K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4

- Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. 

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

+ Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.

23 tháng 4

+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi 

+ Như con sông với chân trời đã xa

23 tháng 4

Bài của bạn này:

Trong xã hội hiện đại, quan niệm "việc nhà là của phụ nữ" đang dần lỗi thời và nhận phải nhiều ý kiến phản bác. Việc gán ghép trách nhiệm chăm sóc nhà cửa, nấu nướng, dọn dẹp cho phụ nữ là một tư tưởng sai lầm, bất công và cần được thay đổi.

Thứ nhất, quan niệm này xuất phát từ định kiến về vai trò giới lỗi thời. Theo đó, phụ nữ được xem là "phái yếu", cần ở nhà lo việc nội trợ, vun vén gia đình, trong khi đàn ông là "phái mạnh", gánh vác trách nhiệm kiếm tiền, lo toan bên ngoài. Tuy nhiên, quan niệm này đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nơi phụ nữ ngày càng khẳng định bản thân, tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống và có khả năng tài chính không thua kém đàn ông.

Thứ hai, việc nhà không hề đơn giản và tốn kém nhiều thời gian, công sức. Để chăm sóc tốt cho một gia đình, người phụ nữ phải đảm đương vô số công việc, từ nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc con cái đến việc lo toan các khoản chi tiêu. Đây là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo và tốn nhiều thời gian, sức lực. Gánh nặng việc nhà khiến phụ nữ không có thời gian cho bản thân, cho công việc và cho các hoạt động xã hội khác.

Thứ ba, việc gán ghép trách nhiệm việc nhà cho phụ nữ là bất công và thiếu sự chia sẻ. Gia đình là tổ chức chung của cả vợ và chồng, do đó việc nhà cũng cần được chia sẻ đồng đều giữa hai người. Cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm vun vén, chăm sóc tổ ấm của mình. Việc phân chia công việc nhà một cách hợp lý sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện để họ phát triển bản thân và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.

Hơn nữa, việc nhà cũng có thể được chia sẻ bởi các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái. Khi con cái trưởng thành, chúng cũng có thể phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, góp phần xây dựng tổ ấm chung. Việc cùng nhau làm việc nhà sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên bầu không khí đầm ấm và hạnh phúc.

Cuối cùng, xã hội hiện đại đã có nhiều thiết bị, dịch vụ giúp việc nhà trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, như máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén, dịch vụ giúp việc nhà... Việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho phụ nữ, tạo điều kiện để họ dành thời gian cho bản thân và cho những hoạt động quan trọng khác.

Việc nhà không chỉ là của phụ nữ. Đây là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Cần thay đổi quan niệm lỗi thời về vai trò giới, đồng thời chia sẻ công việc nhà một cách hợp lý để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển bản thân và có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Nãy máy mik lỗi hơi lâu thông cảm nha

 

 

23 tháng 4

TK:

Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”

Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành, năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta.

Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách.


Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập…

Đặc biệt, mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp”.