K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi… Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày.

10 tháng 3 2022

?????

10 tháng 3 2022

tham khảo

Đà Nẵng có một lợi thế rất lớn về địa hình và được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sinh vật có giá trị, là một trong những thành phố hiếm có trên thế giới về ĐDSH, nơi hội tụ sự đa dạng các hệ sinh thái rừng, biển và sông; với hơn 1.200km2 kể cả huyện đảo Hoàng Sa, diện tích rừng chiếm gần 50%, đường bờ biển 72km và trên 1.000ha diện tích lưu vực sông, hồ và vùng trũng. Thành phố có 2 khu bảo tồn thiên nhiên: Sơn Trà với hệ thực và động vật mang đặc trưng bán đảo và Bà Nà - Núi Chúa; khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân, một phần của vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật độc đáo.

Nằm ở phía Đông thành phố, Sơn Trà có thảm thực vật tự nhiên với 3 kiểu rừng. Hệ thực vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam. Tại đây đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, 287 loài động vật. Đặc biệt, giá trị bảo tồn nguồn gene có 22 loài thực vật và 15 loài động vật quý hiếm, trong đó quần thể Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của bán đảo Sơn Trà. Phía Tây thành phố là Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có thảm thực vật gồm có 5 kiểu sinh cảnh khác nhau. Hệ thực vật và động vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và Nam bao gồm 750 loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gỗ với 4 loài đặc hữu Việt Nam và 27 loài đặc hữu Trung bộ. Đặc biệt, quần thể Hồng Diệp và quần thể Đào Chuông được xem là biểu tượng bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi chúa.

Trong khi đó, vùng biển của thành phố ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ sinh thái quan trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự ĐDSH và phong phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng.

Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên ĐDSH của thành phố đã và đang bị suy giảm. Một số hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

10 tháng 3 2022

Bạn viết đúng nhưng có vẻ hơi dài nhỉ

I.      PHẦN ĐỊA LÍ1.   Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu-  Phân biệt thời tiết và khí hậu.-  Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên Trái đất.-  Nêu biểu hiện và biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu.2.   Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước-  Nêu được các thành phần của thủy quyển.3.   Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà-   Trình bày đặc điểm sông và hồ. Kể tên một...
Đọc tiếp

I.      PHẦN ĐỊA LÍ

1.   Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

-  Phân biệt thời tiết và khí hậu.

-  Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên Trái đất.

-  Nêu biểu hiện và biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu.

2.   Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

-  Nêu được các thành phần của thủy quyển.

3.   Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

-   Trình bày đặc điểm sông và hồ. Kể tên một số dòng sông và hồ lớn ở Việt Nam và trên Thế giới.

-   Trình bày đặc điểm nước ngầm và băng hà. Có ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt trên Trái đất.

4.   Bài 21: Biển và đại dương

-  Nêu và xác định trên bản đồ các đại dương Thế giới.

-  Trình bày được các dạng vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển)

5.     Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

- Trình bày đặc điểm các tầng đất, thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất và sự phân bố một số nhóm đất chính trên Trái đất.

1
10 tháng 3 2022

cần bài nào mới nhờ thôi nha

10 tháng 3 2022

làm tất mấy cái gạch đầu dòng ạ!

10 tháng 3 2022

để phòng tránh phòng ngừa ứng phó và khắc phục hậu quả như :
                                                                                                                   
  theo dõi bản tin dự báo thời tiết hàng ngày,  diễn tập phòng tránh thiên tai ,  sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi các vùng nguy hiểm,  tổ chức lại sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại Nếu thiên tai xảy ra , ........   ( bạn có thể thêm ) 

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

1. Ứng phó với Bão và Áp thấp nhiệt đới:

- Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát nhằm hạn chế tốc mái khi có bão, áp thấp nhiệt đới.

- Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Nhà kiên cố vẫn có thể bị tàn phá cho dù không bị sập.

- Không ra ngoài khi có mưa lớn, gió mạnh để tránh bị cây ngã đỗ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.

- Nên chủ động sơ tán người, tài sản đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản.

- Khi đang đi trên đường thì nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo... dễ bị tai nạn.

- Khi đang ở trên tàu thuyền: thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí, cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

- Đối với tàu thuyền đang ở xa bờ biển: cần điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới theo dự báo hướng dẫn của cơ quan chức năng; điều khiển tàu thuyền chống đỡ với sóng cao, gió mạnh trong vùng gần tâm bão, áp thấp nhiệt đới.

- Tàu thuyền đang ở ven bờ, gần bờ biển và trên sông: phải di chuyển vào bờ, vào bến cảng tìm nơi trú ẩn an toàn, neo đậu tàu thuyền đúng kỹ thuật để không bị hư hỏng khi có sóng to, gió lớn. Tuyệt đối không để ngư dân, thuyền viên ở lại tàu thuyền trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới.

- Neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn tránh va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp tàu thuyền.

- Dự trữ lương thực, thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại dụng cụ đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa lớn, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm dễ gây dịch bệnh...

- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản nuôi trồng trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại.

2. Ứng phó với triều cường:

- Chủ động nâng cao nền nhà thấp trũng, nếu không có điều kiện kinh tế thì xem xét địa hình để xây tường chắn bao quanh nhà hoặc đắp cao bờ bao trong phần đất của mình để đề phòng nước tràn vào nhà, đồng thời bảo vệ vườn cây, ao cá khi có triều cường.        

