ 10đ trở lên (lấy cả 10đ) sẽ được vào vòng 2 (Trừ bạn ở đầu :) ). Vòng 2 sẽ được mở vào chiều tối nay hoặc chậm nhất là sáng mai

Sau đây mình xin có 1 số nhận xét:

Mình cảm thấy khá tệ bởi nhiều bài 0đ quá tệ, các bạn hơi vô duyên khi chẳng làm gì cũng nộp bài hoặc ghi những thứ vớ vẩn. Nhiều bạn điểm dưới 10 quá. Mình thực sự nghĩ đề vậy là khá ổn rồi, có tính phân hóa cũng tương đối. Đặc biệt bài I, 10 điểm quá dễ dàng vì chỉ đúng 10/11 bạn đã có điểm tuyệt đối rồi. Bài II thì chấm quá thoáng ạ, có ý là có điểm. Rồi còn có cộng điểm dựa trên nỗ lực của mn trong bài làm. Số lượng người dự thi trên 10 mình nghĩ phải gần như tối đa, mà như vậy cũng hơi buồn. Hi vọng vòng kế, mọi người cố gắng hơn nữa.
Về đáp án:

Bài I) 1đ mỗi câu
1) Sóng - Tạm chấp nhận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2) Chiếc lược ngà

3) Chấp nhận: Đất nước, Quê hương, 2 chữ nước nhà :))

4) Một thứ quà của lúa non: Cốm

5, Tấm Cám (Bạn xem kĩ ảnh là gạo tấm với một bên còn dư cám nhé)

6, Vợ chồng A Phủ (Ảnh là lá ngón nhé :v)

7, Ông Đồ

8, Tiếng gà trưa

9, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Bạn nhìn kĩ sẽ thấy đoàn xe không kính)

10, Cô bé bán diêm

11, Hai đứa trẻ
Bài II:

Tiêu đề có chữ công bằng và bình đẳng là gần như chấp nhận cả.

Hợp lý nhất là: Bình đẳng không có nghĩa là công bằng? Ta nhìn vào ảnh(Đây chỉ là 1 cái ảnh nhưng chia làm 2 bên á. Bên công bằng nghĩa là dựa vào thể trạng của mỗi người để cho hộp đảm bảo ai cũng xem trận bóng, bình đẳng thì ai cũng có chiếc hộp kê dưới chân như nhau)

Mình thấy nhiều bạn có ý rất tốt, mới, sáng. Các bạn nên phát huy.

Các bạn có thể tách tiêu đề riêng hoặc nhắc vào mở bài - bài văn đều được.

Nhưng phải đảm bảo, đây là bài văn ngắn. Có giải thích, có bình luận, bài học, mở rộng. Nhưng nhớ rằng, bàn luận tốt đến như nào mà không có bài học rút ra thì vẫn bị trừ rất nhiều điểm.

Qua đó, mình hi vọng mỗi người có thể rút ra được bài học. Công bằng mới thực sự có ý nghĩa. Để hạnh phúc, chúng ta phải nỗ lực đạt được nó, chứ không nên chỉ trông chờ vào cái gì cả.
Để làm vòng này, tất nhiên chúng ta phải tra cứu, nghiên cứu nhiều. Và mình muốn chúng ta để có được một bài văn hay làm gì đó chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ rồi vận dụng nó vào để nó có chất lượng thật tốt. Nên nhớ vận dụng chứ không phải là copy nó hoàn toàn. Riêng khi vào phòng thi không được tra cứu thì chúng ta phải nhớ lại những gì đã học và tìm hiểu để làm.

Mọi người có thắc mắc gì về điểm số hay cách chấm cmt xuống dưới hoặc ib riêng ạ. Có gì sai sót mong mn thông cảm ạ vì chấm văn nhiều lúc nó bị hoa mắt. Hay có bất cứ vấn đề gì khác có liên quan.
Chúc mọi người buổi trưa vui vẻ, cảm ơn vì đã lắng nghe ạ.


