K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2022

Lương Thế Vinh

30 tháng 3 2022

Tham khảo
Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến. Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo.

30 tháng 3 2022

tham khảo

 

Ngày 8/2 tức mùng 4 Tết Kỷ Hợi, khu di tích Chiến thắng Ngọc Hồi,  xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, (Hà Nội) đã đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố và tổ chức lễ kỷ niệm 230 năm Quang Trung chiến thắng quân Thanh xâm lược.Chú thích ảnh

Lễ hội kỉ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi.

Chú thích ảnh

Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố chiến thắng Ngọc Hồi mùa xuân Kỷ Dậu.

Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi ghi dấu ấn công lao người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn quật cường đã cùng với nhân dân Ngọc Hồi chiến đấu đánh đuổi quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789, giải phóng đất nước.Lịch sử ghi lại, vào những ngày Tết năm 1789, trong lúc tướng giặc Tôn Sĩ Nghị cùng quân lính mải mê chuẩn bị ăn Tết thì Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã trịnh trọng làm lễ đăng quang, đặt niên hiệu Quang Trung, rồi thân chinh thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc Hà.Đồn Ngọc Hồi là cứ điểm quan trọng của quân Thanh, then chốt nhất trên con đường thiên lý Bắc Nam để vào kinh thành, có vai trò quyết định cho toàn bộ cuộc chiến này. Nhận rõ tầm quan trọng của đồn Ngọc Hồi, Vua Quang Trung quyết định chọn vị trí này để tấn công lớn nhằm tiêu diệt phần lớn sinh lực địch để giành thắng lợi cuối cùng.Chú thích ảnh

Nơi thờ vua Quang Trung trong chùa Ngọc Hồi

Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện, đồn Ngọc Hồi là nơi có vị trí then chốt, tập trung nhiều quân tinh nhuệ và tướng giỏi của Tôn Sĩ Nghị. Phía ngoài đồn Ngọc Hồi, quân địch bố trí bãi chướng ngại dày đặc, trong đó có chông sắt và địa lôi, nhằm ngăn cản tượng binh, không cho tiến sát vào chiến lũy.Sau khi nắm tình hình, biết được thời cơ đã đến, Vua Quang Trung quyết mở cuộc tập kích chiến lược với sự tham gia của quân binh. Chỉ trong rạng sáng ngày 5 Tết, toàn bộ quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt, mở đường cho đoàn quân của Quang Trung tiến vào đánh đồn Khương Thượng - Đống Đa, giải phóng kinh thành Thăng Long.Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi liên quan chặt chẽ với lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch hàng năm và trở thành ngày lễ hội lớn của nhân dân Thủ đô bao đời nay.Chú thích ảnh

Tượng đài Chiến thắng Ngọc Hồi với hình ảnh 3 mũi tên đồng hướng thẳng về phía kinh thành

Tượng đài chiến thắng Ngọc Hồi với hình ảnh biểu trưng "Ba mũi tên đồng" tọa lạc gần đường quốc lộ 1A và chùa Ngọc Hồi. Tượng đài được xây dựng năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 1989).Từ đó đến nay, khu tưởng niệm này mỗi dịp xuân về là nơi nhắc lại truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu. Lễ hội Chiến thắng Ngọc Hồi được tổ chức năm nay với nhiều hoạt động văn nghệ phong phú, đa dạng thu hút hàng nghìn người trong và ngoài huyện Thanh Trì tham gia.
30 tháng 3 2022

Tháng 6/1786 : Sự kiện : Hạ thành Phú Xuân,giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

Ngày 21-7-1786: 

Sự kiện : Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Kết quả : Quân Tây Sơn giành thắng lợi và lật đổ chính quyền họ Trịnh. 

Giữa năm 1788 : Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

 

30 tháng 3 2022

tham khảo

Hiến Ti Còn gọi là Ti Hiến, tên đầy đủ là Hiến sát sứ ti hoặc Thanh hình Hiến sát sứ ti, một trong "Tam ti", tức 3 cơ quan quản lý cấp trấn thời Lê (1428-1787), bắt đầu đặt từ năm Hồng Đức thứ 2 (năm 1471), Hiến ti là cơ quan thực hiện cả chức năng tư pháp và hành pháp, có nhiệm vụ tố giác việc làm sai trái hay vi phạm ..

30 tháng 3 2022

hộ tịch, hành chính, thuế khóa

30 tháng 3 2022

đang thi thì tự lm

30 tháng 3 2022

30 tháng 3 2022

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.

