K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cả ba VB bi kịch nêu trên đúng là đều đã mang lại cho người đọc/ người xem “những chấn động cảm xúc mạnh mẽ”: thương xót, lo lắng, ái ngại trước nghịch cảnh, kết cục bi đát, cái chết hoặc những mất mát khủng khiếp của các nhân vật Vũ Như Tô, Hăm-lét, Phéc-đi-năng/ Luy-dơ.

- Nhưng đó mới chỉ là hiệu ứng ban đầu và trên bề mặt. Sâu xa hơn, các vở bi kịch nêu trên đã khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, mỗi một khán giả có thể giải toả sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn mình tới cái cao cả, và có thêm động lực phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

 

 

Vũ Như Tô

Hành động:

- Tin vào sự “quang minh chính đại” trong việc làm của mình, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm; vẫn nuôi hi vọng xây đài

- Khi hiểu ra sự thật, thể hiện sự tuyệt vọng, chấp nhận cái chết.

Lời thoại: “Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai?”.

- Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mê muội, ảo tưởng.

- Nhân cách cứng cỏi, sống tình nghĩa với những người tri kỉ như Đan Thiềm.

Hăm-lét

Hành động:

- Đấu tranh nội tâm (đấu tranh với nghịch cảnh)

- Giả điên, chấp nhận sự hiểu lầm của người yêu để tìm cho ra sự thật.

Lời thoại: “Sống hay không sống - đó là vấn đề”

- Can đảm đối mặt với bản thân và nghịch cảnh

- Coi trọng lương tri và sự thật.

Phéc-đi-năng

Hành động:

- Bảo vệ Luy-dơ đến cùng.

- Dùng lời nói và hành động quyết liệt chống trả những lời nói, hành động ngang trái của Tể tướng Phôn Van-te dù người đó là cha mình.

Lời thoại: “- Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?” hoặc: “Xin Chúa cao cả chứng giám cho tôi. Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến một thủ đoạn của loài ma quỷ.”

- Trân trọng, tin tưởng ở tình yêu, người yêu.

- Trọng danh dự, công bằng.

- Can đảm, mạnh mẽ chống trả cường quyền bạo ngược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Cốt truyện

Xung đột

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Xoay quanh hành động chính: Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông không nghe vì không tin là mình có tội, bị căm ghét thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì đã muộn, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô đành chấp nhận ra pháp trường.

 - Xung đột giữa Vũ Như Tô, Đan Thiềm

- Xung đột giữa quân khởi loạn và dân chúng, thợ xây đài – triều đình Lê Tương Dực và Vũ Như Tô.

- Xung đột giữa quân khởi loạn triều đình Lê Tương Dực.

Sống hay không sống – đó là vấn đề

Cho rằng cái chết của vua cha là đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”; mặt khác, giả điên và lên kế hoạch để điều tra sự thật; phía vua Clô-đi-út cũng nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách đối phó với chàng.

- Xung đột giữa Hăm-lét - vua Clô-đi-út, hoàng hậu và bọn tay chân của Clô-đi-út.

- Xung đột giữa Hăm-lét với Ô-phê-li-a.

- Xung đột giữa sống – không sống trong nội tâm Hăm-lét.

Âm mưu và tình yêu

Cho rằng tình yêu Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ dẫn đến kết cục bất hạnh, nhạc công Mi-le khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu. Nàng không nghe vì đã dành trọn tình yêu cho Phéc-đi-năng (Hồi I - Cảnh 1). Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận tình yêu Phéc-đi-năng Luy-dơ, tìm mọi cách ngăn cản. Mâu thuẫn giữa các bên trở nên gay gắt và phức tạp.

- Xung đột giữa âm mưu và tình yêu

- Xung đột giữa Luy-dơ – Mi-le.

Xung đột giữa Luy-dơ, ông bà Mi-le - Tể tướng Phôn Van-te.

- Xung đột giữa Thiếu tá Phéc-đi- năng - Tể tướng Phôn Van-te.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là………………., học sinh lớp….., trường ……………….

Các bạn thân mến! Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Trên đây là phần giới thiệu của tôi về kịch bản văn học - văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch". Rất mong được sự góp ý của tấc cả các bạn. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Đặc điểm

Văn bản nghị luận về một kịch bản văn học:

Văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện:

Giống nhau

Nội dung và hình thức của 1 kịch bản văn học hoặc một tác phẩm phim truyện đều có nhiều khía cạnh, vấn đề có thể gợi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận.

Khác nhau

Nội dung chính: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch. Từ xung đột, cốt truyện và hành động của các nhân vật chính → Gửi gắm thông điệp về xã hội, vấn đề.

Nội dung chính thể hiện qua hình ảnh và hành động của nhân vật vì vậy ít chi tiết hơn là ngôn ngữ trong kịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Dụng ý:

+ Đưa dẫn chứng cụ thể để làm rõ và xác thực quá trình chuyển thể từ truyện sang phim.

+ Thể hiện ý kiến về hình tượng nước trong phim thông qua tác phẩm và giá trị hiện thực của người đạo diễn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận trong văn bản là: Nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, độc đáo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

+ Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

+ Đưa ra các luận điểm, nêu lí lẽ và phân tích các bằng chứng từ tác phẩm để hỗ trợ cho lí lẽ.

+ …