K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2019

júp vsssssss

17 tháng 2 2019

Không biết từ bao giờ trước sân nhà em bố đã trồng một cây mai. Cao khoảng từ 1 đến 2 mét. Gỗ cây to bằng bắp tay em, nó có màu nâu sậm. Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái. Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ.Mép của nó có răn cưa. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn.Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết là đi.Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành.Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích. Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.

Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

17 tháng 2 2019

Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.

Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.

Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi

Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.

 

Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.

Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.

Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.

Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,

Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.

Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.

Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.

Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau, nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.

Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây làm cựa mình sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn vẫy chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ. Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bổng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới.

Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu. Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường chực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội quyện phả vào nhau.

Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.

VÌ thực tế con đường tới trường của mỗi người khác nhau nên các bạn chỉ nên tham khảo và tự viết cho mình 1 bài văn miêu tả con đường tới trường thật hay nhé

17 tháng 2 2019

Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.

Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.

Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.

Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.

Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được.  Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.

Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.

Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.

17 tháng 2 2019

Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.

Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.

Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.

Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.

Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được.  Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.

Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.

Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.

17 tháng 2 2019

Ai biết giúp mình với

17 tháng 2 2019

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

17 tháng 2 2019

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà tôi mong chờ nhất, bởi gia đình tôi ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Tối trước khi thời khắc giao thừa, ai trong nhà tôi cũng luýnh quýnh cả lên, bố mẹ thì lo chuẩn bị mâm cũng tổ tiên, mâm cúng giao thừa, chị em tôi thì lo sắp xếp lại những thứ chưa gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới, thơm tho để diện đón chào năm mới. Sau đó, bố mẹ tôi bắt đầu viết những lời chúc lên những tấm thiệp, nhưng phong bao lì xì, để dành tặng cho ông bà, các bác các cô, các em nhỏ. Chúng tôi cũng ngồi viết những lời chúc sức khỏe an lành dành cho bố mẹ, ông bà, và các bác….rồi bắt đầu mặc quần áo chỉnh tề và ngồi thưởng thức trái cây chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới sắp tới.

Và chỉ còn mười lăm phút nữa thôi, năm mới sẽ đến, khung cảnh trong nhà rực rỡ hẳn lên. Đèn nhấp nháy ở cây quất, cây cúc được bật sáng trưng. Xung quanh, nhà ai cũng đang bật sáng và mở những bài hát vui nhộn, những bài hát về mùa xuân, bài hát Happy New Year,…Làm cho không khí tết càng thêm rộn ràng. Các đứa nhỏ cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Ai nấy cũng vui vẻ hơn hẳn. Bố mẹ tôi cũng ra đứng trước cửa nhìn lũ trẻ mà cười tươi.

Đồng hồ điểm mười hai giờ, pháo bông bắn tung trời, bố tôi bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa. Và háo hức nhất đó chính là lúc bố mẹ lì xì cho chúng tôi những bao phong bì đỏ chói. Chúng tôi chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ.

Sau đó, các bác hàng xóm sang nhà tôi, chúc tết gia đình chúng tôi và bố tôi cùng đi theo các bác để đi chúc tết các gia đình khác. Nhìn khủng cảnh này chao ôi sao ấm áp quá. Năm nào tôi cũng cố gắng thức để cùng hưởng trọn cái không khí vui vẻ và ấm cúng bên gia đình, cùng nhau đón giao thừa.

Tôi nghĩ, đêm giao thừa dù bạn có ở đâu xa thì cũng hãy về tụ họp bên gia đình vì đó là nơi ấm ấp nhất, hạnh phúc nhất luôn chào đón ta. Giao thừa là thời khắc đẹp nhất của năm mang lại nhiều điều may mắn và hương vị cho chúng ta.

17 tháng 2 2019

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.
Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.
Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.
Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …
 
Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.
Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.
Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.
Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.
Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.
Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.
Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.
Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.
Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.
Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

17 tháng 2 2019

Tham khảo thôi nha !

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.

Bài làm

Cơ quan sinh  dưỡng của cây rêu gồm có lá, rễ chưa có thân chính thức.Trong thân và lá của cây rêu chưa có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử có cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây rêu. 

# Chúc bạn học tốt #

17 tháng 2 2019

Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có thân và lá chưa có rễ chính thức. Trong thân và lá của cây rêu chưa có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử. Ngọn có cơ quan sinh sản ở cây rêu.

Chúc bạn hc tốt nhé @.@ !!!