 

 

18
21 tháng 8 2021

Chúc mừng các bạn bước vào vòng 2 nhé <3

ủa có cả văn bản cô bé bán diêm nữa hả :D

Đề thi đánh giá năng lực

19 tháng 8 2021

Đề chỉ có 1 câu này thôi hả bạn?

    Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến...
Đọc tiếp

 

 

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.

Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo…

Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.

          ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó."

Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney và Helen Keller có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?

 Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

41
19 tháng 8 2021

mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau

19 tháng 8 2021

Phần I 

Câu 1:

Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.

Câu 2:

Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.

Câu 3:

Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.

Câu 4:

Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.

Phần II

Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của  rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con  rùa, nó  không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.

Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.

Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.

           Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời

 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng...
Đọc tiếp

 

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.

Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo…

Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.

          ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó."

Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney và Helen Keller có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?

 Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

0

cho hỏi

18 tháng 8 2021

Hóng ghê ad oiwwwiiiiww

Em không giỏi văn nên em chỉ xin nói lên một số ý kiến của mình về vấn đề này.

Ý kiến trên đôi khi đúng nhưng trong một vài trường hợp khác thì không hoàn toàn hợp lý. Đôi khi ta cần nói thẳng nhưng cũng có lúc ta cần tìm một cách diễn đạt khác phức tạp hơn, khó hiểu hơn, mang tính chiều sâu hơn. Khi cần góp ý chân thành, ta nên thẳng thắn trình bày quan điểm với họ, không cần thiết phải vòng vo, nói bóng gió để ám chỉ điều gì, tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn những lời nói nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, ý nghĩa, mang tính góp ý hơn là dạy bảo người khác. Cũng như thế, ta cũng nên thẳng thắn trình bày quan điểm của mình khi tranh luận với người khác, hay khi cần một sự tường minh, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu,....Tuy nhiên, như em đã nói ở trên, đôi khi chúng ta phải dùng cách ngược lại, nghĩa là không dùng cách nói thẳng, nói thật. Có thể lấy ví dụ như khi bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình của họ thì phải dùng những cách nói giảm, nói tránh, không thể bảo rằng bệnh tình của họ đã cực kì nghiêm trọng, rất nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí chỉ sống được một thời gian ngắn nữa. Lý do là vì đại đa số ai trong chúng ta cũng sẽ bị sốc khi nhận được tin sét đánh này, dẫn đến việc nghĩ quẩn và làm những việc tổn hại đến bản thân và thậm chí là cả người khác. Trong trường hợp này, các y bác sĩ thường động viên, khích lệ bệnh nhân để họ có động lực sống tiếp, chiến thắng bệnh tật. Hay một ví dụ khác là không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm, đủ dũng khí để nói thẳng, nói thật, khi này ta sẽ tìm một cách biểu đạt khác phức tạp hơn một chút là nói theo hướng ngược lại, biểu đạt bằng cảm xúc, bằng hành động, nhằm mục đích để người đối diện tự suy nghĩ và hành động theo cách hiểu của mình. Đâu phải nhân vật nào trong các tác phẩm văn học, trong những câu chuyện cũng nói thẳng với người kia, đôi khi họ chỉ chọn cách đơn giản nhất nhưng cũng phức tạp nhất là sự im lặng. Không nói thẳng cũng là một cách để ta thấy được mức độ hiểu nhau của cả 2 bên là như thế nào....

Trên đây là một số ý kiến của em về vấn đề này, tất nhiên còn nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý và thông cảm.