30 tháng 3 2022

Ngày 21 tháng 12 năm 1786, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở về việc quân Tây Sơn bỏ Thăng Long rút lui về Tam Điệp. Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lập tức thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Khi xuất quân, Quang Trung đã “tính sẵn phương lược” đánh quân thù “Phương lược” đó là hành quân thần tốc để giáng đòn bất ngờ sấm sét tiêu diệt đại quân Thanh. Nước nhà chỉ thật sự độc lập, ta chỉ thật sự làm chủ đất nước, khi không còn bóng dáng một tên xâm lược nào trên lãnh thổ nước ta. Tiêu diệt sạch sành sanh quân thù để “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

30 tháng 3 2022

Cố đô Huế do triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Quần thể di tích Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách hài hòa với kiến trúc thành quách phương Đông. Được khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn thành vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

29 tháng 3 2022

vì người cầm đầu là quang trung

29 tháng 3 2022

Vì Quang Trung là người cầm đầu

29 tháng 3 2022

refer

 Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

29 tháng 3 2022

REFER

 Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.

Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

29 tháng 3 2022

Nhà Nguyễn xây dựng cơ đồ trên đất Đàng Trong đã có sự tác động tích cực đến sự phát triển của Đàng Trong nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng trong các thế kỷ XVI - XVII và đầu XVIII. Song với bộ máy hành chính cồng kềnh do thực hiện chế độ mua quan, bán tước, điều đó đồng nghĩa với việc người dân phải nai lưng làm việc để nuôi đội ngũ quan lại. Quan lại càng đông thì nạn nhũng nhiễu, tệ bớt xén, hối lộ càng đè nặng lên cuộc sống của người dân, làm cho sự phân hóa xã hội diễn ra gay gắt. Từ năm 1744, khi Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng dinh phủ quy mô to lớn, lộng lẫy. Các gia đình quý tộc, quan lại cao cấp ăn chơi xa xỉ, đời sống của nhân dân càng gặp nhiều khó khăn. Sau khi Nguyễn Phúc Khoát mất (1765), Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi, quyền hành rơi vào tay Trương Phúc Loan, nạn nhũng nhiễu, vơ vét, đục khoát nhân dân càng trở nên trầm trọng.

Để cung đốn cho triều đình và cuộc sống xa hoa của quan lại, triều đình đã áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề. Đến nửa sau thế kỷ XVIII, ở Chính Dinh đã chứa đựng sự bất ổn do “luôn mấy mùa đói kém, lại phải đánh trận bắt lính không thôi, quân dân lìa lòng, sùng sục mong làm loạn” (Lê Quý Đôn toàn tập, tập I). Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc.

Trong bối cảnh ấy, năm 1771, tại đất Quy Nhơn đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dưới khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” chiếm cứ một nửa đất Đàng Trong, cô lập Thuận Hóa. Nắm được tình hình hỗn loạn ở Đàng Trong, năm 1774 chúa Trịnh Sâm cử Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt đem quân vào đánh chúa Nguyễn. Trước sức tấn công của quân Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy vào Gia Định. Ngày 30/1/1775, quân Trịnh chiếm dinh phủ Phú Xuân, Hoàng Ngũ Phúc được kiêm kĩnh Trấn thủ xứ Thuận Hóa, bắt đầu thời kỳ cai trị của chính quyền Lê - Trịnh trong vòng hơn 10 năm.

Đội ngũ quan quân chúa Trịnh đã áp dụng chính sách cai trị theo kiểu quân quản khắc nghiệt. Từ chủ tướng cho đến binh sỹ đều nhanh chóng bộc lộ bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến thống trị vào buổi suy tàn chẳng khác quan quân chúa Nguyễn trước đó. Hơn 10 năm cai trị của chính quyền Lê - Trịnh, cả Thuận Hóa vẫn không vượt qua được tình trạng khủng hoảng. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực. Kinh tế - xã hội sa sút. Mâu thuẫn giai cấp càng thêm gay gắt. Nhân dân hướng về phong trào Tây Sơn với hy vọng thời cuộc sẽ thay đổi.

29 tháng 3 2022

Refer

Trong bối cảnh ấy, năm 1771, tại đất Quy Nhơn đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dưới khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” chiếm cứ một nửa đất Đàng Trong, cô lập Thuận Hóa. Nắm được tình hình hỗn loạn ở Đàng Trong, năm 1774 chúa Trịnh Sâm cử Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt đem quân vào đánh chúa Nguyễn. Trước sức tấn công của quân Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy vào Gia Định. Ngày 30/1/1775, quân Trịnh chiếm dinh phủ Phú Xuân, Hoàng Ngũ Phúc được kiêm kĩnh Trấn thủ xứ Thuận Hóa, bắt đầu thời kỳ cai trị của chính quyền Lê - Trịnh trong vòng hơn 10 năm.