Vào một buổi sáng chủ nhật, ba cho em và em trai đi chơi công viên. Khung cảnh buổi sáng ở đây thật là đẹp.
Bầu trời cao vút, trong xanh như một chiếc màn khổng lồ bao bọc khắp thế gian, được trang trí bởi nhứng đám mây trắng, xốp trôi bồng bềnh như một đàn cừu non đang gặm cỏ. Nắng lên, vạn vật như bừng tỉnh, những chú chim bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo, líu lo tạo nên bản giao hưởng "Chào đón ngày mới bắt đầu".
Những luống hoa Mào Gà, Cúc, Thược Dược...thi nhau khoe áo mới, những chiếc áo rực rỡ sắc màu, hẵng còn đọng đầy sương làm mê hoặc lũ ong bướm dập dờn tới lui. Hai bên đường đi là những tán lá cây xanh mát đang rì rào chuyện trò với nhau trong làn gió sớm. Ông mặt trời tươi cười rạng rỡ, không còn cảm giác uể oải sau một đêm dài ngủ say, ông thả vài tia nắng non tinh nghịch chạy đuổi nhau trên trên những bãi cỏ xanh quanh chiếc hồ lớn ở giữa công viên. Những tia nắng sớm của ông chiếu xuống mặt hồ trong vắt, phản chiếu thành vô số những đốm tròn lấp lánh như những đồng tiền bạc. Trong làn gió nhè nhẹ của buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn những con sóng nhỏ nhìn như nước đang rung rinh làm cho bóng cây, ghế đá...in trên mặt nước cũng như rung rinh theo.
Đằng xa các bà, các cô đang cùng tập luyện bài múa quạt tập thể, những cánh quạt lên, xuống trông như những cánh bướm dập dờn bay. Còn các ông, các chú đang tập Thái cực quyền với những dộng tác dẻo dai, khỏe mạnh. Em và em trai cùng các bạn nhỏ khác cùng chạy quanh hồ, thi nhảy dây, rồi cùng chơi bập bênh, xích đu và chơi cầu trượt, trò mà em trai em rất thích. Khi nắng lên cao, sau những hoạt dộng thể thao, thư giãn chúng em theo chân ba cùng các bà, các ông ra về.
Đi công viên vào sáng sớm thật thích, được ngắm cảnh đẹp, được hít thở không khí trong lành và thao hồ chạy nhảy, đùa vui. Em rất thích công viên và mong vào mỗi buổi sáng ngày nghỉ sẽ được ba cho đến đây.

17 tháng 2 2019

Vào một buổi sáng chủ nhật, ba cho em và em trai đi chơi công viên. Khung cảnh buổi sáng ở đây thật là đẹp.
Bầu trời cao vút, trong xanh như một chiếc màn khổng lồ bao bọc khắp thế gian, được trang trí bởi nhứng đám mây trắng, xốp trôi bồng bềnh như một đàn cừu non đang gặm cỏ. Nắng lên, vạn vật như bừng tỉnh, những chú chim bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo, líu lo tạo nên bản giao hưởng "Chào đón ngày mới bắt đầu".
Những luống hoa Mào Gà, Cúc, Thược Dược...thi nhau khoe áo mới, những chiếc áo rực rỡ sắc màu, hẵng còn đọng đầy sương làm mê hoặc lũ ong bướm dập dờn tới lui. Hai bên đường đi là những tán lá cây xanh mát đang rì rào chuyện trò với nhau trong làn gió sớm. Ông mặt trời tươi cười rạng rỡ, không còn cảm giác uể oải sau một đêm dài ngủ say, ông thả vài tia nắng non tinh nghịch chạy đuổi nhau trên trên những bãi cỏ xanh quanh chiếc hồ lớn ở giữa công viên. Những tia nắng sớm của ông chiếu xuống mặt hồ trong vắt, phản chiếu thành vô số những đốm tròn lấp lánh như những đồng tiền bạc. Trong làn gió nhè nhẹ của buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn những con sóng nhỏ nhìn như nước đang rung rinh làm cho bóng cây, ghế đá...in trên mặt nước cũng như rung rinh theo.
Đằng xa các bà, các cô đang cùng tập luyện bài múa quạt tập thể, những cánh quạt lên, xuống trông như những cánh bướm dập dờn bay. Còn các ông, các chú đang tập Thái cực quyền với những dộng tác dẻo dai, khỏe mạnh. Em và em trai cùng các bạn nhỏ khác cùng chạy quanh hồ, thi nhảy dây, rồi cùng chơi bập bênh, xích đu và chơi cầu trượt, trò mà em trai em rất thích. Khi nắng lên cao, sau những hoạt dộng thể thao, thư giãn chúng em theo chân ba cùng các bà, các ông ra về.
Đi công viên vào sáng sớm thật thích, được ngắm cảnh đẹp, được hít thở không khí trong lành và thao hồ chạy nhảy, đùa vui. Em rất thích công viên và mong vào mỗi buổi sáng ngày nghỉ sẽ được ba cho đến đây.