 

 

16 tháng 8 2021

Bài làm của Trịnh Ngọc Hân:

Tôi đã từng đọc qua một câu nói: “Những người sống thật với chính mình là những người ý thức được suy nghĩ, mong muốn của mình và công khai thừa nhận với đối phương, không dùng vẻ bề ngoài mà trốn tránh cảm xúc thật bên trong”. Thật vậy, sống thật là sự hợp nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động. Đó là lối sống mà mỗi con người chúng ta ai cũng cần phát triển. Điều này gợi ta nhớ đến câu chuyện tình yêu với tình huống ngang trái, trắc trở trong bài thơ “Em bảo anh đi đi…” của nữ thi sĩ người Armenia – Silva Kaputikian. Có thể nói bài thơ đã ăn sâu vào tiềm thức và có mặt trong những cuốn sổ tay của thế hệ yêu mến Văn học:

“Em bảo anh đi đi

Sao anh không đứng lại

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh vội về ngay…

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế

Không nhìn vào mắt em!”

Ta cảm nhận được tình yêu trong thơ của Silva Kaputikian vô cùng trắc trở, có sự đấu tranh mãnh liệt trong thế giới nội tâm của nhân vật, bên ngoài có vẻ cự tuyệt nhưng bên trong lại vô cùng tha thiết đối với “anh”. Tình huống ấy ắt hẳn gợi cho chúng ta nhiều câu tự vấn cần lời giải đáp, rằng: “Phải chăng cuộc sống sẽ đơn giản và tốt đẹp hơn nếu chúng ta luôn nói thẳng nói thật “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”, tránh những vòng vo bóng gió như cô gái trong bài thơ trên?” – đó cũng là lời phát biểu của một độc giả sau khi đọc bài thơ.

Từ cổ chí kim, chuyện tình cảm nam nữ vỗn đã là đề tài hấp dẫn độc giả. Những cặp đôi yêu đương luôn có nhiều điều khó nói với nhau, là vì e ngại, chưa đủ can đảm đối diện với người mình yêu? Hay là vì chưa dám bộc lộ những xúc cảm chân thành mạnh mẽ? Họ như những nụ hồng trong nắng sớm, tuy đẹp nhưng lại e ấp cảm xúc nồng nàn không dám bày tỏ với nhau. Như chính cô gái trong bài thơ, miệng thì bảo “anh đi đi” nhưng lòng lại muốn “anh ở lại”, bảo anh “đừng đợi” nhưng lại rất mong anh đợi. Tại sao cô gái phải dối lòng mình chứ? Tại sao bên ngoài tỏ ra cự tuyệt nhưng bên trong lại luyến tiếc chàng trai? Để rồi phải trách móc anh vì anh quá “nghe lời”, bảo anh đi thì anh cũng “không đứng lại” và rồi bảo anh “đừng đợi” anh cũng “vội về ngay”. Đối với cô gái tất cả những gì cô ấy nói là “Lời nói thoảng gió bay”, tức là tất cả chỉ là những lời ngoài miệng, sẽ mau chóng bay đi như làn gió. Nhưng chàng trai nào biết được những suy nghĩ bên trong của cô gái cùng với những tấm chân tình thiết tha không muốn bày tỏ ra bên ngoài. “Sao mà anh ngốc thế” – cô gái trách chàng trai vì anh không nhìn vào “Đôi mắt huyền đẫm lệ” của cô để thấy cô đang yếu mềm đến nhường nào. Người ta hay nói rằng “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, trong đôi mắt ta thấy được sự chân thật, sự chân thật ấy lấn át đi cái vùng trời đen tối kia, cô gái muốn chàng trai nhìn vào đôi mắt đẫm lệ của cô để thấy cảm xúc thật sự của cô, nhưng không…Có thể thấy rằng cô gái đang nhận lấy khổ đau, chua chát vì cho rằng chàng trai không hiểu cô. Nhưng làm sao chàng trai có thể hiểu khi mà người con gái ấy không chịu bộc lộ tình cảm chân thật của mình mà trái lại cứ mãi “xua đuổi” anh đi? Ta có thể thấy sự đối lập giữa suy nghĩ và hành động của cô gái trong bài thơ, có lẽ đó chính là nguyên cớ của bi kịch trong tình yêu. Không chỉ riêng chuyện tình cảm mà trong công việc, trong các mối quan hệ khác, nếu cứ vòng vo không chịu “nói thẳng nói thật” sẽ dẫn đến hậu quả mà chính bản thân ta cũng không mong muốn.

