K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

Đến giữa thế kỷ 19, lãnh thổ nước Mỹ gồm có 36 bang, chia làm 2 vùng rõ rệt[6]:

  • Miền Bắc phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, kinh tế trại chủ nhỏ dựa trên chăn nuôi và sản xuất lúa mì.
  • Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền (chủ yếu là trồng bông) dựa trên sự bóc lột lao động nô lệ (chủ yếu là người da đen)

Chế độ nô lệ bị các nhà tư bản công nghiệp miền Bắc coi là vật cản trở kinh tế phát triển, bởi lao động nô lệ không được tự do khiến cho họ không thể tham gia sản xuất công nghiệp trong các nhà xưởng. Ngoài ra, việc dồi dào nhân công nô lệ giá rẻ khiến các bang miền Nam không chịu mua các sản phẩm máy móc từ các nhà tư bản công nghiệp ở miền Bắc. Ngược lại, các chủ trang trại miền Nam kiên quyết đòi duy trì chế độ nô lệ, bởi nếu không có lao động nô lệ thì các trang trại của họ sẽ không còn nhân công lao động[6].

Vào những năm 1850, nước Mỹ bành trướng lãnh thổ sang miền Tây là vùng rộng mênh mông để phát triển nền kinh tế của mình. Cả hai miền đều coi miền Tây như vùng dự trữ của mình, nhưng họ muốn phát triển vùng này theo hai hướng khác nhau: công nghiệp tư bản chủ nghĩa hoặc chế độ nô lệ đồn điền. Điều này càng đẩy mâu thuẫn giữa 2 miền lên cao. Khi mâu thuẫn giữa hai bên còn chưa gay gắt thì hai miền còn thỏa hiệp với nhau qua thỏa ước Misouri và thỏa ước 1850 (cho phép miền Nam một số bang có nô lệ, miền Bắc không có nô lệ), nhưng sự thỏa hiệp không kéo dài lâu.

Ngoài ra, cuộc nội chiến cũng phản ảnh cuộc sự mâu thuẫn về chế độ tập quyền (quyền hành tập trung ở chính quyền liên bang) được đảng Cộng Hòa (chiếm đa số ở miền Bắc) ủng hộ và chế độ phân quyền (quyền hành được chia cho các tiểu bang) được ủng hộ bởi Đảng Dân chủ (chiếm đa số ở miền Nam). Sự mâu thuẫn này đã kéo dài từ khi Hoa Kỳ mới lập quốc[6].

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ nội chiến là cuộc bầu cử Tổng thống 1860. Trong cuộc bầu cử 1860, Ðảng Cộng hòa do giới tư sản công nghiệp hậu thuẫn với ứng cử viên Abraham Lincoln đã đắc cử Tổng thống. Sự thắng lợi của Ðảng Cộng hòa với chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ làm cho chủ nô và các bang miền Nam bất bình, họ tuyên bố tách khỏi liên bang. Còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến nội chiến là nhu cầu thủ tiêu nền kinh tế đồn điền ở miền Nam, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.[7]

Nhà hát Ford, Washington, D.C. Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln bị ám sát vào Thứ sáu Tuần Thánh, ngày 14 tháng 4 năm 1865, khi ông đang xem vở kịch, Our American Cousin tại Nhà hát Ford khi cuộc nội chiến Mỹ đã sắp kết thúc.

-Còn nguyên nhân ông chết vẫn còn là một bí ẩn của nước Mĩ chưa thể giải đáp

20 tháng 9 2021

Nhà hát Ford, Washington, D.C. Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln bị ám sát vào Thứ sáu Tuần Thánh, ngày 14 tháng 4 năm 1865, khi ông đang xem vở kịch, Our American Cousin tại Nhà hát Ford khi cuộc nội chiến Mỹ đã sắp kết thúc.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Sử 10 - Sự tiến hóa của loài người | Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum

Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?A. Loài vượn người.                              B. Người tinh khôn.C. Loài vượn cổ                                     D. Người tối cổ.Câu 2: Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?A. Nghệ An                                B. Thanh HoáC. Cao Bằng                              D.Lạng SơnCâu 3: Đặc điểm nào dưới đây là...
Đọc tiếp

Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?

A. Loài vượn người.                              B. Người tinh khôn.

C. Loài vượn cổ                                     D. Người tối cổ.

Câu 2: Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?

A. Nghệ An                                B. Thanh Hoá

C. Cao Bằng                              D.Lạng Sơn

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?

A. Biết sử dụng công cụ bằng đồng B. Đã biết chế tạo công cụ lao động

C. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi D. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân

Câu 4: Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?

A. Đồ đá cũ.
B. Đồ đá giữa
C. Đồ đá mới
D. Đồ đồng thau

Câu 5: Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của:

A. Người vượn cổ
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn.
D. Người hiện đại

Câu 6: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?

A. Tự chuyển hoá mình
B. Tự tìm kiếm được thức ăn
C. Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước
D. Tự cải tạo thiên nhiên

Câu 7: Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của người nguyên thuỷ?

A. “Ăn long ở lỗ”                                    B. “Ăn sống nuốt tươi”

C. “Nay đây mai đó”                               D. “Man di mọi rợ”

Câu 8: Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người nào?

A. Người vượn cổ
B. Người tối cổ
C. Người vượn
D. Người tinh khôn

Câu 9: Đặc điểm của người tinh khôn là gì?

A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

B. Là Người tối cổ tiến bộ.

C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.

D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

Câu 10: Khi Người tinh khôn xuất hiện thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?

A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Da vàng, trắng, đen

Câu 11: Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người là gì?

A. Từ vượn thành vượn cổ.

B. Từ vượn cổ thành người tối cổ .

C. Từ người tối cổ thành người tinh khôn.

D. Từ giai đoạn đá cũ sang giai đoạn đá mới.

Câu 12: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?

A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

1
24 tháng 9 2021

1C; 2B; 3D; 4A; 5B; 6C; 7A; 8D; 9A; 10D; 11B; 12C

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tại vì: thời xưa đã xuất hiện cháy rừng và núi lửa, thì trong đám tro tàn sau những vụ cháy rừng hay trong đám nham thạch do núi lửa phun ra, người ta nhặt được những thỏi đồng đã bị nóng chảy và vón cục lại. Đó là đồng đỏ. 

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Đặc trưng: Là cái nôi của nền văn học Việt Nam, có truyền thống hiếu học lâu đời, thủy chung và kiên cường .... VD: Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới.

Câu 2:

Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”;  triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)

Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

P/S: Cuối cùng cx gặp đc đồng hương =))