- Thường xuyên theo dõi tình hình dự báo, cảnh báo của cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp phòng tránh.

- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản nuôi trồng đề phòng mưa lớn, ngập lụt lớn gây thiệt hại; bảo vệ, di chuyển vật nuôi, gia súc, gia cầm đến khu vực an toàn.

- Kiểm tra an toàn điện trong nhà, di dời hóa chất, thuốc trừ sâu, các thiết bị điện tử... ra khỏi nơi có nguy cơ ngập lụt.

- Ở những vùng có khả năng ngập sâu, cần chuẩn bị kế hoạch sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các loại vật dụng quan trọng khác; sắp xếp đồ đạc và tài sản trong nhà cao hơn mực nước dự báo.

- Trong khi có triều cường: thận trọng đối với các con vật nguy hiểm như rắn, rết, nhện... có khả năng di chuyển đến nơi khô ráo, trên cao.

- Cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn là không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ.

- Tuân theo biển báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của những người có trách nhiệm.

- Không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, rạch lớn.

- Ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước.

- Sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài.

- Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập.

- Cung cấp kịp thời tình trạng ngập lụt tại khu vực sinh sống cho các cơ quan chức năng, báo, đài, chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời.

3. Ứng phó với sạt lở:

- Không xây dựng nhà cửa, kho hàng, vật kiến trúc và lập các bến bãi sát mép bờ…; không khai thác cát trái phép trên sông tạo nên hàm ếch làm thay đổi dòng chảy gây nên tình trạng sạt lở; không xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung,  không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép; không neo đậu tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ.

- Thường xuyên theo dõi tin tức về các đợt mưa lớn kéo dài, triều cường, diễn biến sạt lở; chú ý quan sát và phát hiện những dấu hiệu lạ (cây cối nghiêng, vết nứt, lún nền đất). Khi thấy dấu hiệu lạ phải báo ngay cho chính quyền địa phương và người xung quanh khu vực để kịp thời sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các loại vật dụng quan trọng khác; di chuyển đồ đạc và tài sản trong nhà đến nơi an toàn.

- Tăng cường trồng cây chống sạt lở dọc theo mép bờ sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ sông.

Khi xảy ra sạt lở: sơ tán khẩn trương người và tài sản, không cố cứu vớt tài sản đã bị cuốn trôi, cần bảo vệ tính mạng là trước tiên; chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn, có dấu hiệu không bình thường. Nếu ở gần khu vực đang xảy ra sạt lở, không nên tò mò tới gần khu vực đó.

4. Ứng phó với động đất:

- Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường.

 - Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, khóa gaz trong nhà.

- Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính.

- Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích.

- Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát... nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà.

- Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm.

- Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; lưu nhớ số điện thoại cấp cứu, chữa cháy và cảnh sát cơ động.

- Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào góc phòng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần.

- Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, dùng đèn pin, tránh dùng nến vì dễ xảy ra hỏa hoạn.

 

- Nếu trong sân vận động, nhà hát, khán phòng hội họp thì ngồi yên đến khi hết chấn động và bình tĩnh thoát ra ngoài theo trật tự.

- Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, cây to, pa nô quảng cáo, đường dây điện để tránh sập đổ. Nếu đang lái xe thì ngừng ở lề đường, tránh xa cột điện, gầm cầu.

- Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển.

- Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.

5. Ứng phó với sóng thần:

-  Khi đang ở trên biển, ven biển:

+ Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150 m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu.

+ Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng.

+ Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.

- Khi ở trên đất liền:

+ Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 1km trở lên; tuyệt đối không quay lại nhặt những thứ sót lại khi mực nước biển rút xuống, để ngắm và chụp ảnh.

+ Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 1 km trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán.

+ Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 1 km so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán.

+ Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

+ Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.

6. Ứng phó với lốc xoáy:

* Khi đang ở trên biển:

- Chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển.

- Khi thấy ổ mây giông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

- Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.

* Khi ở trên đất liền:

- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy.

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện...

- Khi trời mưa lớn kèm theo giông, cần sơ tán người già, phụ nữ và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn. Khi xảy ra lốc xoáy mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

7. Đối với Sét:

- Khi đang ở ngoài trời: tuyệt đối không trú mưa dưới các cây cao, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt...; ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.

- Khi đang ở trong nhà: đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước; không nên dùng điện thoại; nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền; nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1 m.

- Khi như bạn cảm thấy lông, tóc bị dựng lên (cảm giác như khi sờ tay trước mặt ti vi) thì có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi người xuống, chụm hai chân lại làm một và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

10 tháng 3 2022

Ngành công nghiệp ? việt nam hay cái j < nói rõ ra hơn > bạn nhé

10 tháng 3 2022

độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí
 - dụng cụ đo      : nhiệt kế
- nhiệt độ ko khí luôn thay đổi  ở những bề mặt tiếp xúc :
+ VÙNG VĨ ĐỌ THẤP : NHiệt đọ cao 
+ VÙNG VĨ ĐỘ CAO : nhiệt độ thấp 

10 tháng 3 2022

Nhiệt độ không khí là mức độ nóng hoặc lạnh của không khí 

10 tháng 3 2022

TK

Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me...

10 tháng 3 2022

Cây