Nhà hiền triết người Ấn Độ Mahatma Gandhi từng có câu: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Con người là một thể thống nhất giữa tâm hồn và thể xác, con người chỉ có được hạnh phúc trọn vẹn khi đối diện với cảm xúc thật của mình, biết kết hợp hài hòa giữa tâm hồn và thể xác – “yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét”. Chớ lừa dối cảm xúc thật của mình, điều đó không những gây tổn thương cho người khác mà còn làm đau chính bạn. Như chính cô gái trong bài thơ trên, vì cứ mãi “vòng vo tam quốc” che giấu đi những tình cảm chân thành dành cho người mình thương để rồi chàng trai đã không thể thấu hiểu cho và vội rời đi. Để rồi cô gái ở lại cùng với mớ tâm tư ngổn ngang muôn nỗi, luyến tiếc không thôi rồi ôm lòng trách móc “Sao anh…”. Thực tế trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người như cô gái, họ không dám nói thẳng nói thật ra những suy nghĩ và những điều mà mình muốn làm. Tại sao vậy? Họ còn vướng bận điều gì chăng? Một nỗi sợ vô hình nào đó đang bao trùm lấy họ. Ta có thể lấy ví dụ từ một anh nhân viên văn phòng, anh nhìn thấy sếp vô tình phát hiện sếp của anh tham nhũng, ăn chặn tiền của công ty, nhưng vì thấp cổ bé họng nên anh không thể nào “nói thẳng nói thật”. Hay một cậu bé, hằng ngày vẫn thấy người dì của mình phun hóa chất độc hại lên thực phẩm để bảo quản rồi mang ra chợ bán cho người khác, cậu bé biết sai nhưng lại không dám nói với suy nghĩ vì đó là dì của mình hay do dì lớn hơn mình… Có rất rất nhiều những lí do, lí sự để họ trốn tránh. Chỉ khi sống thật với những mong muốn của bản thân, con người mới đủ can đảm để vượt qua mà nói ra sự thật.

“Thay vì tình yêu, thay vì tiền bạc, thay vì danh vọng, hãy cho tôi sự thật”, trên hết sự thật là điều mà bất cứ ai cũng muốn có. Bởi vì sự thật là đứa con của lòng tin, niềm hi vọng và là mầm móng của hạnh phúc. Vì thế đừng che giấu đi những sự thật bên trong mà phô diễn những thứ giả dối ra bên ngoài. Khi ta thốt ra những lời trái ngược với suy nghĩ, ấy là lúc bạn trở thành kẻ lừa dối, và người lừa dối đến cùng sẽ chẳng thể có được cuộc sống tốt đẹp một cách trọn vẹn. Nếu là cô gái ấy, đừng nói ra những lời đi ngược với cảm xúc bên trong, vì mình đau họ cũng đau khổ, nhưng người đau đớn trước hết là bản thân mình. Nếu chọn nói ra sự thật rằng “anh hãy ở lại với em”, “anh đừng đi” và “anh hãy nhìn vào đôi mắt đẫm lệ” này, thì chàng trai đã hiểu tâm trạng, mong muốn của cô gái hơn, và sẽ chẳng có cuộc chia ly nào cả! Nếu là anh nhân viên hay cậu bé thì chúng ta vẫn phải “nói thằng nói thật”, vì một ngày nào đó sự thật sẽ được mang ra ánh sáng. Khi biết dung hòa giữa suy nghĩ, lời nói và hành động thì con người sẽ không còn lừa mình, dối người nữa. Ta sẽ biết cách trân trọng cảm xúc thật của chính mình và quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác, người khác vui và tất nhiên bản thân ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, sẽ không còn những lần trách móc vô cớ của ta hay những luyến tiếc trong quá khứ. “Nói thẳng nói thật” còn là cách để ta rèn luyện nhân cách, dũng cảm đối diện với sự thật tôn trọng sự thật, ngay cả sự thật từ trong chính con người mình. Chớ nên e thẹn mà giấu đi xúc cảm chân thật của mình, ví như một nụ hồng vỗn dĩ đã đẹp nhưng khi nở lại càng đẹp hơn, khi con người ta chịu bày tỏ tình cảm chân thành nhất thì tự khắc họ cũng sẽ đẹp như một đóa hoa hồng nở rộ.

Nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng phải thẳng thắn và thật lòng như vậy không? Đôi khi trong cuộc sống, có những trường hợp lời nói thẳng cùng với sự thật không mang lại hiệu quả tích cực như ta từng nghĩ. Ta vẫn thấy bác sĩ phải nói vòng vo với bệnh nhân, giấu đi căn bệnh hiểm nghèo của họ chỉ vì muốn họ lạc quan để sống tốt hết phần đời còn lại. Đôi lúc ta phải nói “con vẫn khỏe, con vẫn ổn” với cha mẹ, mặc dù đang cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi vì áp lực công việc. Đó là những lúc mình buộc phải nói vòng vo, nói sai sự thật, vì nghĩ cho cảm xúc của người khác. Tuy đó vẫn là lừa người, gạt mình nhưng chí ít người khác sẽ cảm thấy an lòng và mình cũng có động lực để làm việc thật tốt. Thế mới biết đi thẳng không phải là cách đi dành cho mọi con đường mà ta đi, đôi lúc vẫn phải có những ngả rẽ quanh co. Và tất nhiên những điều đó chỉ chiếm một phần ít trong cuộc đời bạn, phần lớn vẫn phải nhường chỗ cho những điều thật lòng.

Một văn hào từng nói: “Đừng cố điểm tô lên khuôn mặt một đường nét nào khác, vì bạn vẫn là bạn”. Phải mang một cảm xúc giả cũng như việc mang một chiếc mặt nạ, đó là điều tàn nhẫn nhất dành cho bản thân. Như thế thì làm sao có thể sống tốt được, làm sao có thể mang niềm hạnh phúc đến với những người mà ta yêu quý. Trong những thời khắc cần phải nói thẳng nói thật thì ta hãy sống thật với những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân, mạnh mẽ đối diện với thực tại. Rồi mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến với bạn. Mỗi chúng ta, hãy tự rèn luyện cho bản thân cách đối diện với những cảm xúc của mình và điều khiển chúng hài hòa với hành động, đừng suy nghĩ một nơi, nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Đồng thời lời nói cũng là vũ khí, nói thẳng nói thật đôi khi lại làm người khác tổn thương. Vì vậy, để không còn những nuối tiếc, những đau buồn, xót xa, ân hận chúng ta hãy “nói thẳng nói thật” một cách thông minh, có như vậy cuộc sống mới đơn giản và tốt đẹp hơn.

Silva Kaputikian là một nữ thi sĩ đầy tài năng, những câu thơ “Em bảo anh đi đi…” của bà đã làm sống dậy biết bao nhiêu kí ức của những thế hệ yêu mến Văn học. Những vần thơ của bà đã gửi đến câu chuyện tình yêu tuy đẹp nhưng đầy chua chát, xót xa. Đồng thời bài thơ còn gợi cho độc giả những chiêm nghiệm đáng quý về lối sống để không phải tiếc nuối, đau khổ. Sống có tốt hay không là do chính bản thân chúng ta lựa chọn nên đừng vội trách móc một ai khác. Hãy trân trọng những cảm xúc chân thành của bản thân và hãy quan tâm đến những cảm xúc của người khác. Việc điều khiển cảm xúc và dung hòa giữa thế giới nội tâm và hành động bên ngoài là yếu tố cốt lõi quyết định việc làm của bản thân có đi đến kết quả tốt nhất hay không. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà nói thẳng nói thật có thật sự cần thiết để làm cho cuộc sống của chúng ta thật sự tốt đẹp hơn.