K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

31 tháng 8 2021

Bạn tham khảo:

Quang Dũng là nhà thơ lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Quang Dũng. Quang Dũng viết Tây Tiến vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một làng ven con sông Đáy hiền hòa. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc... Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng” trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ mà vinh quang.

Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt - Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh không mọc tóc” ấy, đã từng vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu.

Hai câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã thương yêu:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ không thể nào nguôi được, nhớ da diết đến quặn lòng, đó là nỗi nhớ “chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Hai chữ “xa xôi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng.

Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải. Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc... Nó gợi trí tò mò và háo hức của những chàng trai “Từ thuở mang gươm đi giữ nước - Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Đoàn binh hành quân trong sương mù giữa núi rừng trùng điệp:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Bao núi cao, đèo cao, dốc thẳng dựng thành phía trước mà các chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua.

Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập ghềnh , dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn đến vực sâu. Các từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đặc tả gian khổ, gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời!”. Đỉnh núi mù sương cao vút. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới "Khó khăn nào cũng vượt qua - Kẻ thù nào cũng đánh thắng!”. Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”, hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ — chiến sĩ.


 
Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả sự êm dịu, tươi mát, của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.

Ta trở lại đoạn thơ trên, gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

“Chiều chiều...” rồi “đêm đêm” luôn có những tiếng gầm thét, những âm thanh ấy khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng. Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới. Quang Dũng cũng nói đến sự hi sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời...

Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hi sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi lụy, thảm thương.

Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết, như lời nhắn gửi của một khúc tâm tình, như tiếng hát của một bài ca hoài niệm, vừa bâng khuâng, vừa tự hào:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

“Nhớ ôi!” là tình cảm dạt dào, là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến “đoàn binh không mọc tóc”. Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản Mường với “cơm lên khói”, với “mùa em thơm nếp xôi” có bao giờ quên? Hai tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, có hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. Cũng nói về hương nếp, hương xôi, về “mùa em” và tình quân dân, sau này Chế Lan Viên viết trong bài Tiếng hát con tàu.

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
...
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.

“Nhớ mùi hương”, nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào Tây Bắc thân yêu.

Mười bốn câu thơ trên đây là phần đầu bài Tây Tiến, một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...”. Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là ở sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng vẫn giữ được giá trị của mình.

31 tháng 8 2021

Em cảm ơn nhiều ạ

 

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 

            Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.

            Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.

            Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?

            “Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao. 

            Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.

            Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng. 

            Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.

            Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.

            Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.

            Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.

            Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?”

                             (Hoàng Anh Tú, Hội chứng bệnh nhân 17, Vietnamnet, ngày 14/3/2020) 

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “Hội chứng bệnh nhân 17” thực chất là gì?

Câu 3: Kể ra ít nhất ba hậu quả mà “Hội chứng bệnh nhân 17” gây ra?

Câu 4: Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả hay không? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 3-5 dòng)

1
31 tháng 8 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Thực chất là sự ''cẩn thận, kì thị và lo lắng'' quá mức của người dân HN khi nghe tin về bệnh nhân 17

3. Người dân khu liên đới bị kì thị, các cuộc hẹn bị ''delay'', người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, những cuộc ''di cư'' khỏi HN ngay trong đêm... (Bạn có thể chép cả câu văn chứa các ý này nhé!)

4. Mình đồng ý với quan niệm này. Cẩn thận trong mùa dịch là đúng, nhưng đôi khi cẩn thận quá mức lại thành không cần thiết. Không phải đôi khi người sống trong khu liên đới cũng bị nhiễm dịch, nghe tin đồn là không đúng. Chúng ta cần sáng suốt, tỉnh táo và chọn lọc những thứ cần thiết để trở thành một người công dân thông thái nhé